K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2023

Cần gấp ạ

 

Nếu liên quan đến món ăn mình sẽ kể là món canh trứng cà chua của mẹ. Bởi đôi lúc mẹ đi làm về thật sự rất bận, không có thời gian để chuẩn bị những món ăn cầu kỳ cho gia đình thì bữa đấy sẽ có món canh trứng cà chua. Dù đơn giản nhưng cảm thấy rất ngon. Nó đong đầy tình thương và sự quan tâm của mẹ, dù bận đến thế nào mẹ cũng sẽ cố gắng lo cho mình những bữa ăn đầy đủ nhất.

15 tháng 11 2021

4 món ăn là:  phở bò Nam Định, nem nắm Giao Thủy, bánh gai Nam Định, bánh xíu páo

Đặt câu:  

- Xíu páo là loại bánh có vỏ mỏng như bánh trung thu nướng nhưng mềm và thơm hơn.

- Những nguyên liệu đã tạo nên một mùi vị khác biệt biệt mùi thơm của gạo, ngọt của sen và dừa.

_HT_

 Mình sinh ra và lớn lên ở Nam Định nên bạn cứ yên tâm là đúng nhé!

15 tháng 11 2021

4 món ăn đặc sản của tỉnh nam định là:

1. Phở bò

2. Bún đũa

3. Xôi xíu

4. Bánh Xíu Páo

Đặt câu:

- Em rất thích ăn phở bò

- Bà em nấu xôi xíu rất ngon

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý:

- Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí

- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện

- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết

- Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên

- Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài, kết bài

b. Câu văn theo em nên dùng dấu chấm lửng là:
Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc…

=> Dấu chấm lửng biểu đạt ý còn nhiều đức tính tốt đẹp của anh Kinh Đồng chưa được kể hết.

27 tháng 10 2016

Bạn tham khảo nhé

Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."

Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.

Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.

Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.

27 tháng 10 2016

4) nếu được viết lại " cuộc chia tay của nhưng con bup bê " em viết kết của bài trong khi người em chạy vào nhà để 2 con bup bê gần nhau với dòng tâm sự nhắn nhủ với người anh khi người mẹ lên gác gọi thì tình cờ nghe thấy nhưng điều đó và cả cha. Họ đã thay đổi suy nghĩ của bản thân.... Vì em muốn câu chuyện này đáp ứng được và bài học cho mọi người. Tuổi như Thành và Thủy thì cần tình yêu thương hơn là bị chia lìa.

27 tháng 10 2016

1)

Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó:

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."

Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình:

Yêu nhau như thể tay chân

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần.

Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.

Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.

2)

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.



 

27 tháng 10 2016

1)

Bài 1:Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng… còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.

Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi…

Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn… Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.

Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, – hành động theo tình yêu thương.

 

Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khoẻ cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.

Yêu nhau từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.

Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:

Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười

Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.

Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.


 

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế...
Đọc tiếp

Bài 1: Với đề bài Em hãy kể lại câu chuyện của chú bé Lượm theo đúng nội dung và ngôi kể trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu, bạn em định xây dựng bố cục cho bài viết như sau:

(I) Mở bài: Giới thiệu chung về Lượm và nỗi thương tiếc đối với chú bé liên lạc ấy.

(II) Thân bài: Kể lại chú bé Lượm hồn nhiên và anh dũng:

(1) Qua hồi ức về cuôc gặp gỡ giữa hai chú cháu Ở Huế trong những ngày đầu kháng chiến.

(2) (……)…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

( III) Kết bài: Cảm nghĩ người kể chuyện: Xót thương, cảm phục mà không thể nào quên hình ảnh người thiếu niên ngây thơ và dũng cảm.

Hãy điền vào dấu (….) một ý thích hợp, để làm bố cục bài trở nên đầu đủ, rành mạch và hợp lí

0
14 tháng 7 2023

Một sự việc có thật liên quan đến những người bác sĩ anh hùng trong đại dịch Covid-19 là câu chuyện về bác sĩ Li Wenliang tại Trung Quốc.

Bác sĩ Li Wenliang là một nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung tâm của thành phố Vũ Hán, nơi được cho là ổ dịch ban đầu của Covid-19. Vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, khi dịch bệnh vẫn chưa được công bố rộng rãi, bác sĩ Li đã gửi một tin nhắn trong một nhóm chat y tế, cảnh báo về một loại vi khuẩn tương tự như SARS đang lây lan trong bệnh viện.

Tuy nhiên, tin nhắn của bác sĩ Li đã bị chính quyền địa phương coi là "lá đồng" và bị buộc phải rút lại lời cảnh báo. Sau đó, ông bị cảnh sát đánh thuốc và buộc phải viết đơn xin lỗi vì đã "gây sợ hãi cho xã hội"

. Nhưng bác sĩ Li không ngừng cố gắng và tiếp tục công việc chữa trị bệnh nhân. Ông đã bị nhiễm bệnh và sau đó qua đời vào ngày 7 tháng 2 năm 2020, trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên của Covid-19

. Sau khi thông tin về cái chết của bác sĩ Li được công bố, dư luận quốc tế đã phản đối mạnh mẽ hành động của chính quyền Trung Quốc và coi ông là một anh hùng. Bác sĩ Li Wenliang đã trở thành biểu tượng của sự hy sinh và lòng dũng cảm của đội ngũ y bác sĩ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

16 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

16 tháng 6 2021

Tham Khảo:

Đã hơn hai năm trôi qua rồi mà hình ảnh buổi tựu trường đầu tiên không phai mờ trong kí ức của em. Sáng hôm ấy, mẹ gọi em dậy sớm. Sau khi tập thể dục và vệ sinh các nhân xong, em ra ăn sáng. Trong lòng em thấy rất phấn khởi và rất vui xen lẫn vào đó hơi có sự lo lắng, sợ hãi. Lần đầu tiên mặc bộ đồng phục của trường, em thấy mình lớn hẳn lên. Vào đúng 7 giờ, mẹ đưa em đến trường. Trường của em là trường Tiểu học Cát Linh. Đến trường, em thấy trường rất đông vui. Em thấy có bạn cầm cờ, cầm hoa. Ở trường tiểu học em thấy nhiều bạn hơn, nhiều cây hơn. Lúc đó mẹ em đưa em đến lớp 1G, lúc sau mẹ đi ra. Em thấy rất sợ, đúng lúc đó cô giáo ra vỗ về và an ủi em. Buổi chiều, tan học, mẹ lại đón em về nhà, em khoanh tay chào cô và ra về cùng mẹ. Buổi tựu trường của em là vậy đó.