K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé:

- Trong quá trình sinh sản cơ thể mới được hình thành không qua giảm phân.

- Cơ thể mới được hình thành từ các tế bào sinh dưỡng hoặc bào tử trong đó không phân biệt tính đực, cái.

- Cơ thể mới tạo thành giống hệt về đặc tính di truyền với bố, mẹ, cơ thể kém thích nghi với môi trường có những sự thay đổi.

3 tháng 1 2017

lộn lớp òy sorry m.n nhìu

1 tháng 6 2018

Đáp án cần chọn là: D

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa: (1); (3); (5).

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa: (2), (4)

23 tháng 4 2018

Chọn đáp án D.

Hình bên diễn tả quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.

Tổ hợp đúng là: (1), (3), (5)

- (2) sai, quan hệ hỗ trợ không có ý nghĩa là giúp duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường. Đây là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh.

- (4) sai, đây cũng là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh.

Câu 104. Chọn đáp án C.

Khi số lượng cá thể quá ít, biến động di truyền dễ xảy ra và làm biến đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Biến động di truyền làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định. Alen có hại có thể được giữ lại trong khi đó alen có lợi có thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể. Do vậy, biến động di truyền làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

A sai vì khi cá thể trong quần thể quá ít sẽ có thể không giao phối.

19 tháng 12 2018

Chọn D Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa là :

Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường.

Tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống.

Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa : (1). phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau. (2). kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường. (3). CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể. (4). biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống. (5). số lượng cá thể mang kiểu gen quy định...
Đọc tiếp

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa :

(1). phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau.

(2). kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường.

(3). CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể.

(4). biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống.

(5). số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi sẽ ngày một tăng do khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao.

(6). các cá thể mang những biến dị thích nghi với môi trường sẽ được CLTN giữ lại, các cá thể mang biến dị không thích nghi với môi trường sẽ bị CLTN đào thải.

(7). loài mới được hình thành dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.

Phương án đúng là 

A. (4), (6), (7).  

B. (1), (2), (4). 

C. (2), (5), (7). 

D. (1), (3), (4). 

1
12 tháng 6 2019

Chọn A

Phương án đúng là: (4), (6), (7)

(1) sai vì phần lớn các biến dị cá thể được truyền cho đời sau

(2) sai vì kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu hình thích nghi

(3) sai, ông cho rằng CLTN tác động lên từng cá thể

(5) sai, ông không đề cập tới khái niệm “kiểu gen”; ông cho rằng cá thể nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi với môi trường sẽ để lại nhiều con cháu hơn

Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản. II. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức...
Đọc tiếp

Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

II. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

III. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.

IV. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

1
23 tháng 10 2018

Đáp án A

Cả 4 phát biểu trên đều đúng

17 tháng 5 2018

Đáp án B

Đặc điểm của các loài có tốc  độ tăng trưởng quần thể chậm là: I,II

III sai, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn; IV sai, ít bị ảnh hưởng bởi nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường vì nếu bị ảnh hưởng nhiều thì cơ thể có sức sống kém.

23 tháng 7 2019

    - Ví dụ về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến, ong,… hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư…

    - Ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ, báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

    - Quan hệ hỗ trợ hay cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

      + Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn,… Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

      + Nhờ có cạnh tranh mà mật độ quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thài các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

26 tháng 4 2017

Chọn A

(1) Đúng. Đây là khái niệm CLTN. Trong đó, khả năng sinh sản của các cá thể là quan trọng nhất. Vì nếu sống sót nhưng không sinh sản được, sẽ vô nghĩa về mặt tiến hóa.

(2) Đúng. Chọn lọc tự nhiên loại bỏ các kiểu hình không tốt, giữ lại các kiểu hình thích nghi dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

(3) Sai. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể.

(4)  Sai. Chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

Cho các nhận xét sau: 1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. 2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể 3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. 4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy...
Đọc tiếp

Cho các nhận xét sau:

1. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

2. Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể

3. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

4. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống.

5. Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao.

6. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường.

7. Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

8. Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ J.

Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3  

B. 4  

C. 5

D. 6

1
23 tháng 12 2018

Chọn đáp án B.

Ý 1 đúng.

Ý 2 sai vì tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

Ý 3 sai vì tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.

Ý 4 đúng.

Ý 5 đúng.

Ý 6 sai vì mức độ sinh sản của quần thể sinh vật không những phụ thuộc thức ăn có trong môi trường mà còn phụ thuộc vào số lượng trứng hay con non của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời… và tỉ lệ đực/cái của quần thể.

Ý 7 đúng

Ý 8 sai vì đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.