K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2019

đáp án ;

Theo mình là chờ con chim bay đi

Học tốt

13 tháng 5 2019

Mk đuổi con chim đi để lấy nhánh cây và cũng không động vào con chim.

~ Học tốt ~ K cho mk nhé! Thank you.

Giải trí bằng một ít câu đố vui nha:Câu hỏi: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sôngcó rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ănnhững con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?Câu hỏi:1 người đi vào...
Đọc tiếp

Giải trí bằng một ít câu đố vui nha:

Câu hỏi: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sôngcó rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ănnhững con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?

Câu hỏi:1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật ko may cho ông ta khi bắtgặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông tacó 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên vàsau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?

Câu hỏi: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quátrọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng,tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làmsao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?

 

10
13 tháng 6 2016

câu hỏi: Cách đơn giản nhất để thoát khỏi cái hoàn cảnh này là không tưởng tượng nữa

câu hỏi: mình ko biếtbucminh

câu hỏi: Chỉ cần bác tài xuống xe và đi qua cầu

Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà ko chết. Tại sao (ko ai cứu hết)?Lịch nào dài nhất?Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả Con đường dài nhất là đường nào?Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt...
Đọc tiếp

Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà ko chết. Tại sao (ko ai cứu hết)?

Lịch nào dài nhất?

Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?

Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 

Con đường dài nhất là đường nào?

Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?

 Con gì đập thì sống, không đập thì chết?

Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ.Tại sao anh ta lại làm như vậy ?

 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?

 Quần rộng nhất là quần gì?

Xã đông nhất là xã nào?

: Con gì đầu dê mình ốc?

Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?

Môn gì càng thắng càng thua?

 Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?

 Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?

Chuột nào đi bằng hai chân?Vịt nào đi bằng hai chân?

 Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?

 Cái gì của chồng mà vợ thích cầm nhất?

Bạn làm việc gì đầu tiên mỗi buổi sáng?

Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?

Đang yêu mà người yêu chết gọi là tình ..

Tìm điểm sai trong câu: "dưới ánh nắng sương long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm"

Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếm đi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Câu hỏi tại sao

8

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

1. vì bả đi tàu ngầm

2. Lịch sử dài nhất

3.24 con

4.Đập con ma đỏ 2 lần con ma xanh sợ qá chết theo(chắc v có nghe qa rồi nhưng qên )

5.đường đời

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.g) Cây xà nu là một loài cây họ thông mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là một loài cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt Nói đến cây xà nu là ta hình dung ra con người Tây Nguyên với phẩm chất anh dũng, quật cường. Rừng xà nu là biểu tượng cho...
Đọc tiếp

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.

g) Cây xà nu là một loài cây họ thông mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là một loài cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt Nói đến cây xà nu là ta hình dung ra con người Tây Nguyên với phẩm chất anh dũng, quật cường. Rừng xà nu là biểu tượng cho người dân Xô Man. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu cũng gợi lên sự tiếp nối của thế hệ những người dân Xô Man: “Có những cây con vừa lớ ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi… Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đu lông mao, lông vũ”.

1
8 tháng 8 2017

g, Luận điểm và luận cứ nêu lan man, không đúng trọng tâm

Sửa: Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho người dân Xô- man

Hình ảnh cây xà nu trúng đạn như người dân Xô Man bị giết hại, nhưng sức sống vẫn mạnh mẽ “vươn lên đón ánh mặt trời… lông mao, lông vũ”. Qua đây, Nguyễn Trung Thành muốn khẳng định sự tiếp nối truyền thống đánh giặc của người dân Tây Nguyên.

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:Gửi con gái của ba!Hôm nay là tròn một tháng mà ba làm nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Chỉ còn vài ngày nữa là con gái yêu quý của ba chào đời, ba mong mỏi từng ngày để được nhìn mặt con gái yêu của ba. Con gái ba thông cảm cho ba, cho ba gửi lời xin lỗi tới hai mẹ con. Con gái ba chuẩn bị chào đời mà ba không về được, không thể cùng gia đình...
Đọc tiếp

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Gửi con gái của ba!

Hôm nay là tròn một tháng mà ba làm nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Chỉ còn vài ngày nữa là con gái yêu quý của ba chào đời, ba mong mỏi từng ngày để được nhìn mặt con gái yêu của ba. Con gái ba thông cảm cho ba, cho ba gửi lời xin lỗi tới hai mẹ con. Con gái ba chuẩn bị chào đời mà ba không về được, không thể cùng gia đình nhỏ chào đón con được.

Con gái yêu quý của ba. Ba là người lính biên phòng, mang trên vai nhiệm vụ bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong mùa dịch này, ba còn phải làm nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 nữa, ba không về được để cùng gia đình nhỏ chào đón con gái yêu. Ở nơi biên cương của Tổ quốc, ba ước trong những ngày tới, ngày mà con gái của ba sẽ chào đời để cùng gia đình nhỏ xây dựng hạnh phúc, niềm vui. Mong con gái yêu chào đời luôn mạnh khỏe, mau ăn chóng lớn, mong cho hai mẹ con luôn khỏe mỗi ngày.

Con gái yêu à.! Ba luôn yêu thương và nhớ về hai mẹ con. Hết dịch nài ba về với hai mẹ con sau nhé!

Ba yêu con!

(Thư một người lính gửi con khi đang làm nhiệm vụ chống dịch ở biên giới)

A.   Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

B.   Phong cách ngôn ngữ chính luận

C.   Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

D.   Phong cách ngôn ngữ hành chính

1
9 tháng 10 2018

Đáp án cần chọn là: C

TRUYỆN CƯỜI TOÀN CHỮ CCon chó cắn cụ ChánhCậu Cẩn con của cụ Chánh, cháu của cô Cúc, cháu của chú Chiến. Cậu Cẩn có con chó cỡ con chồn, cẳng con chó cao cỡ cẳng con cò, cổ cũn cỡn cỡ cổ con cóc. Cổ con chó cậu cột cái chuông. Cậu cưng con chó cùng cực, con chó cũng cưng cậu.Cứ chiều chiều cậu cõng con chó, cầm chiếc cần câu chăm chỉ câu cá chép cạnh chân cầu cuối cồn cát. Cậu...
Đọc tiếp

TRUYỆN CƯỜI TOÀN CHỮ C

Con chó cắn cụ Chánh

Cậu Cẩn con của cụ Chánh, cháu của cô Cúc, cháu của chú Chiến. Cậu Cẩn có con chó cỡ con chồn, cẳng con chó cao cỡ cẳng con cò, cổ cũn cỡn cỡ cổ con cóc. Cổ con chó cậu cột cái chuông. Cậu cưng con chó cùng cực, con chó cũng cưng cậu.

Cứ chiều chiều cậu cõng con chó, cầm chiếc cần câu chăm chỉ câu cá chép cạnh chân cầu cuối cồn cát. Cậu chăm chú canh chừng cước cần câu, chốc chốc cậu cất cao cần câu coi. Con cá chép cắc cớ cắn câu, cậu Cẩn cất cao cần câu, cậu cười.

Chốc chốc cả con cá chuối cũng cắn câu. Cậu Cẩn cầm con cá chuối chặt cổ, chìa cho con chó cưng của cậu. Con chó của cậu cắn cổ con cá chuối co cẳng chạy. Cậu Cẩn cất cần câu, cùng các cậu choai choai chơi cờ cạnh cổng chợ.

Chơi cờ chán chê, cậu cõng con chó, cầm con cá chép cậu chuồn. Cậu Cẩn cho con chó của cậu chui chuồng, cậu cầm con cá chép cậu cạo, cậu chặt, cậu cho chảo cậu chiên. Cá chín, cậu Cẩn cùng cụ Chánh chén cá chép chiên chấm cà cuống cùng chuối chát.

Con chó cưng của cậu Cẩn cứ chập chờn cửa chuồng chở chực. Cuối cùng cậu Cẩn cho con chó chén cơm chiên cùng chút cá chép. Con chó cạp chén cơm cậu cho, chui chuồng.

Cụ Chánh côi cút, cụ có con chim chích choè cùng cái chuồng chim cáu cạnh, cụ cưng con chim của cụ. Cứ chốc chốc cụ cầm cái chổi chà chống chân, cụ chầm chậm chộp các chú chuồn chuồn chập chờn cạnh cây cam cho con chim của cụ chén.

Có chiều, cậu Cẩn cùng các chú choai choai câu cá, câu cua chỗ cống của cậu Cử. Cậu cột con chó cưng của cậu cạnh cửa. Con chó của cậu Cẩn cà chớn cứ chực cắn con chim của cụ Chánh. Cụ Chánh cầm cây chổi chọc con chó, con chó co cẳng chạy. Cụ Chánh cảnh cáo cậu Cẩn, cậu chỉ cười cậu còn cãi chày cãi cối.

Cũng có chiều cậu Cẩn cần công cán chỗ công cộng. Cậu cũng cột con chó của cậu cạnh cửa chuồng. Cụ Chánh cùng cụ Chẩn chơi cờ. Cụ Chẩn cũng có con chó choai choai, cụ chẳng coi chừng, cụ cột con chó cạnh chỗ con chim của cụ Chánh. Con chó của cụ Chẩn cùng con chó của cậu Cẩn cắc cớ chỉ chờ chực cắn chim của cụ Chánh.

Cụ Chánh cầm cây cố cản, con chó cứ cào cấu, cứ cằn cằn. Chợt con chó của cậu Cẩn chồm cẳng cao cắn cái chuồng chim của cụ Chánh. Con chim chích choè chạy cuống cuồng cầu cứu cụ Chánh. Con chó của cụ Chẩn cắn cụt cánh, con chó của cậu Cẩn chặn cửa cắn chân, cắn cổ con chim. Chim của cụ Chánh cụt cẳng, cụt cánh, cuối cùng chết cứng, chỉ còn cái chân còn cục cựa.

Cụ Chánh cay cú cầm cây cối chục cân cất cao choảng con chó. Con chó của cụ Chẩn cà cuống co cẳng chạy. Cái cối cán cẳng con chó của cậu Cẩn cái “cộp” chát chúa, con chó cố chạy, cụ Chánh cầm cây cuốc cuốc cổ con chó. Con chó của cậu Cẩn chùn chân. Cuối cùng cụ Chánh chém con chó chết cứng.

Cụ Chánh cùng cụ Chẩn cắt cổ con chó, các cụ cầm chép các cụ cạo, các  cụ chất con chó cạo vào chỗ có củi cháy. Cẳng con chó cong cong, các cụ chờ con chó chín các cụ chặt, các cụ cưa.

Cụ Chánh cất cho cậu Cẩn cái cẳng, cái cổ. Còn cả con chó các cụ cho chảo các cụ chiên. Con chó chết các cụ có cớ chè chén. Chó chiên, chả chìa, củ chuối. Chốc chốc các cụ cùng chạm cốc, các cụ… cười!

 

Đây ko phải linh tinh !

Ai bảo linh tinh lm chó OK

0
21 tháng 5 2016

     Hưởng thụ và cống hiến là hai quan niệm sống, hai thái độ xử thế, hai vấn đề được mọi người quan tâm đến nhất trong xã hội hiện nay - một xã hội đang từng bước chuyển mình đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, một xã hội mà bước đầu còn có nhiều khó khăn phức tạp. Trong tình hình ấy, ta cần phải chọn cách sống nào trong hai lối sống vừa nói. Nỗi băn khoăn này của chúng ta đã được nhà thơ Tố Hữu giải đáp trong " Một khúc xuân ca" 12/1977.

                                 Nếu là con chim, chiếc lá

                           Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

                                 Lẽ nào vay mà không có trả

                           Sống là cho, đâu chỉ phận riêng mình

          Theo cách nói giả định thì  "Con chim, chiếc lá"  là những sinh linh bé nhỏ trong cõi đời. Tuy nhỏ bé như con chim, chiếc lá, nhưng một khi đã hiện diện trên đời, thì vẫn có trách nhiệm với đời, nghĩa là : 'Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Từ đó suy ra con người cũng vậy. Một khi đã sống, đã "vay" nhiều của xã hội thì phải biết "trả". "Lẽ nào vay mà không có trả". Biết nợ xã hội đó là trách nhiệm của con người ở đời "Sống là cho đâu nhận riêng mình". Đúng là con người sống trong xã hội đâu phải là chỉ biết hưởng thụ mà còn phải biết cống hiến.

Quan niệm sống của nhà thơ Tố Hữu hoàn toàn xác đáng. Sống cống hiến là một lẽ sống cao đẹp, vị tha của thanh niên thời đại Bác Hồ. Là một thành viên sống trong cộng đồng xã hội, mỗi con người đều phải hòa đồng và sống có trách nhiệm với nhau. Vay nhiều của xã hội, ai cũng vậy, phải ra sức trả món nợ ấy cho xã hội. Có nghĩa là chúng ta cần cống hiến hết sức lực của mình cho đời, cho người. Nếu ai cũng làm được như vậy, xã hội này, đất nước này nhất định sẽ tiến lên văn minh, công bằng và giầu mạnh. Chúng ta dứt khoát sẽ được sống trong một môi trường xã hội tốt đẹp như mơ.

Em thấy những ai chỉ biết hưởng thụ, vị kỉ, vụ lợi, chỉ biết "vay" mà không biết "trả", sống ở đời mà thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời thì họ chỉ là những kẻ cản trở, gây khó khăn cho xã hội trên bước đường tiến lên mà thôi.

Trong tình hình hiện nay, mỗi con người đều phải xác định đúng việc rèn luyện tu dưỡng bản thân mình, luôn luôn biết sống vì mọi người, thấy được "sống là cho" đó là điều hạnh phúc.

Là học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, chúng ta cần có ý thức sống vì mọi người, sống là cống hiến. Bốn câu thơ của Tố Hữu là một bài học, một lời khuyên sâu xa thấm thía đầy bổ ích với tất cả mọi người trong cuộc sống hôm nay. Nhà thơ đã nêu lên một quan niệm sống cao đẹp cho mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi đều nên noi theo. Để cho đất nước tiến triển, xã hội văn minh, tốt đẹp, mỗi người trong chúng ta cần phải biết sống là cống hiến, "có vay có trả", 'sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

 

 

 

 

16 tháng 8 2016

bài thơ này tui đọc rùingoam

20 tháng 3 2021

0 cánh vì nó là con chim cánh cụt

20 tháng 3 2021

ai mà biết đc

“Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sôngMùi tóc khô còn thơm lúa mùa quaBầy chim sẻ đậu trước sân nhàNhững đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghéTôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi maiBầy chim sẻ ngoài sânGió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống      vẫn ăn         vẫn...
Đọc tiếp

“Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường

 Gió thổi những bông nứa trắng bên sông

Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua

Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà

Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé

Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai

Bầy chim sẻ ngoài sân

Gió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống      vẫn ăn         vẫn thở              như mọi người

Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ

Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu

Một vết bùn khô trên mặt đá Không có ai chia tay

Cũng nhớ một tiếng còi tàu. Mẹ tôi thức khuya dậy sớm Năm nay ngoài năm mươi tuổi Chồng chết đã mười mấy năm Thuở tôi mới đọc được i tờ Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần Nước sông gạo chợ

Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ

Sống qua ngày nên phải nghiến răng

Cũng không vui nên mẹ ít khi cười

Những buổi trưa buổi tối Ngồi một mình hay khóc

Vẫn thở dài mà không nói ra Thương con không cha Hẩm hiu côi cút

Tôi yêu đất nước này xót xa Mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng …

Mẹ thương con nên cách trở sông đò

Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc

Đêm nào mẹ cũng khóc

Đêm nào mẹ cũng khấn thầm Mong con khôn lớn cất mặt với đời

Tôi yêu đất nước này khôn nguôi”

Trích “Bài thơ của một người yêu nước mình”_ Trần Vàng Sao. 19/12/1967

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Tình yêu của tác giả gắn liền với ký ức tuổi thơ như thế nào?(0.5 điểm)

Câu 3. Trong những ký ức đó, hình ảnh nào thân thương nhất ? Vì sao ?(1 .0 điểm)

Câu 4. Điều người Mẹ trong đoạn thơ mong ước nhất là gì ? Vì sao người Mẹ lại có mong ước đó ?(1.0 điểm)

0
12 tháng 8 2018

Nhịp điệu lời văn khi nhanh, chậm thể hiện sự hào hứng, niềm vui, tự hào của tác giả đối với hình ảnh cây tre

- Nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ

- Nhân hóa về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ chỉ hoạt động (chống, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ)

- Hai câu cuối lặp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ “tre” tạo điểm nhấn như lời ngợi ca công trạng của cây tre