Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thơ hay không chỉ giàu cảm xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:
Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.
Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.
Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống.
“Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kẻ “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.
Có vay và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn và đền ơn đáp nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguổn", “Ai ơi. bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình:
Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
Hãy trả ta cho mạch giống nòi.
Qua mấy nghìn năm đằng đẵng, lớp lớp con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồi hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, làm nên giang sơn gấm vóc, ngày thêm vẻ vang, ngày thêm giàu đẹp. Ai cũng cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc đè nặng đôi vai, gắng sức vươn lên đem tài trí góp sức cùng đồng bào “trả” món nợ cùa tổ tiên, ông cha mà mình đã “vay”, đã nhận:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất, những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngàv giỗ Tổ..
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điểm)
Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Trong văn cách, “cho” là cống hiến, dâng hiến, là phục vụ. “Nhận” là hưởng thụ. Trong cuộc sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải,. góp phần làm cho dân giàu nước mạnh là “cho”. Thời kháng chiến, tất cả mọi miền hậu phương đều hướng về tiền tuyến, thi đua “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; hàng vạn nam nữ thanh niên ào ào ra trận, quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Hàng ngàn sinh viên Ưu tú “xếp bút nghiên theo việc đao cung’’ để chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã “cho ", đã “hiến dâng”, đã “phục vụ”, đã hi sinh đề giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, là “chỉ nhận riêng mình”.
Một chữ “cho” bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ áo. “lá lành đùm lá rách”; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết “cho” nhau tình thương, san sẻ, tương thân tương ái. Có “cho”, có san sè, có đồng cảm mới được sống hạnh phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí.
Một chữ “cho" trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu ngợi ca tình quân dân cá nước, ngợi ca lòng mẹ Việt Nam chắc nhiều người còn nhớ:
Bao bà cụ từ tâm làm mẹ,
Yêu quí con như đẻ con ra
Cho con nào áo, nào quà,
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi...
Vì biết “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình", nên ai cũng biết sống đẹp làm tròn nghĩa vụ công dân; sống, lao động, chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc, sự bền vững của đất nước:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vụng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên...
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Những chữ như: “góp nên”, “góp cho”, “góp mình”, “để lại” trong đoạn thơ trên đã làm sáng ngời một quan niệm sống đẹp, “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Đó là tình nhân ái, đức hi sinh của con người Việt Nam trong trường kì lịch sử.
Nhờ có truyền thống cao đẹp đó mà nhân dân ta tự hào về đất nước Việt Nam:
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta phát triển một cách kì diệu trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu vẫn còn nhiều ý nghĩa thời sự mới mẻ, nhất là đối với tuổi trẻ Việt Nam.
Học giỏi, lao động tốt vì sự nghiệp đổi mới đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Học giỏi, lao động giỏi, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Sống trong lao động sáng tạo, sống hạnh phúc trong tình nhân ái bao la.
Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ chúng ta mới thấy thấm thía về tinh cảm, tư tưởng hàm chứa trong một vần thơ đẹp, giàu ý nghĩa:
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình
Mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có nhiều băn khoăn về lẽ sống. Nhà thơ Tố Hữu trong những năm tháng tuổi trẻ đã từng cất lên tiếng thơ đầy trăn trở:
“Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”
(Một khúc ca - Tố Hữu)
Tuổi trẻ hôm nay nghĩ gì về câu hỏi ấy và sẽ trả lời nó như thế nào?
“Sống đẹp” là khao khát đầy lí tưởng của nhiều bạn trẻ. Chúng ta mơ ước đến sự sống được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Vậy thế nào là “sống đẹp”?
Đó là một câu hỏi lớn và thật khó để trả lời cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu từng tâm niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, “Con người muốn sống con ơi - Phải yêu đồng chí yêu người anh em”,... Các Mác từng khẳng định rằng, đối với con người “Hạnh phúc là đấu tranh”,... Vậy đâu là bản chất cùa lối sống “đẹp”?
Năm tháng dẫu qua đi, cuộc đời hôm nay dầu đổi khác nhưng những quan niệm mang tính khái quát về sự sống, về cách “sống đẹp” vẫn còn đó nhắc nhở chúng ta hướng đến cuộc sống dám ước mơ, biết vươn lên, sống cống hiến, sống hoà nhập để trở thành người có ích đối với cộng đồng.
Cuộc sống riêng của mỗi người đều có những khó khăn và gian khổ. Một cô bé mồ côi sống với người bà già cả, phải tự lao động kiếm sống nuôi thân. Một thanh niên bị liệt đôi tay phải sống nhờ vào sự giúp đỡ của gia đình, người thân. Một cậu bé sống trong sự giàu sang, sung sướng cùa gia đình nhưng thiếu vắng đi tình yêu thương, sự quan tâm săn sóc của cha mẹ. Hay thậm chí có những bạn trẻ đang sống trong những gia đình bình thường, có một cuộc sống bình thường, việc học tập cũng bình thường,... Cuộc đời những con người ấy có thể đã bị những gian khổ, bế tắc, cám dỗ hay sự tầm thường dìm xuống, cuốn đi. Cô bé tội nghiệp kia có thể suốt đời lam lũ với miếng cơm manh áo nuôi thân. Người thanh niên có thể suô't đời sống bám vào người khác. Cậu bé đáng thương có thể đã bị sự vô trách nhiệm của cha mẹ và sự dư thừa của tiền bạc cuốn vào những tệ nạn. Và hầu hết những bạn trẻ chúng ta có thể bị sự bình thường của cuộc sống cuốn đi những năm tháng tuổi trẻ. Nhưng điều gì đã làm cho cuộc sống tưởng như đầy sắc màu đơn điệu của họ trở lên tươi tắn đẹp đẽ? Không cam chịu với hiện thực phũ phàng, họ đã biết ước mơ và dám mơ ước. Đó là điều vô cùng kì diệu của sự sống, sống đẹp là gì nếu không phải là cuộc sống dám ước mơ, dám ngẩng cao đầu hướng đến những điều kì diệu sẽ xảy ra?
Sống đẹp, đó còn là lối sống biết cống hiến, biết hoà nhập với cộng đồng. Sẽ thật ích kỉ nếu “chỉ nhận riêng mình” mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chia sẻ để nhận về nhiều hơn những điều mình có là bản chất của cuộc đời này và đó là chất kết dính con người thành một cộng đồng vững mạnh. Những giọt máu nóng hổi cho đi có thể cứu lấy sự sống cho ít nhất một người. Một bàn tay tình nguyện vươn đến vùng cao có thể mang đến hạnh phúc cho rất nhiều người. Gần gũi hơn, trong cuộc sống hàng ngày, một lời động viên, an ủi bạn bè, hàng xóm có thể mang đến những động lực để họ vượt qua gian khó; một ánh mắt sẻ chia, một bàn tay nắm lấy có thể giúp người bạn trong phút sa ngã vượt qua cám dỗ, mặc cảm. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ luôn đợi chờ sự góp sức, chung tay của mỗi chúng ta.
Các Mác từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Điều đó mang rất nhiều ý nghĩa, sống không đơn giản là âm thầm bước đi theo con đường mình đã chọn. Sống cũng không chỉ là trồng cây, ươm trái trên con đường ấy. Sống đẹp còn là biết dẹp đi những chướng ngại, những chông gai trên con đường nhiều thác ghềnh, cám dỗ. Đó là biết đấu tranh với cái xấu, cái ác ở đời để góp phần làm trong lành sự sống. “Hạnh phúc là đấu tranh" - hạnh phúc là được chiến đấu cho lí tưởng, cho ước mơ của bản thân; cho sự an lành của những người ta yêu quý; cho cuộc sống tươi đẹp của toàn xã hội. Phải là những người bản lĩnh, biết yêu thương và cũng biết căm thù dám tránh được thói a dua ở đời và hơn thế là đấu tranh để loại bỏ những điều sai trái quanh mình. Hãy nhìn thế giới quanh bạn. Đã bao giờ bạn lên tiếng để một người hạ điếu thuốc lá xuống? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước vấn đề bạo lực học đường? Đã bao giờ bạn lên tiếng trước hành vi cóp bài của một người bạn cùng lớp?,... Chỉ cần tỏ thái độ không đồng tình, chỉ cần lên tiếng để ngăn cản những việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng là bạn đã thể hiện bản lĩnh sống, khẳng định lối sống “đẹp” của bản thân mình.
Bồi hồi trước ngưỡng cửa cuộc đời, tuổi trẻ có bao dự định và ước vọng trong tương lai. Với sức trẻ, với tiềm năng tri thức chúng ta khát khao được góp phần vào sự phát triển chung cùa xã hội. Vậy thì nếu bạn, nếu tôi cùng chung mơ ước ấy, tại sao chúng ta không cùng nhau chung tay để “sống đẹp”?
a. Mở bài: Trong “Một khúc ca”, Tố Hữu viết “¤i sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” – câu thơ k hiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
b. Thân bài
- Giải thích thế nào là sống đẹp? “Sống đẹp” là gì? Có nhiều cách lý giải nhưng tựu trung lại: “sống đẹp” là cách sống đạt chuẩn mực cao của xã hội, được mọi người ngưỡng mộ.
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện của lối sống đẹp:
+ Biểu hiện của “sống đẹp” khá phong phú. Trước hết, “sống đẹp” phải gắn với lý tưởng cao đẹp. Lý tưởng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh lịch sử những cái cốt lõi của nó là phải vì dân vì nước. lý tưởng là ngọn đèn soi đường giúp con người có mục đích sống đúng đắn.
+ Người “sống đẹp” phải là người có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, biết yêu thương những người thân yêu trong gia đình, rộng hơn là yêu nhân dân, đất nước. Biết cảm thông, chia sẻ với những hoàn cảnh éo le, bất hạnh.
+ Không thể “sống đẹp” nếu không có một bộ óc hiểu biết cùng một cơ thể khỏe mạnh. Kiến thức và sức khỏe cũng là một điều kiện cần thiết để con người có thể đạt tới chuẩn mực của “sống đẹp”.
+ “Sống đẹp” phải gắn với những hành động đúng đắn, tích cực vì hành động là biểu hiện cụ thể nhất, dễ thấy nhất của “sống đẹp”. Lý tưởng mà xa rời hành động thì lý tưởng sẽ trở nên vô nghĩa.
- Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống, trong văn học.
Có nhiều tấm gương “sống đẹp”. Trong lịch sử dân tộc, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân như: Hai Bà Trưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh … Trong xã hội hiện tại của chúng ta cũng có biết bao nhiêu tấm gương sống đẹp: anh thanh niên Trần Hữu Ân một mình nuôi hai bà mẹ bị ung thư, cô bé Lê Thanh Thúy (công dân tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007) trong những ngày cuối cùng chiến đấu với bệnh ung thư vẫn tổ chức những hoạt động từ thiện cho bệnh nhi ở bệnh viện ung bướu.
- “Sống đẹp” còn đồng nghĩa với việc con người cần phải biết đấu tranh với cái ác, cái xấu, với lối sống “không đẹp” như: trộm cướp, hút chích, ma túy … tồn tại nhan nhản trong xã hội. Phải biết đấu tranh với thói quen nói tục, chửi thề, bệnh thành tích, sự thiếu trung thực trong học tập và thi cử của học sinh, sinh viên.
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.
- Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
àTóm lại, “sống đẹp” là cách sống mà mọi người nên hướng tới. Để “sống đẹp”, học sinh cần phải nổ lực học tập, rèn luyện, phải nuôi dưỡng trong tâm hồn những t×nh cảm cao đẹp cũng như biết đấu tranh với cái ác, cái xấu tồn tại xung quanh mình.
c. Kết luận
- Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp.
- Rút ra bài học và phương châm sống cho bản thân
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).
* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống – chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…
– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…
* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
1. Tình huống truyện:
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời.
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường.
- Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài để hiểu sâu thêm về người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
2. Thông qua tình huống , tính cách các nhân vật được bộc lộ
Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình người thuyền chài. Từ tình huống trên mà các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm của mình.
a. Nhân vật người chồng:
- Ngoại hình thô kệch bộc lộ nét dữ dằn: “Mái tóc tổ quạ”, “đi chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”…
- Hành động hung ác: “Dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”.
- Ngôn ngữ thô lỗ: Lão nói với vợ "Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ"."Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !"
=> Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo, lam lũ nên trở thành kẻ độc ác, hành hạ, thô bạo với vợ con để giải toả tâm lý và nỗi khổ đời thường. Nhân vật này trở thành điển hình cho bạo lực gia đình cần lên án. Qua đó tác giả thể hiện cái nhìn của mình về đời sống: đói nghèo góp phần làm tha hoá nhân cách của con người.
b. Nhân vật người vợ:
- Không có tên riêng được tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Nhà văn cố tình mờ hoá tên tuổi của chị để tô đậm một số phận.
- Số phận bất hạnh của chị: Ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy.
àTác giả khắc hoạ thật ấn tượng về người đàn bà một đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.
- Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu thương con tha thiết:
+ Không muốn các con thấy cảnh chị bị chồng đánh vì chị sợ làm tổn thương tình cảm của các con.
+ Không muốn ly hôn, chấp nhận bị đánh đập, hành hạ để nuôi con khôn lớn: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”
=> Qua nhân vật người vợ, tác giả đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: Dù trong hoàn cảnh đói nghèo, lạc hậu, con người vẫn khát khao hạnh phúc bình dị, sống nhân hậu, giàu lòng vị tha.
c. Nhân vật chánh án Đẩu:
Là người tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
d. Nhân vật nghệ sĩ Phùng:
=> Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống
- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người.
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính mình.
=> Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a. Khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ
– Nghệ sĩ Phùng là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng, trong một lần cần chụp ảnh cảnh biển trong sương sớm cho bộ lịch năm mới. các đồng chí cấp trên đã sắp xếp cho anh một chuyến đi công tác về biển nơi có bạn anh là Đẩu làm ở đó.
– Phùng đến bên biển trong buổi sớm đó và phát hiện ra một cảnh đẹp tuyệt mỹ “một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ”
– “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe…chiếu vào”
– “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con…vào bờ”
– Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa. Một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích
– Tác giả gọi đây là cảnh đắt trời cho, diễm phúc lắm mới được gặp một lần
– Tác động của bức tranh tới người nghệ sĩ:
• Bối rối trong trái tim như có cái gì đang thắt lại
• Khám phá thấy chân lý của sự toàn thiện
• Khám phá khoảnh khắc trong ngần của cuộc đời
• Phát hiện ra bản chất của cái đẹp chính là đạo đức
-> Như vậy có thể nói cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người
b. Phát hiện về hiện thực nghiệt ngã
– Bước ra từ chiếc thuyền đẹp như mơ ấy là người phụ nữ xấu xí, chân đi chữ bát, tà áo rách rưới, khuôn mặt thì chằng chịt giỗ. Người đàn ông to cao vạm vỡ nhìn hung dữ. Và thế rồi cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt người nghệ sĩ: người chồng lấy thắt lưng đánh tới tấp vào vợ, người vợ thì chỉ biết cam chịu. thằng con ở đâu chạy đến cầm dao đam vào bố nó bị bố nó đánh một cái ngã lăn ra
-> Chứng kiến cảnh tượng ấy nghệ sĩ Phùng lại nhận ra một điều cuộc đời không đơn giản xuôi chiều như những gì ta thấy. Nó chứa đựng nhiều nghịch lý.Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập
-> Nhà văn khẳng định đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, hình thức bên trong với hình thức bên ngoài. Khi nhận xét đánh giá cần phải nhận xét một cách đa chiều
DÀN Ý
1. Đất nước nằm ngay trong bản thân của mỗi người, là một phần trong đời sống của mỗi người.
- Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
- Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình
2. Tác giả biện chứng về tinh thần đoàn kết gắn với sự trưởng thành của đất nước.
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn to lớn
- Chú ý khai thác khái niệm cầm tay, mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa đoàn kết và sự phát triển của đất nước
3. Sự trường tồn của đất nước gắn liền với sự tiếp nối của các thế hệ công dân.
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
- Chú ý khai thác mối quan hệ giữa Con ta - đất nước mơ mộng trong tương lai => Chứa đựng niềm tin vào sự trường tồn và tươi đẹp của Đất nước
4. Ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước
Phải biết gắn bó và san sẽ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.”
- chú ý khai thác giọng điệu tự nhủ - nhắn nhủ và nghệ thuật điều kiểu câu cầu khiến “Phải biết...”, giả thích khái niệm “hóa thân”
5. Đánh giá chung:
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm : Trữ tình - chính luận.
1. Trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương, “Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp:
“Người đồng mình” còn đòi nghèo, sống vất vả, cực nhọc nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt, gắn bó chặt chẽ với quê hương. Qua lời ca ngợi những con người quê hương, nhà thơ mong muốn con phải có nghĩa tình, gắn bó với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua những thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
“Người đồng mình” sống mộc mạc (thô sơ da thịt) nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) xây dựng quê hương. Lao động cần cù của người dân đã goáp phần xây dựng nên quê hương với phong tục và truyền thống tốt đẹp. Từ truyền thống đó, người cha mong con sẽ biết vươn lên trong cuộc sống, phát huy những bản chất tốt đẹp của “người đồng mình”.
Gợi ý :
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích.
2. Đại ý : Đoạn thơ bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc của Tố Hữu với Nguyễn Du.
3. “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương”
-“Nỗi niềm xưa” là nỗi niềm của người xưa - của Nguyễn Du. “Thương” là thái độ tình cảm của Tố Hữu dành cho Nguyễn Du mà đặc biệt là nỗi niềm của Nguyễn Du.
4. Nỗi niềm của Nguyễn Du lúc sinh thời:
+ Tình đời sâu nặng: “Dìa lìa ngó ý còn vương tơ lòng/ Nhân tình nhắm mắt chưa xong” ( sử dụng hình thức tạp Kiều)
+ Nỗi cô đơn và khao khát được chia sẽ, đồng cảm: “Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như” ( Vận dụng linh hoạt ý thơ của Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu Thanh ký )
=> Tố Hữu vừa cảm thông nỗi cô đơn, vừa trân trọng tình đời sâu nặng và khao khát được hậu thế đồng cảm của Nguyễn Du.
4. Hai câu cuối:Sử dụng hình thức tập Kiều để thể hiện sự nhắn gửi của Nguyễn Du đối với hậu thế “ Mai sau dù có bao giờ “ và tác giả bày tỏ sự đồng cảm của hiện tại đối với quá khứ, của tác giả đối với Nguyễn Du “Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay.”
5. Mối đồng cảm của tác giả với Nguyễn Du đã làm nên giá trị nhân đạo cho đoạn cũng như bài thơ.
1.Mở bài:
+Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
+Dẫn vào yêu cầu của đề: trích câu đầu câu cuối đoạn thơ và nội dung đoạn trích.
2.Thân bài:
a.Khái quát:
-Vị trí xuất xứ đoạn thơ: Nằm ở phần đầu (những cảm nhận chung về Đất Nước), đoạn thơ nói về những định nghĩa mới mẻ về Đất Nước và lí giải nguồn gốc của người Việt.
b.Cụ thể:
(Chú ý kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật:)
*Quan điểm mới mẻ của tác giả về đất nước là được nhìn trong cái nhìn của bề rộng không gian địa lí và được nhìn trong chiều dài lịch sử:
- Đất Nước được cảm nhận gắn liền với không gian:
+ Không gian riêng: Nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn.
+Không gian chung: Dân ta đoàn tụ
+ Không gian hiện thực: Bờ sông nơi hò hẹn, con đường anh đến trường.
+ Không gian thần thoại: Chim về, Rồng ở, chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, cá ngư ông móng nước biển khơi…
=>định nghĩa về đất nước không chỉ gắn với không gian gần gũi thân thuộc (là nơi anh đến trường, em tắm, hẹn hò, nhung nhớ) mà còn gắn với không gian từ trong tiềm thức của con người (những câu chuyện thần thoại)
=>Cách định nghĩa Đất nước hết sức sáng tạo: được tạo nên từ hai thành tố Đất - Nước, rồi có sự gắn kết hòa hợp. việc sử dụng các biện pháp điệp từ, liệt kê, những chất liệu dân gian...)
- Chiều dài thời gian lịch sử: “ đằng đẵng”, từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ đến nay, thậm chí thế hệ con cháu sau này
+Lí giải cội nguồn của người dân Việt Nam: Nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ.
+ Ý thức sâu sắc và sứ mệnh của mỗi người dân Việt Nam: “Những ai đã khuất… nhớ ngày giỗ Tổ”.
BÀI LÀM
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật sâu sắc nhất:
Đất là nơi anh đến trường
…
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ
Như đã nói ở lúc đầu, Đất Nước không ở đâu xa mà ở ngay xung quanh chúng ta, gần gũi, thân thương quanh ta là cái kèo cái cột, hạt gạo ta ăn hằng ngày, câu truyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn... Và để làm rõ hơn về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã tách Đất Nước thành hai thành tố Đất và Nước – một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương, để giải thích một cách đơn giản nhưng cụ thể về Đất Nước.
Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái chung.
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Khi Đất Nước được tách ra thành hai thành tố nó gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ con đường hằng ngày anh tới trường, là ngôi trường cung cấp hành trang tri thức cho mỗi chúng ta tự tin để làm chủ cuộc sống. Tách thành tố NƯỚC – Là dòng sông nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương dâu. Cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta hò hẹn”, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những không gian làng quê thanh bình yên ả: mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ… tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai đứa “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” . Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”.
Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là vật chứng cho tình yêu đôi lứa “Gói một chùm hoa/ Trong chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng/ Sang nhà hàng xóm” (Phan Thị Thanh Nhàn)
Tiếp tục tách hai thành tố Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại lí giải sâu sắc hơn nữa về Đất Nước: Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm nhận là“không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc – Trung – Nam một dải. Là đất nước rừng vàng biển bạc. Trong ấy, bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ - "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang - nơi "Con cá ngư ông móng nước biển khơi". Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non sông gấm vóc Việt Nam.
Tác giả cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn liền với biên cương, lãnh thổ, địa lý mà Đất Nước còn gắn với lịch sử: đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”. Nguyễn Khoa Điềm với một tình cảm tự hào, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân Lạc Việt. Đó là truyền thuyết:
“Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt. Từ câu truyện ấy dân ta muôn đời ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua Hùng. Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: “Những ai đã khuất / Những ai bây giờ”. Những ai đã khuất là những người trong quá khứ - những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. Những ai bây giờ là những người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh “Yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người đi trước để lại” . Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc “Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”. Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên. Hai chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông. Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng.
Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn thơ trên, đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.
Hưởng thụ và cống hiến là hai quan niệm sống, hai thái độ xử thế, hai vấn đề được mọi người quan tâm đến nhất trong xã hội hiện nay - một xã hội đang từng bước chuyển mình đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, một xã hội mà bước đầu còn có nhiều khó khăn phức tạp. Trong tình hình ấy, ta cần phải chọn cách sống nào trong hai lối sống vừa nói. Nỗi băn khoăn này của chúng ta đã được nhà thơ Tố Hữu giải đáp trong " Một khúc xuân ca" 12/1977.
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ phận riêng mình
Theo cách nói giả định thì "Con chim, chiếc lá" là những sinh linh bé nhỏ trong cõi đời. Tuy nhỏ bé như con chim, chiếc lá, nhưng một khi đã hiện diện trên đời, thì vẫn có trách nhiệm với đời, nghĩa là : 'Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Từ đó suy ra con người cũng vậy. Một khi đã sống, đã "vay" nhiều của xã hội thì phải biết "trả". "Lẽ nào vay mà không có trả". Biết nợ xã hội đó là trách nhiệm của con người ở đời "Sống là cho đâu nhận riêng mình". Đúng là con người sống trong xã hội đâu phải là chỉ biết hưởng thụ mà còn phải biết cống hiến.
Quan niệm sống của nhà thơ Tố Hữu hoàn toàn xác đáng. Sống cống hiến là một lẽ sống cao đẹp, vị tha của thanh niên thời đại Bác Hồ. Là một thành viên sống trong cộng đồng xã hội, mỗi con người đều phải hòa đồng và sống có trách nhiệm với nhau. Vay nhiều của xã hội, ai cũng vậy, phải ra sức trả món nợ ấy cho xã hội. Có nghĩa là chúng ta cần cống hiến hết sức lực của mình cho đời, cho người. Nếu ai cũng làm được như vậy, xã hội này, đất nước này nhất định sẽ tiến lên văn minh, công bằng và giầu mạnh. Chúng ta dứt khoát sẽ được sống trong một môi trường xã hội tốt đẹp như mơ.
Em thấy những ai chỉ biết hưởng thụ, vị kỉ, vụ lợi, chỉ biết "vay" mà không biết "trả", sống ở đời mà thiếu tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời thì họ chỉ là những kẻ cản trở, gây khó khăn cho xã hội trên bước đường tiến lên mà thôi.
Trong tình hình hiện nay, mỗi con người đều phải xác định đúng việc rèn luyện tu dưỡng bản thân mình, luôn luôn biết sống vì mọi người, thấy được "sống là cho" đó là điều hạnh phúc.
Là học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, chúng ta cần có ý thức sống vì mọi người, sống là cống hiến. Bốn câu thơ của Tố Hữu là một bài học, một lời khuyên sâu xa thấm thía đầy bổ ích với tất cả mọi người trong cuộc sống hôm nay. Nhà thơ đã nêu lên một quan niệm sống cao đẹp cho mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi đều nên noi theo. Để cho đất nước tiến triển, xã hội văn minh, tốt đẹp, mỗi người trong chúng ta cần phải biết sống là cống hiến, "có vay có trả", 'sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
bài thơ này tui đọc rùi