K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

mọi người ơi trả lời giúp Icecy với ạ 

                                                           KỈ VẬT

      Hôm đó là ngày sinh nhật ba. Sau bữa cơm chiều, cả nhà quây quần bên bàn nước. Tôi trịnh trọng đưa cho ba chiếc hộp màu hồng có gắn nơ lụa:

-         Thưa ba, con xin tặng ba một món quà!

Ba nhận chiếc hộp và ôm tôi vào lòng cười rạng rỡ. Tôi đỏ mặt trong khi ba cẩn

thận  mở cái hộp. Chợt  ba sững sờ ngạc nhiên: “Ơ! Một chiếc ví!”.

Ba tôi lật đi lật lại chiếc ví màu xanh “cô ban”, nét mặt trở nên khắc khổ, mắt

nhìn về một nơi xa  xăm nào đó.

-         Là vì con thấy chiếc ví của ba đã cũ nên … - Tôi ngập ngừng.

-         Hai mẹ con biết đấy, chiếc ví này tuy đã cũ nhưng ba đã giữ hơn mười năm

nay rồi.

      Giọng ba kể vẻ buồn buồn.

      Chiến tranh xảy ra giữa lúc tiết xuân còn se lạnh, đơn vị của ba hành quân cấp tốc lên biên giới, trên đầu là đạn pháo giặc rít u …u… Bỗng có một tiếng “chíu” rít qua, ba chỉ kịp nhớ có người đã đẩy mình vào hầm rồi nằm đè lên mình. Sau khi gượng dậy, ba mới nhận ra đó là Niên- người lính liên lạc, lúc này đã bê bết máu.

-         Trung .. đoàn… trưởng…cầm giúp em chiếc ví.

Niên thều thào trong bàn tay đang run lên của đồng đội.

Ít lâu sau, trong một trận đánh khác, cũng chính chiếc ví ấy nằm trong túi áo

ngực đã đỡ một viên đạn cho ba.

-         Thế đấy! Chuyện gì cũng có nguyên cớ của nó. Bây giờ hai mẹ con hiểu rồi

chứ. Ba nguyện sẽ giữ gìn chiếc ví này như một báu vật.

                                                                             Theo Đoàn Ngọc Minh

                   CẢM THỤ VĂN HỌC

      Người cha trong câu chuyện nguyện giữ gìn chiếc ví của người đồng đội như một báu vật. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

1
12 tháng 11 2021

gợi cho chúng ta suy nghĩ rằng người cha coi nó là ân nhân của mik

CÁI ÁO CỦA BA       Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.      Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội...
Đọc tiếp

CÁI ÁO CỦA BA

      Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

     Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

     Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “Chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?”.“ Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.

     Ba đã hy sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong một cái áo chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.           Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.                                                                     

                                                                                           (Phạm Hải Lê Châu)

Đọc thầm bài " Cái áo của ba", sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu?

A. Mẹ mua cho.                                       B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.            D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Tác giả đã tả những chi tiết nào của cái áo ?

A. Hàng khuy, cổ áo, vạt áo, tay áo, măng sét

B. Đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét

C. Cả 2 ý trên

Câu 3. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Từ “vén khéo” thể hiện phẩm chất gì của mẹ bạn nhỏ:

A. Anh hùng, kiên cường.                                 B. Khéo léo, dũng cảm.

C. Khéo léo, đảm đang.                                     D. Đảm đang, cần cù.

Câu 4. Em hiểu “kỉ vật” có nghĩa là gì ?

A. Vật để lại từ rất lâu                                   B. Vật được giữ lại để làm kỉ niệm

C. Vật có giá trị                                             D. Tất cả các ý trên

Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc.

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C.Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ và tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

ai giúp mình với 

1
12 tháng 3 2022

1.C

2.B

3.A

4.D

5.D

CÁC BẠN HÃY GÓP Ý CHO TỚ NHÉ!

CÁI ÁO CỦA BA       Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.      Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội...
Đọc tiếp

CÁI ÁO CỦA BA

      Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

     Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

     Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “Chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?”.“ Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.

     Ba đã hy sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong một cái áo chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.           Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.                                                                     

                                                                                           (Phạm Hải Lê Châu)

Đọc thầm bài " Cái áo của ba", sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu?

A. Mẹ mua cho.                                       B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.            D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.

Câu 2. Tác giả đã tả những chi tiết nào của cái áo ?

A. Hàng khuy, cổ áo, vạt áo, tay áo, măng sét

B. Đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét

C. Cả 2 ý trên

Câu 3. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Từ “vén khéo” thể hiện phẩm chất gì của mẹ bạn nhỏ:

A. Anh hùng, kiên cường.                                 B. Khéo léo, dũng cảm.

C. Khéo léo, đảm đang.                                     D. Đảm đang, cần cù.

Câu 4. Em hiểu “kỉ vật” có nghĩa là gì ?

A. Vật để lại từ rất lâu                                   B. Vật được giữ lại để làm kỉ niệm

C. Vật có giá trị                                             D. Tất cả các ý trên

Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc.

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C.Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ và tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình với người thân và gia đình.  

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

ai giúp mình với đây là bài kiểm tra của mình

1
12 tháng 3 2022

1.C

2.C

3.C


4.D

5.D

6.Noi gương ba để chở thành chiến sĩ bảo vệ tổ quốc

7.mình không biết đừ hiểu lầm nha:))

Ai cứu ạ Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi.Nhữngđường khâu đềuđặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng...
Đọc tiếp

Ai cứu ạ Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi.Nhữngđường khâu đềuđặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàngquân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cảcái cầu vai y hệt như chiếc áo quânphục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi,tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba. Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là“chú bộ đội”. Có bạnhỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” -Tôi hãnh diện trả lời.Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng củatôi và gia đình tôi. Câu hỏi: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì?

0
24 tháng 2 2022

Tham khảo nha

a. Vì đây là lần đầu tiên cậu bé Lái có một đôi giày ba ta mà cậu luôn ao ước trước đây, cậu rất trân quý và không muốn đi xuống chân làm bẩn giày, và cũng có thể cậu muốn khoe đôi giày này với những người bạn của cậu, những người mà có lẽ cũng chưa từng được đi giày ba ta màu xanh giống như cậu

b. Sau khi nghe xong câu nói này, chúng ta có thể rút ra bài học là trong cuộc sống này, mình vẫn còn hơn rất nhiều người khác, nên phải biết trân quý những gì mình có. Bên cạnh đó, xã hội còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn, nên nếu có thể, hãy giúp đỡ mọi người 

Đọc thầm văn bản sau: Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn,  rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.-  Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.Tôi nhìn cậu bé và...
Đọc tiếp

Đọc thầm văn bản sau: 
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba 
tuổi ăn mặc tồi tàn,  rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm 
khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
-  Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu 
buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một 
đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất 
giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng 
một nỗi buồn:
-  Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng 
không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu 
không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở 
nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

1. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu 
bé Rô-be có điểm gì đáng quý?
2. (1 điểm) Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu 
chuyện này, em sẽ  làm gì khi biết tin cậu bé bị  xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà?

1
27 tháng 3 2022

Đọc thầm văn bản sau: 
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba 
tuổi ăn mặc tồi tàn,  rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm 
khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
-  Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu 
buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.
Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một 
đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất 
giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng 
một nỗi buồn:
-  Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng 
không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu 
không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở 
nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
(Theo Truyện khuyết danh nước Anh)

1. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu 
bé Rô-be có điểm gì đáng quý?
2. (1 điểm) Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu 
chuyện này, em sẽ  làm gì khi biết tin cậu bé bị  xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà?