K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2020

Bài 1:

Bước 1: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

Dẫn dắt đưa vấn ra vấn đề nghị luận về tư tượng đạo lí trong đề bài

Bước 2: Bàn luận vấn đề

- Giải thích tư tưởng, đạo lí: Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ,...). Thường trả lời câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?

- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).

- Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.

Bước 3: Mở rộng

- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.

- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.

- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

Các em có thể đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại, nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc.

Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Bài 3:

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

  • Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (Tinh thần tự học) Mệnh lệnh của đề là gì? (Đề bài này không có mệnh lệnh cụ thể nhưng vẫn phải xác định các thao tác cụ thể khi làm bài: phân tích, giải thích, chứng minh…).
  • Tìm ý: Tự học là gì? Tại sao phải tự học? Tự học có tác dụng, ưu thế gì? Người có tinh thần tự học là người như thế nào? Em đã biết đến những tấm gương tự học nào? Em đã có tinh thần tự học chưa?

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài:

Muốn trở học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy mà chúng ta cần phải có cho mình một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức trong học tập.

b. Thân bài:

Giải thích :

  • "Tự học" nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
  • Tự học" là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.

Vậy tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp cho chúng ta tiến bộ trong học tập

Bình luận:

Lợi ích của việc có tính thần tự học:

  • Tự học, đọc trước bài ở nhà trước khi đến lớp sẽ giúp chúng ta khi nghe thầy cô giảng sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn
  • Chuẩn bị bài, làm bài tập đầy đủ giúp chúng ta củng cố kiến thức đã học và rèn luyện bài học tốt hơn
  • "Tự học" là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
  • "Tự học" là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
  • Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
  • Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.

Luận:

Nêu ra những tấm gương, ví dụ chứng minh cho tinh thần tự học đem lại hiệu quả lo lớn: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng

Mở rộng: Phê phán những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười học.

Rút:

Rút ra bài học cho bản thân và mọi người: Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần ý thức được việc học có ý nghĩa quan trong như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta để từ đó nêu cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác

c. Kết bài: Khẳng định lại bấn đề một lần nữa:

- Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.

- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.

- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

Bài 4:

Trong cuộc sống, ai cũng muốn thành công, nhưng có những con người dù cố gắng rất nhiều vẫn không thành công. Bạn có biết nguyên nhân vì sao không? Đó chính là vì bạn thiếu “đam mê”. Đam mê là chất xúc tác vô cùng quan trọng trên con đường chinh phục thành công. Cùng khẳng định về vai trò của niềm đam mê, có câu nói nổi tiếng: Hãy đuổi theo đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn. Câu nói đem đến cho chúng ta những giá trị sâu sắc, nhất là đối với những người muốn chinh phục thành công.

Có thể nói, thành công là điều mà chúng ta khao khát đã thực hiện được, là cảm giác chiến thắng sau khi nỗ lực hết mình. Mỗi người trong chúng ta hẳn đều có định nghĩa thành công cho riêng mình. Với tôi, thành công là đạt được mục tiêu mình đặt ra, gặt hái kết quả rực rỡ, có những chiến thắng vinh quang sau quá trình nỗ lực bền bỉ không ngừng. Còn đam mê là những trạng thái hứng thú, thích thú, mãnh liệt. Đam mê hiểu là những công việc chính đáng hữu ích với tất cả sự nhiệt tình. Qua triết lý: Hãy đuổi theo đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn”. Ta khái quát thành một quan niệm nhân sinh tích cực: Chỉ khi bạn lao động bằng tất cả đam mê, nhiệt huyết, nỗ lực thì thành công sẽ mỉm cười với bạn”.

Thành công có nghĩa là bản thân thấy hài lòng về những thành quả mình đạt được sau khi nỗ lực còn nếu cuộc đời đánh giá bạn đã thành công điều đó có nghĩa là bạn đã nhận ra những mục tiêu và mong muốn của riêng mình, cũng có thể bạn đã vượt qua ngưỡng bình thường. Những thành công đạt được là thành tích quan trọng là sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ để có được hai chữ thành công. Khi những cảm giác của bạn là hạnh phúc và biểu tượng bên ngoài là thành tựu mà bạn đạt được và lĩnh hội được chính khi đó bạn đã chạm tay đến thành công. Nếu bạn khao khát có được thành công, bạn phải đi trên con đường vẫn còn lưu dấu chân của những người đi trước. Lần theo dấu chân của họ, bạn đã tìm ra được chân lý và có thể lưu lại những dấu chân của mình, để khẳng định và có thể nói với tất cả mọi người rằng bạn đã thành công bằng chính đôi chân của mình.

Vậy tại sao lại nói: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn”? Tỷ phú Bill Gates từng trả lời câu hỏi bí quyết để thành công đó chính là: ”Đam mê”. Có thể nói, con đường đến với thành công không bao giờ là dễ dàng, sẽ có những khó khăn thử thách. Nếu không có đam mê chúng ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Đam mê chính là chất xúc tác của thành công. Có đam mê có nghĩa là có nhiệt huyết để làm việc và có đam mê bản thân sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi làm việc vì đó chính là việc mà chúng ta thích. Cũng nhờ đam mê và chỉ có đam mê, óc sáng tạo mới được thăng hoa mãnh liệt nhất. Khi làm việc với đam mê có nghĩa là chúng ta đang thưởng thức công việc chứ không phải đang lao động vất vả. Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều người chạm tay đến cánh cửa thành công của mình nhờ vào niềm đam mê, tiêu biểu như Bill gates, Ban-dắc... Đam mê song hành với thành công, hiển nhiên thiếu nhiệt huyết, thiếu đam mê, chúng ta sẽ thất bại. Có ai đó đã từng khẳng định: “Chỉ có đam mê, những đam mê lớn lao mới làm nên những điều vĩ đại”. Không những vậy, thiếu đam mê, không có ước mơ là dấu hiệu của một đời sống tầm thường. Đam mê là con thuyền dẫn ta đến đại dương thành công. Thế nhưng thật đáng tiếc thay, không phải ai cũng nhận thức sâu sắc chân lí muôn đời này. Bên cạnh tấm gương dám cháy hết mình trong đam mê thì còn không ít những kẻ sống không chút đam mê, sống không có lí tưởng. Có những kẻ không dám theo đuổi đam mê đến cùng, lại có những kẻ đam mê hời hợt, làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm. Lối sống thiếu nhiệt thành, nhiệt tâm như vậy thật đáng bài trừ.

Mặc dù biết rằng Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn, nhưng đam mê không phải là yếu tố duy nhất để tạo nên thành công. Có ai đó đã nói rằng,"đam mê + bền bỉ = Thành công”. Chỉ có đam mê mà không có sự bền bỉ thì cái đam mê ấy sẽ làm bạn lãng phí thời gian và công sức. Các bạn trẻ hay nói đùa cho những trường hợp ấy là: Hãy đuổi theo đam mê, nợ nần sẽ đuổi theo bạn”. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu – người đã nhận giải thưởng Fields toán học từng nói: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ luật, đam mê, quả cảm. Cuộc sống rất cần đam mê, tuy nhiên chúng chỉ có giá trị khi đó là đam mê chân chính, đúng đắn. Đam mê nhưng phải có kỉ luật để chúng ta làm điều đó một cách bài bản mới dẫn đến thành công, và đôi khi chúng ta cần liều một chút để thử thách bản thân.Chúng ta cũng cần cảnh giác cao độ với đam mê, ham muốn sai lầm, mù quáng. Đó là đam mê tội lỗi, đó cũng là ngọn lửa nhưng không phải tỏa sáng mà để thiêu trụi và hủy diệt sự sống.

Là tuổi trẻ, hãy sống với đam mê, nhiệt huyết, chỉ có đam mê, nhiệt huyết mới khiến chúng ta đủ sức để đến thành công cuối cùng. Đam mê khiến chúng ta sống có ích, không sống hoài, sống phí. Trên con đường nỗ lực giành sự thành công, hãy luôn nhớ câu nói: ”Hãy đuổi theo đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn”.


20 tháng 3 2020

Câu trả lời của bạn có độ dài ở đẳng cấp quốc tế :)

Bài 1: Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi cho đề bài: Từ phần trích dưới đây em hãy trình bày suy nghĩ về nhận định: Lan tỏa yêu thương sẽ được hạnh phúc“Cậu bé Andy Đào Nguyên (11 tuổi) quyết định lấy hết số tiền 10 triệu đồng đưa mẹ để mua khẩu trang y tế phát miễn phí cho người dân. Vì theo cậu bé “để người ta bị bệnh thì tội lắm”.… Theo chị Hằng (mẹ của...
Đọc tiếp

Bài 1: Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi cho đề bài: Từ phần trích dưới đây em hãy trình bày suy nghĩ về nhận định: Lan tỏa yêu thương sẽ được hạnh phúc

“Cậu bé Andy Đào Nguyên (11 tuổi) quyết định lấy hết số tiền 10 triệu đồng đưa mẹ để mua khẩu trang y tế phát miễn phí cho người dân. Vì theo cậu bé “để người ta bị bệnh thì tội lắm”.

… Theo chị Hằng (mẹ của bé), sau khi hình ảnh của mình tràn ngập mạng xã hội, được nhiều người quan tâm Andy cho rằng mình rất hạnh phúc và chỉ muốn phát khẩu trang tiếp tục mà thôi. Nhân cơ hội này chị cũng muốn lan tỏa việc phát khẩu miễn phí đến với mọi người hơn. Nhất là những cháu nhỏ có thể làm những việc nhỏ để sau này làm những việc lớn hơn nữa.”

0
cô mình ra đề như sau :Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?dàn ý đây ạ: - MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp anh...
Đọc tiếp

cô mình ra đề như sau :
Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?
dàn ý đây ạ: 
- MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp anh thanh niên,...)
- TB: (tùy vào tình huống giả định mà em đặt ra để sắp xếp ý)
+ Mô tả người thanh niên (gầy, mặc áo khoác ấm, môi nở nụ cười thân thiện...)
+ Có thể gắp anh ở nhà anh hoặc ở trạm thì em có thể tả sơ qua về nơi đó
+ Tạo mạch nối tiếp cho câu chuyện bằng cách anh thanh niên mời em 1 tách trà ấm giữa cái rét của Sa Pa (nếu em đi vào dịp hè thì miễn nhé) và em bắt đầu hỏi thăm về công việc của anh (dựa vào văn bản kể lại theo cách của em). Trong quá trình kể em có thể thêm thắt một số câu nói hội thoại giữa em và anh thanh niên nhưng không nên quá nhiều sẽ làm bài văn rời rạc, lạc đề
+ Em có thể hỏi "Chắc cuộc sống ở đây khó khăn lắm?" và kể lại câu trả lời của anh thanh niên. Có thể hỏi thêm là anh có buồn ko khi phải hi sinh hạnh phúc cá nhân
+ Cứ dựa vào nội dung văn bản đã học để nói về cuộc sống và công việc của anh thanh niên, thỉnh thoảng cần xen vào miểu tả nét mặt vui tươi, cười rạng rỡ khi anh nói đến công việc của mình (điều này cũng cho thấy dù điều kiện làm việc khó khăn nhưng anh rất yêu cv này nên rất lạc quan) hay đôi khi trầm tư, suy nghĩ gì đó, nhìn xa xăm...
+ Em cũng có thể hỏi là tại sao khi ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu những người khác (vì anh cho đây là cv của mình, vì yêu cv, vì tưởi trẻ là cống hiến nên anh thấy nó chẳng có gì là lớn lao, cao cả và rằng còn có những người yêu cuộc sống, yêu cv hơn anh)
+ để kết thúc em có thể gợi ý là ko muốn làm phiền anh nhiều hay trời chiều em phải xuống núi cho kịp
- KB: khâm phục anh thanh niên cả trong cuộc sống và cv với điều kiện khó khăn. rút ra bài học cho bản thân (yêu lấy cv mà mình đã chọn, khi còn trẻ, còn sức thì hãy cống hiến hết mình cho xã hội...)
các bạn hoàn thành bài giúp mình được k? Mai mình thi rồi

1
20 tháng 7 2021

ngữ văn lớp 9 thì như ngữ văn lớp 5 e biết

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất...
Đọc tiếp


Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:
…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết  hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành 
    cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Hoặc: Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

0
1. Bài 1 (SGK/21) - Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp...
Đọc tiếp

1. Bài 1 (SGK/21)

- Nêu sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của các bạn trong trường hoặc ngoài xã hội. Xem hiện tượng nào đáng viết bài nghị luận, hiện tượng nào không đáng viết

- Nêu các sự việc, hiện tượng trong đời sống nhà trường như: học tập đối phó, đi học không đúng giờ, thi cử gian lận…vứt rác bừa bãi. - Cũng có thể nêu các việc tốt như giúp bạn học tốt, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ…

2. Bài tập 2 (SGK/21)

- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết 1 bài văn nghị luận vì:

+ Thứ nhất nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi con người, cá nhân người hút thuốc , đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống

+ Thứ hai nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường khói thuốc lá gây bệnh cho những người.

3. Bài tập 3 (Ngoài SGK) Theo em, một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cần đảm bào yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

4. Bài tập 4 (Ngoài SGK) “Hiện nay có nhiều bạn ham chơi, lơ là trong học tập” Em hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận về hiện tượng trên.

1
1 tháng 5

Viết bài văn cơ mà chứ ko phải là đoạn văn