K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2019

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

23 tháng 4 2018

1 Buổi học cuối cũng của học sinh của 1 ngôi trường ở An-dát, alf buổi học quan trọng của Phrăng, thầy giáo của cậu

2 Lúc đầu thấy choáng voáng vì đột ngột

Thấy tiếc nuối vì mình chưa thuộc tiếng Pháp

thấy ân hận về sự lười nhác , ham chơi

Từ không thích lại cảm thấy tiếng Pháp như người bạn cố tri

3 Câu nói này khẳng định tiếng nói to lớn của dân tộc , còn giữ vững đc tiếng nói là phương tiện để đấu tranh giành lại độc lập của dân tộc

4 tháng 4 2021

Ý nghĩa thành ngữ tre già măng mọc có nghĩa là Thế hệ trước sẽ đào tạo thể hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra và sau đó sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế cứ thế mà thế hệ trẻ luôn kế thừa và sẽ phát huy nó. Tre và măng luôn mọc gần nhau vì thế tre già luôn che chở và bảo vệ măng tránh ánh nắng mặt trời để cho măng lớn và phát triển. Hình ảnh tre và măng tựa vào nhau và cứ thế cứ thế thế hệ này sẽ tiếp nối thế hệ trước để phát huy.

4 tháng 4 2021

''Tre già măng mọc" câu này là 1 câu thành ngữ

Nghĩa đen:

Cây tre già đi, măng non mọc lên để tiếp tục thành cây tre mới

Nghĩa bóng:
Ý nghĩa là thế hệ đi trước sẽ đào tạo và truyền lại những kinh nghiệm, những tri thức,... đáng quý cho thế hệ sau. Cứ thế cứ thế mãi để cho thế hệ trẻ là người kế thừa và phát huy. tre và măng luôn mọc gần nhau vì thế tre già luôn bảo vệ, bao bọc, chở che cho măng chánh khỏi ánh nắng mặt trời, hình ảnh cây tre như vậy đã được người nhân dân nối tiếp để phát huy

Câu 1 :Trong truyện, thầy giáo Ha -men có nói :''Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm đc chìa khoa chốn lao tù'' Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?(2đ) Câu 2 :Tóm tắt văn bản ''Bức tranh của em gái tôi''? (1đ) Câu 3: Nêu ý nghĩa bài''Sông nước Cà Mau'' (1đ) Câu 4:Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đc miêu tả như thế nào?Để làm...
Đọc tiếp

Câu 1 :Trong truyện, thầy giáo Ha -men có nói :''Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm đc chìa khoa chốn lao tù'' Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?(2đ)

Câu 2 :Tóm tắt văn bản ''Bức tranh của em gái tôi''? (1đ)

Câu 3: Nêu ý nghĩa bài''Sông nước Cà Mau'' (1đ)

Câu 4:Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đc miêu tả như thế nào?Để làm rõ điều đó em hãy tìm những chi tiết miêu tả nhân vật về các phương diện:

-Trang phục

-Thái độ đối với HS

-Những lời nói về tiếng Pháp

-Hành động cử chỉ lúc buổi học kết thúc

Và nhân vật thầy Ha-men gợi cảm nghĩ gì? (6đ)

Câu 5:Cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương?Điều gì khiến em cảm mến nhất ở Kiều Phương?(2đ)

Câu 6:Nêu ý nghĩa bài''Buổi học cuối cùng''(2đ)

(Chép mạng cũng đc,mình cần gấp)

8
6 tháng 3 2018

Câu 3,Ý nghĩa văn bản: Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

6 tháng 3 2018

Câu 2,

Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.

Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.

Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

Từ "lặng" tượng trưng cho điểm tạm dừng của khoảnh khắc lặng lẽ trong cuộc sống tạo nên cảnh thiên nhiên yên bình đáng nhớ. Có thể nói từ "lặng" là một điểm nhấn cho bức tranh không gian hùng vĩ và thể hiện cảm xúc của tác giả.

3 tháng 3 2017

Buổi học cuối cùng ở đây ko phải là buổi học kết thúc 1 niên khóa mà là buổi học tiếng Pháp cuối cùng

4 tháng 3 2017

Nhan đề: tác phẩm phần nào hé lộ cho độc giả biết nội dung chính của tác phẩm.Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp, chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những tâm sự của người dân vốn là xứ sở của loại rượu vang nổi tiếng này.

2 tháng 3 2021

Phrăng là một cậu bé ham chơi lười học. Một lần, vì muộn học và chưa thuộc bài về phân từ, cậu định bỏ học. Tuy nhiên, cậu đã cưỡng được ý muốn đó và chạy đến lớp. Đến nơi, cậu thấy lớp học thật khác lạ: mọi người vô cùng trật tự, những người trong xã ngồi ở cuối lớp, còn thầy giáo Hamel mặc rất đẹp. Mặc dù cậu đi học muộn nhưng thầy lại không mắng cậu mà còn rất dịu dàng với cậu. Vào lớp, thầy Hamel công bố tin buồn: từ mai chỉ dạy tiếng Đức ở trường và đây là buổi học cuối cùng. Phrăng choáng váng. Cậu không thể thuộc nổi một quy tắc về phân từ, thầy Hamel không trách cậu mà tự dằn vặt, trách cứ mình. Suốt buổi học, cậu chăm chú nghe giảng và cảm thấy hối hận vì khoảng thời gian trước đây mình đã không chú ý vào việc học. Thầy Hamel bắt đầu giảng về tiếng Pháp, thầy nói rằng khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù. Cậu kinh ngạc khi thấy mình hiểu bài đến thế, cậu thấy thầy thật lớn lao. Hết buổi học, mặt thầy Hamel tái đi. Thấy cố viết thật to, dằn mạnh hết sức câu: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM! Thầy xúc động không nói nên lời, đành phải ra hiệu cho mọi người kết thúc buổi học.

#Tham khảo!

15 tháng 3 2018

I-li-a Ê-ren-bua là một nhà văn - nhà báo nổi tiếng của Liên Xô trước đây. Cuộc đời cầm bút của ông đã gắn bó với một giai đoạn thử thách đầy ác liệt và cam go của đất nước Xô Viết: cuộc đụng đầu quyết liệt giữa nhà nước Xô Viết chân chính với bọn phát xít Hít-le trong cuộc chiến tranh vệ quốc vỉ dại (1941- 1945). Lửa thử vàng, chính trong lúc cam go nhất của lịch sử, lòng yêu nước của công dân Xô Viết được thử thách. Là một nhà báo, I-li-a Ê-ren-bua đã ghi lại được những thời khắc lịch sử vô cùng quý báu và thiêng liêng của dân tộc. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông đã ra đời trong thời kì này mà Thử lửa là một sáng tác đặc sắc.

Thử lửa là một bài báo rất độc đáo. Chính chất văn và chất báo trong con người I-li-a Ê-ren-bua đã kết tinh nên thiên tuỳ bút - chính luận này.

Bài văn Lòng yêu nước (Ngữ văn 6, tập II) là một phần của thiên tuỳ bút chính luận Thử lửa. Chỉ mấy chục dòng nhưng bài văn cũng đủ đem đến cho người đọc những cảm xúc, ấn tượng khó quên. Bài văn đã hội tụ được trong nó chất chính luận sắc sảo với chất trữ tình đằm thắm, vì thế, việc khẳng đinh chân lí. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất... Lòng yêu nhà, yèu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc trở nên có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Bài văn được bố cục thành hai phần với hai ý lớn. Ở phần đầu của bài viết, tác giả đề cập tới ngọn nguồn của lòng yêu nước. Để thể hiện nội dụng này, tác giả sử dụng một trình tự lập luận khá chặt chẽ.

Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên một nhận định được đúc kết từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, cụ thể là yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lè mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.

Tiếp đó, tác giả mở rộng chứng minh nhận định, đề cập đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương.

Cuối cùng, tác giả khái quát thành một chân lí. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn- ga, con sông Vôn- ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yếu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.

Tuy nhiên, sức thuyết phục của bài văn chủ yếu không phải bằng lí lẽ, mà bằng tình cảm thiết tha, sâu đậm và sự hiểu biết sâu sắc về Tổ quốc Liên bang Xô viết của nhà văn. Chính tình cảm và sự hiểu biết ấy đã khiến tác giả cảm nhận được những “nét thanh tú”, những vẻ đẹp riêng biệt độc đáo của mỗi miền đất nước.

Ngòi bút của tinh tế I-li-a Ê-ren -ri-bua đưa người đọc đến những vùng miền khác nhau của đất nước Liên Xô rộng lớn, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp thiên nhiên, thưởng thức những đặc sản, cảm nhận những tình cảm bình dị, ngọt ngào. Đây miền Bắc của Liên Xô với những cánh rừng bên dòng sông, có những thân cây mọc là là mặt nước, những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng gọi đùa người yêu. Đây xứ U-crai-na êm đềm với bóng thuỳ dương tư lự bèn đường, trưa hè vàng ánh. Đây sứ Gru-di-a với những triền núi cao có khí trời trong lành, những tảng đá sáng rực, dòng suối óng ảnh bạc, có vị mát của nước đóng băng, rượu vang cay, những lời thân ái giản dị Thật thú vị biết bao! Và đây, thành Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng, với những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, những phố phường mà mỗi căn phòng là một trang lịch sử. Và đây nữa thành Mát-Xcơ-va cổ kính với những phố cũ ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, với điện Krem-li, nhừng tháp cổ có ánh sao đỏ.

Ngòi bút miêu tả cùa I-li-a Ê-ren-bua mang đậm sác thái trữ tình, thể hiện tình cảm yêu mến và tự hào sâu sắc của ông về quê hương đất nước của mình.

Có thể nói, chưa bao giờ khái niệm về lòng yêu nước lại được diễn tả chính xác và gợi cảm đến thế.

Ngay chân lí về lòng yêu nước cũng được thể hiện bằng một hình ảnh so sánh rất ấn tượng. Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Sau khi nêu ra ngọn nguồn của lòng yêu nước, I-li-a Ê - ren- bua chuyển sang khắng định: Lòng yêu nước chỉ có thể được bộc lộ đầy đủ nhất, cao đẹp nhất khi được thử thách trong lửa đạn chiến tranh: Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Chính trong cuộc chiến tranh vệ quốc một mất một còn này, mỗi người dân Xô Viết hiểu cuộc sống và số phận của họ và gắn liền với vận mệnh Tổ quốc. Và vì thế, họ sẵn sàng rời xa quê hương tươi đẹp, thơ mộng xiết bao trìu mến để lên đường chiến đấu vì Tổ quốc.

Bài văn kết thúc bằng một câu nói đã trở thành phương châm sống của công dân Xô Viết lúc bấy giờ: Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa.

Phương châm ấy đã trở thành lí tưởng sống của mọi dân tộc.


15 tháng 3 2018

Câu nói trên được trích từ bài báo thử lửa của 1 nhà văn Nga,đã để lại trong tôi và bạn bao nhiêu độc giả những suy nghĩ mông lung

Phải,chưa bao giờ lòng yêu nước của những câu dân xô viết lại bừng cháy nên như lúc này .Chiến tranh đã tạo ra cho họ 1 tinh thần thép,và mỗi người công dân đêù nhớ lại những năm tháng xưa.Họ nhớ lại cái cảnh quê hương yên bình và trog trẻo,cái vị thơm chua mát của trái lê hay mùa thảo nguyên có hơi rượu mạnh.Phải,chưa bao giờ mà họ thấy căm ghét những kẻ xâm lược đã giày xéo lên mảnh đất của họ,nơi ông cha họ đã đổ mồ hôi sương máu để gây dựng lên.Và họ thấm nhuần trong tim 1 chân lý: lòng yêu tổ quốc thật đơn giản,vĩ đại mà mộc mạc làm sao!

Và mùa thu,khi cái mùa thu huyền thoại ấy đi qua,thì họ sẽ sắp phải đối mặt với nỗi đau mất nước.Làng mạc chìm trong tag tóc với bóng đêm,người dân nghèo đói.Chưa bao giờ mà nc Nga lại phải tồi tệ như ngày hôm nay.Và đến tận lúc này,họ coi nc Nga như họ,như 1 phần trong họ,như ace họ,như máu thịt họ,và sẽ là 1 phần trong kí ức êm đềm mà đau thương.Và,bằng tất cả ,họ quyết dành lại đất nc,và nếu có 1 ngày đất nc của họ ra đi,thì họ sẵn sàng nhắm mắt buông xuôi,bởi:mất nc nga là mất tất cả,như ánh lửa le lói đêm tối bị gió giập tắt,như phận người giữa sa mạc mênh mông!!!