K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2018

Câu 3,Ý nghĩa văn bản: Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

6 tháng 3 2018

Câu 2,

Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.

Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.

Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

6 tháng 2 2016

- Ý nghĩa = mình fải nắm vững tiếng nói người mình thì dù sao đi nữa cũng ko  ở hết bít . Hỉ gianroi

15 tháng 2 2017

Ý nghĩa:

- Tầm quan trọng của tiếng nói của một dân tọc, tiếng nói là linh hồn, là bản sắc của dân tộc, dân tộc mà để mất tiếng nói, dân tộc đó sẽ đánh mất nước.

- Còn giữ tiếng nói, dân tộc đó còn có cơ hội để giành lại tự do.

- Thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt, thiết tha.

- Lời nói của thầy Ha-men là chân lí của cuộc sống.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!ok

6 tháng 2 2018

Đề bài: Trong 4 mùa thì mùa xuân là mùa đẹp nhất. Em hãy viết bài văn tả mùa xuân quê em cho các bạn khác trong lớp cùng nghe.

Đất trời có bốn mùa xuân hạ thu đông và em thây yêu nhất trong đó là mùa xuân. Cũng không biết vì sao em lại thích nó đến thế có lẽ nào là em thích cái Tết cổ truyền dân tộc nên em thích nó chăng?. Có lẽ vậy, mùa xuân đên em thêm một tuổi mới nhìn những phố hoa rực rỡ làm lòng em thấy hào hứng và yêu đời biết bao. Mùa xuân nó có một cái gì đó rất riêng mà em thấy rất yêu thích.

Xuân đến trên đất trời muôn vàn hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông cây cối trút hết lá thì đến mùa xuân thì thiên nhiên sinh sôi những cành cây kia được mang lá lại, những mầm xuân nho nhỏ như đang hé mở đón một cuộc sống mới trên đời. Và thế là nó lại bắt đầu một vòng đời mới. Không chỉ những tán lá cành cây hồi sinh sau một mùa đông giá lạnh, nó dài như một kì ngủ đông vậy mà những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Ngày xuân ấy đi đâu cũng thấy cảnh vật tươi tốt trán trề nhựa sống cho đời. thật sự tất cả như mang một nét đẹp chung đó là sinh sôi. Đặc biệt mùa xuân thường có mưa xuân, mưa xuân nhỏ hạt và không làm ướt mấy, nó chỉ có thể làm ướt bạn khi bạ đứng dưới nó quá lâu mà thôi. Cả ngày mưa sầm sùi như thế nhưng người dân ta quan niệm rằng những hạn mưa kia chính là những giọt làm nên sự tươi tốt của mùa xuân chính vì thế nó giống như hạt lộc của thần thánh ban cho vậy. Không chỉ có thế tiết trời giá lạnh làm cho con người gần gũi nhau hơn. Mùa xuân như một nàng tiên ban phép màu xuống dưới trần gian này.

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân đến, đêm giao thừa một cái Tết an lành bên gia đình của mình. Mùa xuân bắt đầu một năm mới với mỗi người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với chiếc phong bì trên tay hạnh phúc. Đó là mùa đoàn viên đi đến đâu cũng đông đúc náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết, nào những chị con gái áo hồng áo đỏ, những anh con trai lịch sử trong bộ vest thật bảnh bao. Mọi người ai cũng nở một nụ cười trên một thật rạng rỡ. Xuân đẹp khi đem giao thừa đến những chùm pháo hoa như những chùm màu sắc ai ném tung lên trời. Xuân về cả đất trời rung động với tiếng pháo ấy.

Em yêu mùa xuân nhất vì nó không chỉ đẹp cảnh đất trời mà nó còn đẹp chính ở lòng người nữa. Mùa xuân không chỉ là mùa xuân sinh sôi mà nó còn là mùa xuân của tình thân lòng nhân ái của con người, sự sum họp gia đình. 

câu 3

6 tháng 2 2018

Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Đi xa ai cũng nhớ nhiều.

Đúng vậy, ai cũng có một miền quê để thương, để nhớ để tự hào về nó. Có người yêu quê hương bởi gốc đa bến nước sân đình, bởi cánh đồng thẳng cánh cò bay, đầm sen với những bông sen thơm ngát, những dãy núi Thiên Thai trùng trùng điệp điệp, lời mẹ ru con say đắm mượt mà,...Nhưng riêng tôi, tôi yêu hương tôi bởi mỗi dịp nghỉ hè tôi lại được về quê chơi, tôi lại được ngắm cảnh làng mạc, quê hương. Thú vị nhất vẫn là khi tôi được ngắm cảnh xuân sang trên làng quê tôi.

Mùa xuân ấm áp tươi đẹp đã về trên quê hương tôi thật rồi. Mùa xuân về, nó xua tan đi cái không khí ẩm thấp, thay vào đó là sự ấm áp trong đất trời. Từ cái se lạnh của mùa đông và cái nóng của mùa hè tạo nên khí hậu hài hòa của mùa xuân. Ông mặt trời đã thức giấc nhưng vẫn còn mơ màng trong giấc mộng đẹp nào đó, kéo chiếc đèn lửa lên cao, thắp sáng xua đi bầu trời xám xịt nặng nề của mùa đông, ban phát những tia nắng dịu dàng đánh thức muôn loài. Từng đàn chim én tránh rét ở phương nam giờ đã bay về, chao liệng trên bầu trời xanh thẳm như đón chào một mùa xuân mới. Cảnh sắc của cảnh vật bao quanh làng quê tôi thật là đẹp tuyệt vời!

Ôi mưa xuân thật là tuyệt vời! Mùa xuân đến, mang theo những cơn mưa xuân và nắng xuân tốt lành tràn đầy năng lượng. Mưa mùa xuân và nắng xuân làm cho vạn vật trên quê hương tôi như hồi sinh trở lại. Màn mưa mỏng tang như một lớp bụi mỏng được kết bởi những hạt mưa li ti mau mắn thi nhau tới tấp lao xuống liên tiếp. Màn mưa xuân như một thiếu nữ thướt tha mà e lẹ. Mưa mùa xuân mát lạnh và nắng mùa xuân ấm áp đã ghé xuống trần gian, đánh thức bao lộc non. Lộc non ấy bé li ti, xanh mơn mởn nhứ ra, vươn mình, cựa quậy thích chí nhìn ra thế giới bên ngoài như một đứa trẻ tinh nghịch muốn khám phá, muốn ngắm nhìn tất cả mọi vật. Em thấy lạ kì chưa, những hàng cây trơ trụi, khẳng khiu trong suốt mùa đông không còn nữa. Giờ đây chúng thi nhau khoác lên mình bộ cánh xanh mơn mởn trông như những ngọn nến xanh được bàn tay mẹ thiên nhiên thắp lên, tô điểm cho sắc xuân thêm rạng rỡ. Cây cối trả nghĩa cho mưa mùa xuân và nắng mùa xuân bằng cách cho ra những mùa hoa thơm trái ngọt tuyệt vời. Nhìn vào vườn cây nhà em, hoa lá đang thi nhau đua nở. Mỗi loài hoa đều có một vẻ đẹp riêng. Hoa hồng thì diện cho mình một bộ váy tuyệt đẹp, hoa hướng dương thì diện cho mình cho bộ váy vàng óng như ánh mặt trời, hoa vi-ô-lét thì diện cho mình một bộ váy tím biếc,...Tất cả, tất cả đã thiêu dệt nên một rừng hoa xuân. Ôi, nhìn kìa! Cuối xóm em, hoa gạo đỏ trĩu những chùm hoa đỏ mọng, và đầy tiếng chim hót ríu ra ríu rít trên cành cây như chúng đang mở dạ tiệc chào mừng mùa xuân về. Xa xa, cánh đồng làng em cũng xanh tươi. Cánh đồng đang thì con gái, xanh mơn mởn. Sóng lúa nhấp nhô đuổi nhau ra tít tắp chân trời xa. Chà, cỏ mọc tua tủa một màu xanh non ngọt ngào.

Kia là dòng sông Cầu chảy qua quê hương tôi đang trông mắt nhìn cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc. Những tia nắng xuân chiếu xuống mặt hồ làm nó lung linh như được dát vàng. Trên đường phố, xe cộ tấp nập người qua lại. Mọi người xúng xính trong bộ quần áo mới. Các cụ già trong bộ quần áo truyền thống đi lễ chùa. Tết đến xuân về, trên mảnh đất Bắc Ninh quê hương em lại tưng bừng mở hội. Các liền anh, liền chị hát vang lên khúc hát quan họ say đắm mượt mà làm khách đi hội như hòa mình vào bài hát. Đứng trước cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân làm em càng thêm yêu quê hương đất nước. Ôi, cảnh mùa xuân thật tuyệt vời!

Em rất thích ngắm cảnh mùa xuân. Mùa xuân đem lại sức sống cho cây cối và hoa lá, như tiếp sức cho cây cối xanh tươi trở lại. Mai này dù có đi đâu xa em sẽ không bao giờ quên được cảnh xuân sang trên quê hương em. Cảm ơn mùa xuân. Em yêu mùa xuân.

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNGPHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi

(Theo Ngữ văn 6, tập II)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của 02 phó từ tìm được trong đoạn văn trên.

Câu 3. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thỉ chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù”?

Câu 4. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

       Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Hamen. Trong đó có sử dụng một phó từ.( Gạch chân, chú thích)

2
10 tháng 4 2020

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

10 tháng 4 2020

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

      Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chú ý nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi..."

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3:Em hiểu như thws nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 4: Ý nghĩa của nhan đề văn bản là gì?

Câu 5: Điều mà em học tập được ở nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì?

    Ai làm trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho. Các bạn giúp mình với nhé!

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 2 2019

1. PTBĐ chính: tự sự

2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".

3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.

4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp -  Phổ và chịu sự thống trị của Đức.

2 tháng 3 2019

Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.

Câu 3 : 

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4 :

Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :

- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho  nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp.  Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.

Câu 5: 

- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.

 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:

 +Giữ gìn sự trong sáng.

 + Sử dụng có chuẩn mực

 + Làm giàu thêm vốn từ.

- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc

+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.

+ Có thái độ yêu say các môn học.

+ Có tinh thần tự học.

- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.

22 tháng 7 2018

Trong truyện, thầy Ha-men có nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ… chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”

- Đây là câu nói của người yêu tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ như chính hơi thở, nguồn sống

- Khẳng định giá trị to lớn của tiếng nói dân tộc

- Còn giữ vững tiếng nói là còn hy vọng đấu tranh giành lại tự do

- Yêu quý, học tập, giữ gìn tiếng nói của dân tộc là biểu hiện rõ rệt, sâu sắc của lòng yêu nước.

21 tháng 9 2018

Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:

   + Trang phục: mặc bộ lễ phục

   + Thái độ với học sinh: dịu dàng, ân cần

   + Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp.

   + Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

=> Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

26 tháng 2 2019

- Tình yêu tiếng nói dân tộc một biểu hiện của lòng yêu nước

- Đề cao sức mạnh của Tiếng nói dân tộc 

đáp án này nghĩ bừa 

chúc bạn học giỏi

=3=

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.

bạn tham khảo nhé

15 tháng 4 2018

Câu nói của thầy Ha-men "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù...". Câu nói này chính là chân lí của cả câu chuyện. Nó khẳng định và làm nổi bật giá trị thiêng liêng, sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộctrong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thoát khỏi vòng nô lệ. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đáp bầng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ.