K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán

  1. Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà Lương
  2. Bắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.
  3. Bắc thuộc lần thứ tư (1407 - 1427): còn gọi là thời thuộc Minh.
  4.  

Bài 5 :

a) Động từ : tát, múc, đổ, đi

Cụm động từ : tát nước bên đàng, múc ánh trăng vàng

b) Động từ : tới, đi, chài, đuổi, chửa, rụng, đương.

c) Động từ : lội, qua.

a. Động từ là : tát nước ; múc ánh trăng; đổ đi 

B. Động từ là: đi ; tới 

 

 Bài làm:

Trong các hình ảnh về Thánh Gióng, có thể chọn một hình ảnh đẹp nhất như:

  • Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Em thích hình ảnh này vì nó tượng trưng cho sức mạnh phi thường của Gióng. Khi đất nước cần, mỗi người dân đều sẵn sàng đóng góp công sức cho dân tộc.
  • Một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vì khi hoàn thành nhiệm vụ đất nước giao phó, Gióng đã không màng danh l
25 tháng 2 2023

Các từ láy trong bài thơ Những Cánh Buồm là :

Lênh khênh, rả rích, phơi phới, trầm ngâm, thầm thì

24 tháng 2 2023

Các từ láy và tác dụng:

- Rực rỡ: dùng để chỉ vẻ đẹp của ánh mặt trời. Mặt trời sớm mai chiếu ánh sáng lấp lánh, vàng rực lên biển xanh. Vẻ đẹp ấy tượng trưng cho tương lại tươi sáng, rộng mở của con.

- Lênh khênh: từ láy tượng hình dùng để diễn tả cái bóng cao lớn của cha, qua đó nói lên vai trò che chở, bảo vệ và nâng đỡ để con trưởng thành.

- Rả rích: từ láy tượng thanh dùng để tả trận mưa đêm nhưng nó cũng ẩn dụ cho những gì lạnh lẽo, tối tăm đã qua, đối lập với buổi bình minh lộng lẫy hiện tại, cho thấy niềm tin của cha vào tương lai tốt đẹp của con.

- Phơi phới: có tác dụng nhấn mạnh niềm vui trào dâng trong lòng người cha khi thấy con tiếp bước mình thực hiện ước mơ.

8 tháng 9 2021

bạn thử vuốt xuống xem.

10 tháng 9 2021

nếu vuốt xuống ko có nộp bài thì chắc bn giống mik, tức là bn chưa nâng cấp lên tài khoản VIP

12 tháng 5 2022
Dàn ý chi tiết phân tích, cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương

– Giới thiệu tác giả Y Phương: là nhà thơ dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi

– Bài thơ Nói với con được làm trong lần đầu khi nhà thơ được làm cha, được in trong tập Thơ Việt Nam (1945- 1985), thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước và dân tộc mình

II. Thân bài

1. Mạch cảm xúc của tác phẩm

– Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sự sống bền bỉ của quê hương mình.

– Bài thơ đi từ tình cảm gia đình, mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thân thuộc nâng lên thành lẽ sống.

2. Cảm nhận về bài thơ Nói với con

* Tình yêu thương, sự che chở đùm bọc của gia đình và quê hương với đứa con

– Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng, cha muốn nhắc nhở đứa con nhớ và hướng tới tình cảm gia đình, cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

+ Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ

+ Nhiều từ láy, kết hợp với nhịp thơ 2/3 tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt bằng những hình ảnh cụ thể: chân phải- chân trái; tiếng nói – tiếng cười; một bước – hai bước…

→ Tác giả tạo ra được không khí ấm áp, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười đều được cha mẹ chăm chút, đón nhận

– Người cha cho con biết niềm vui của lao động và tình nghĩa của quê hương

+ Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình: cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”

+ Tác giả diễn tả những động tác cụ thể trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, vừa hòa quyện niềm vui

+ Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống

+ Người cha nhắc tới ngày cưới – ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời – đó là điểm tựa của hạnh phúc

→ Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và nghĩa tình

* Phẩm chất đáng quý, tốt đẹp và truyền thống văn hóa của người đồng mình

– Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển

+ Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần khẳng định phẩm chất của người đồng mình, những người có lời nói giản dị, mộc mạc gợi sự yêu thương, gần gũi

– Phẩm chất của những người đồng mình hiện dần qua lời nói tâm tình của người cha:

+ Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

+ Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi tuy có nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên cường, sống mạnh mẽ, thiết tha với quê hương

* Ước muốn của cha

+ Mong con thủy chung với quê hương

+ Biết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình

+ Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí và niềm tin, họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé, yếu đuối về ý chí

+ Người đồng mình biết cách nâng cao quê hương, xây dựng và duy trì truyền thống phong tục tập quán của mình

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

+ Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình

+ Cha mong mỏi đứa con sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người đồng mình

+ Con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.

III. Kết bài

– Bài thơ Nói với con giàu hình ảnh, mộc mạc mà vẫn thơ mộng khi Y Phương thấu hiểu và thể hiện được hồn cốt, bản sắc của người dân tộc

– Người cha nói với con chính là trao gửi tới thế hệ tiếp nối về truyền thống, niềm tự hào, khả năng sống bền bỉ của những con người dù “thô sơ”, “nhỏ bé” nhưng đầy tự trọng và kiên định.