K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

cách 1 : đọc nhiều , bài trước và sau

cách 2 :ghi ra giấy

cách 3 :nhớ ai đó đọc cho nhiều nghe rùi thuộc

cách 4: hiểu được nội dung bài 

k nhé

không đăng câu hỏi như câu hỏi này nhé !!!!!!!!!

hok tốt

7 tháng 9 2019

Cách giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu

1. Hiểu bài

Đây là vấn đề đầu tiên giúp bạn ghi nhớ được nội dung bài học  và thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn học thuộc bài cũng như dạng “học vẹt” mà thôi. Khi đã hiểu bài học thì bạn sẽ nhớ dễ và nhớ lâu hơn. Nhưng muốn hiểu bài thì phải làm gì? Điểm mấu chốt ở đây là khi trên lớp bạn hãy cố gắng tiếp thu kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt, hiểu được bản chất của vấn đề, xem vấn đề đó nói gì, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. làm như thế bạn vừa tiết kiệm được khoảng thời gian học bài, vừa giúp bạn học baì nhanh thuộc và nhớ lâu hơn.

2. Tóm tắt ý chính

Khi đã hiểu được bản chất của vấn đề thì bạn cần tóm tắt những ý chính trong bài. Đầu tiên là tựa bài , sau đó bạn nhớ thứ tự của bài trong sách để nhớ lại nội dung đã học để nắm lại toàn bộ chương trình đã học. Tiếp theo bạn cần gạch ra những ý chính, bạn không nhất thiết phải học thuộc cả chương. Thông thường được chia thành nhiều đoạn,  mỗi đoạn sẽ có một dòng in đậm và đây cũng là ý chính của toàn đoạn. Đây là cách học giúp bạn nhớ lâu đấy.

Những cách giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu-2

3. Chia nhỏ nội dung bài học

Có một điều chắc chắn rằng việc bạn phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung được nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ. Đây chính là phương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, bạn sẽ thấy sau khi học thuộc được 1 mục, 1 ý bạn sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phần khác.

4. Liên hệ thực tế

Đặc biệt là những sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý. Bạn có thể liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng, hay nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó, nếu bạn ở Huế thì những đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng Bắc Trung Bộ là quá đơn giản với bạn rồi phải không nào, thêm vào đó những liên hệ thực tế còn cho bạn những ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng làm bài nữa đấy.

Những cách giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu-3

5. Kết hợp vừa học vừa ghi

Đây là phương pháp giúp bạn nhớ bài vừa nhanh, vừa sâu, vừa có hệ thống, vừa tăng cường khả năng tập trung. Đối với những đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp những chữ mang tính chất nội dung trọng tâm thôi nhé. Riêng những công thức, những định nghĩa bạn nên ghi lại từ 2-3 lần, có thể nhiều hơn để nhớ lâu, nhớ sâu hơn nhé.

Những cách giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu-4

6. Nhẩm bài

Đây là cách học phổ biến nhất vì nó tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho bạn. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học vì nếu trong lúc nhẫm bài mà bạn nghĩ ngợi mông lung thì sẽ kho lòng mà học thuộc được. Khi nhẫm bài, bạn hãy cố gắng nhớ lại nội dung đã học, khi nào đã cố gắng nhung không nhớ được thì hãy mở sách ra xem. Lần lượt nhẩm từng đoạn một cho đến khi hết bài!

7. Tinh thần thoải mái

Khi bắt tay vào học bài, điều quan trọng nhất là tinh thần của bạn phải được thoải mái, không lo lắng hay nghĩ ngợi mông lung về vấn đề gì.  Vì lúc này bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học, còn nếu như bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu.

8. Không gian học

Khi học bài bạn nên chọn nơi có không gian rộng, thoáng mát, có đủ ánh sáng, ít người ra vào, yên tỉnh, nhưng cũng đừng quá im lặng sẽ tạo cho bạn cảm giác căng thẳng và rất dễ buồn ngủ. Nơi học bài cần được gọn gàng, bạn có thể học bài trong khi đứng, ngồi, nằm hay đi qua đi lại miễn sao giúp bạn có cảm giác thoải mái, dễ chịu nhưng tránh trường hợp đổi tư thế liên tục vì sẽ làm cho bạn cảm giác mệt mỏi, mất tập trung. Để học bài nhanh thuộc bạn nên tập tung vào bài học, nếu không gian học quá ồn ào, người ra vào liên tục, thiếu ánh sáng bạn sẽ mất tập trung và học mãi mà chẳng thuộc.

Những cách giúp học bài nhanh thuộc và nhớ lâu-5

9. Những điều nên tránh

Trong lúc học tuyệt đối không được học môn này lại nhảy sang môn kia học liền, môn nào học thì dứt điểm môn đó, nếu bạn vẫn giữ thói quen học như thế không những làm mất thời gian của bạn mà còn làm bạn khó có thể nhớ được nội dung mình đã học. Không nên vừa ăn vừa học vì việc này vừa mất lịch sự  lại vừa làm mất tập trung của bạn. Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy!

#Châu 's ngốc

13 tháng 11 2021

Bạn đọc nhiều bài văn là vốn từ của bạn sẽ ngày càng cao nên việc viết văn rất đơn giản thôi. Mình cũng như bạn nhưng nhờ đọc nhiều, biết nhiều nên cũng quen. 

Chúc bạn hc tốt môn Văn nhé.

13 tháng 11 2021

Cảm ơn bạn nhưng mik viết văn cx khá tốt, mik chỉ yếu phần phân tích vs đọc hiểu thôi. Phần đấy làm mik mất 2,5 điểm đó bạn.

24 tháng 9 2018

Em học được cách sử dụng bản đồ , biết thêm về bản đồ của đất nước Việt Nam ........

Viết thêm lợi ích của bạn khi học kinh độ , vĩ độ và tọa độ địa lí . Mik ms lp 5 ko lm được hết

Mong bn thông cảm cho . 

Chúc bn hok tốt .

# MissyGirl #

27 tháng 9 2018

Em học được cách sử dụng bản đồ, biết thêm rất nhiều về bản đồ của nước nhà....

học tốt

đúng thì ủng hộ cho mik vs nhé

17 tháng 12 2018

Bạn học trường j

17 tháng 12 2018

Bạn ở đâu

28 tháng 12 2018

khác trường nên k cho đc tại đề k giống nhau

28 tháng 12 2018

PHÒNG GIÁO DỤC

BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6

Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?

      A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh          B. Sọ Dừa

      C. Ếch ngồi đáy giếng           D. Sự tích Hồ Gươm

2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì?

      A. Miêu tả          B. Biểu cảm        C. Tự sự       D. Nghị luận

3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?

A. Tái hiện trạng thái sự vật

B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận

D. Trình bày diễn biến, sự việc

4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?

A. Nhân vật, sự việc

B. Cảm xúc, suy nghĩ

C. Luận bàn, đánh giá

D. Nhận xét

5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm?

         A. Bánh chưng, bánh giầy      B. Con Rồng, cháu Tiên      

         C. Thành Gióng             D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì?

A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước

B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông

C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai

D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống

7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?

A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang

B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan

C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì

D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải

8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì?

A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người

B. Khuyên nhủ, răn dạy con người

C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể

D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý

9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn?

A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn

B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa

C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú

D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ

10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?

A. Sử dụng tiếng cười

B. Tình tiết ly kỳ

C. Nhân vật chính thường là vật

D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc

11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Ăn cho chắc bụng

B. Sống để bụng, chết mang theo

C. Anh ấy tốt bụng

D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc

12. Từ nào dưới đây là từ ghép?

     A. Lồng lộng          B. Xinh đẹp        C. Hồng hào      D. Mù mịt

13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Đang nổi sóng mù mịt

B. Một toà lâu đài to lớn

C. Không muốn làm nữ hoàng

D. Lại nổi cơn thịnh nộ

14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?

A. Cái máng lợn sứt mẻ

B. Một cơn giông tố

C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em

D. Lớn nhanh như thổi

15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?

A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen.

B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.

C. Một cuốn sách nhỏ nhen.

D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.

16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị

C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

II. Tự luận (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.

Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn bé trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại câu chuyện.

Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em.

Bài làm

*Mở bài: 

- Giới thiệu về cảnh biển mình cần tả.

- Vì sao lại tả cảnh biển?

*Thân bài:

- Nêu thời gian khi đi biển. ( Vào mùa hè hay hết học kì I bố mẹ cho em đi biển,... )

- Bạn thích nhất cảnh biển vào buổi nào? ( Bạn đnag viết cảnh biển buổi sáng nên hãy lấy cảnh là buổi sáng nha )

- Vì sao thích cảnh biển vào buổi đó? 

- Mọi người ở bãi biển đã làm gì, và họ làm việc đó như thế nào?

- Bạn đã làm gì trên bãi biển?

- Mọi người dưới biển đã làm gì? 

- Bạn đã làm gì ở dưới biển?

- Bạn cảm thấy như thế làm khi làm những việc đó?

- Mọi người ở biển cảm thấy như thế nào? 

- Nêu tình cảm của bạn với biển vào buổi sáng.

*Kết bài: 

- Nêu tình cảm với biển. Và vì sao lại thích biển nhất vào buổi sáng? 

- Bạn sẽ đến với biển lần nữa chứ? ( Hứa hẹn )

~ Nếu k hiểu hoặc k tìm ra câu để làm cứ liên hệ với mik ~

# Học tốt #

30 tháng 4 2020

Dàn ý tả cảnh biển vào buổi sáng 

I. Mở bài

Giới thiệu chung về quanh cảnh biển trong một buổi sáng em tận mắt chứng kiến.

II. Thân bài

1. Không gian, thời gian

  • Em sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển.
  • Mỗi buổi sáng khi mặt trời chưa ló dạng em cùng gia đình dậy thật sớm đi tập thể dục, chạy thật nhanh ra biển để ngắm bình minh.

2. Quanh cảnh biển

  • Bầu trời xanh ngắt, chỉ còn lát đát vài ngôi sao đang tỏa sáng.
  • Ánh mặt trời chiếu tia sáng xuyên qua đám mây trắng, rọi vào những con sóng nhấp nhô trên biển.
  • Ông mặt trời ló dạng có màu đỏ như lòng quả trứng gà.
  • Nhìn xa xa chân trời biển thật đẹp như một dải lụa đầy màu sắc.
  • Cảnh vật dần ló dạng, cảnh bình minh lỗng lẫy và hùng vĩ.
  • Mặt trời lên cao, mặt biển lấp lánh, li ti nhìn thật đẹp.
  • Mặt biển như khoác chiếc áo vàng óng ánh.
  • Từng cơn sóng liên tiếp tràn vào bờ trắng xóa.
  • Trên mặt đất những ánh nắng soi rọi bãi cát ánh vàng.

3. Hoạt động của con người

  • Từng đoàn thuyền đang tấp nập về bến sau chuyến đánh cá dài ngày.
  • Xuất hiện nhiều hơn hoạt động con người như tập thể dục, chạy bộ, đi bộ.
  • Khung cảnh trở nên náo nhiệt, rộn rã hơn.
  • Cảnh bình minh như đánh thức mọi vật, con người để bắt đầu một ngày mới.

III. Kết bài: Nêu lên cảm nhận vẻ đẹp vùng biển.

  • Khung cảnh vùng biển khi bắt đầu một ngày mới lộng lẫy và hùng vĩ.
  • Em yêu vùng biển quê hương, cảnh sắc và con người nơi này

chúc bạn học tốt

Đơn giản chỉ cần gấp hơn 1 nửa trang giấy lại để lộ ra 2 chữ đầu của mỗi dòng rồi nhìn vô đó học tiếp

12 tháng 5 2019

-bn pk tập trung

-hok ở một nơi yên tĩnh

-chia nhỏ thời gian hok thuộc

-tóm tắt những ý chính để hok

-có thể vt đi vt lại ra giấy

-kiên trì và đặc biệt pk có sự đam mê

...

10 tháng 10 2021

1. Biết ghi chép và vận dụng những điều cần thiết

Một tiết học chỉ kéo dài 45 phút, thường thì các bạn chỉ ghi chép những gì nêu trên bảng và thầy cô gợi ý. Tuy nhiên, có tới 80% những gì thầy cô yêu cầu bạn ghi chép đều có trong sách giáo khoa. Trong khi đó, những thứ thầy cô giảng để giúp các bạn hiểu bài hoặc giải thích quá trình tư duy để tìm ra được cách giải hay nhất thì các bạn lại chỉ ngồi nghe để rồi quên ngay sau đó. Vì vậy, các bạn hãy chú ý những gì thầy cô giảng để rút ra những gì hữu ích nhất cho bài giải của mình.

2. Năm chắc lý thuyết sẽ giúp bạn học toán hiệu quả hơn

Với tâm lý, lý thuyết là những điều không quan trọng, các bạn chỉ tập trung vào giải các bài tập, bỏ qua những điều cơ bản mà lý thuyết cung cấp. Nếu không nắm vững nghĩ định nghĩa, định lý những điều cơ bản thì bạn chỉ có thể giải được những bài toán ở mức độ không quá khó và khi biến tấu đi một chút thì bạn lại gặp khó khăn trong cách giải của mình. Một bài toán khó, toán mẹo là tổng hợp của những bài đơn giản. Nếu bạn không nắm vững điều cơ bản đó để giải toán một cách từ từ thì bạn khó có thể đạt được điểm cao ở môn toán.

3. Áp dụng lý thuyết học được vào làm bài một cách hiệu quả

Toán học cần có sự rèn luyện thật nhiều để thực hành trơn chu. ở mỗi dạng bài tập cụ thể, bạn hãy làm quen với nhiều bài tập để thành thạo các bức và phương pháp giải. Thực hành nhiều lần, bạn sẽ tạo cho mình được một thói quen tốt cũng nhưng kinh nghiệm khi tiếp cận với bất cứ dạng bài nào, ở mức độ nào.

4. Học toán theo quy trình từ dễ lên khó

Nghĩa là, bạn hãy đi từ dễ đến khó. Khi làm quen với các dạng bài tập cơ bản sẽ tạo cho bạn động lực để tiếp cận những bài khó hơn và khó hơn nữa. Bạn đã tìm được niềm đam mê khi tiếp cận với các bài toán mà quên đi nỗi sợ hãi với môn học này

5. Để học toán hiệu quả thì đừng quá cứng nhắc

Nếu khi làm bài mà bạn bế tắc vì không tìm được hướng đi. Hãy thử với nhiều cách và nhiều phương pháp nhé, nó vừa giúp bạn có thêm kỹ năng kinh nghiệm khi làm bài mà còn giúp bạn tìm được hướng giải phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể.

6. Để quá trình học toán có hiệu quả thì hãy biết rút ra kinh nghiệm riêng

Mỗi khi hoàn thành bài tập, các bạn hãy làm một việc cuối cùng là xem xét các bài tập mình vừa giải xem phương pháp nào thích hợp, dấu hiệu nhận biết từng dạng bài. Hãy ghi chú những điều đó vào bên cạnh hoặc vào bất kỳ chỗ nào mà bạn cảm thấy sẽ giúp bạn nhớ nhất. Sau mỗi chương, mỗi phần hãy ôn tập để không bị dồn bài bạn nhé. Đó là cách làm khoa học và hiệu quả cho những người đam mê với toán.

7. Học từ những cái sai của mình

Không riêng gì với môn toán, với bất kì môn nà nếu gặp lỗi sai thì bạn nên có những ghi chú riêng để khi có thời gian thì xem lại, lỗi đó là gì, cách khắc phục ra sao...Bạn hãy cố gắng tự trả lời những thắc mắc đó, nếu không được thì bạn bè, thầy cô cũng là những trợ giúp đắc lực cho bạn trong bất cứ tình huống nào.

8. Trước khi làm bài toán hãy tóm tắt đề và có một trình bày cần thận để ghi điểm

Tóm tắt đề bài giúp bạn dễ dàng nhận biết được dữ liệu để cung cấp, tiết kiệm thời gian và tránh bỏ sót dữ liệu cần thiết cho việc giải bài. Ngoài việc giải bài đúng thì việc trình bày cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp bạn có những điểm số trọn vẹn.

10 tháng 10 2021

mik thích hok văn nhưng chỉ thích viết văn thôi, bn đọc nhiều sách tham khảo nha :D

30 tháng 4 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách

chúc bạn học tốt 

nhớ tích cho mk nha

30 tháng 4 2020

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
~hok tốt my friend ~

22 tháng 11 2023

Kinh nghiệm em rút ra được khi tìm hiểu văn bản đồng thoại: 

- Khi khai thác truyện đồng thoại cần ghi nhớ các sự kiện chính.

- Sau đó tìm và chỉ ra được những nhân vật là các loài vật đã được nhà văn miêu tả đâu là nhân vật nổi bật và đâu là nhân vật chính. 

- Đặc biệt cần tìm hiểu sâu về hình dạng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các con vật được thể hiện trong truyện để phát hiện bài học mà truyện muốn thể hiện.

- Khi được lĩnh hội thông điệp, cần liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em.