K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2021

Vầng trán cao và rộng

Râu tóc bạc phơ

@Cỏ

#Forever

XIN T I C K 

Trong phòng học lớp em có treo ảnh Bác Hồ. Ảnh Bác được treo trang trọng trên tường, ngày chính giữa lớp, phía trên chiếc bảng đen xinh xắn. Trông Bác hiền từ như một ông Bụt bước ra từ câu chuyện cổ tích mà bà em hay kể. Râu tóc Bác bạc trắng. Đôi mắt hiền hậu dõi theo chúng em học bài. Vầng trán rộng mênh mông thể hiện sự thông minh và trí tuệ uyên thâm. Mỗi khi nhìn vào ảnh Bác, em luôn tự nhủ mình sẽ cố gắng chăm ngoan, học tập thật giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

THANKS

20 tháng 3 2018

tfrgthgthghjnhyt

12 tháng 4 2016

Bài làm

          Mẹ em bảo: “Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bé Lương nhà bác em bây giờ đã mười tháng tuổi. Ai cũng quí bé vì trông bé rất bụ bẫm.

          Bé Lương đang tập nói, tập đi. Trông Lương thật đáng yêu. Lương có thân hình béo tròn mũm mĩm. Nhìn từ xa, trông bé như một chú gấu con mới sinh. Em chỉ muốn ôm chặt bé vào lòng. Lương có nước da mịn màng, trắng trẻo. Nếu không kỹ, rất có thể bạn có thể nhầm đôi má của Lương với hai trái mận chín đỏ. Em vuốt má bé thì má cứ phúng phính, trông thật là thích! Cặp mắt bé Lương rất đặc biệt. Mắt bé vừa to vừa tròn trông đáng yêu, dễ thương. Nhìn thẳng vào đôi mắt đen láy, long lanh khó tả, bạn thấy ngay một điều rằng: đôi mắt thật hồn nhiên và còn tiềm ẩn tư chất thông minh. Tóc của bé đen nhánh, mềm mại như tơ. Đôi môi chúm chím đỏ chót mỗi lần cười lại để lộ ra sáu cái răng sữa mới nhú, trắng, nhỏ như hạt ngô non. Mỗi lần mọc thêm răng cu cậu lại thấy khó chịu. Chân tay cu Lương tròn lẳn, nần nẫn thịt, mũm mĩm trông thật thích. Mười ngón tay ngón chân xoè ra thật xinh. Mỗi lần đèo đi mua quần áo, Lương toàn chỉ tay vào bộ quần áo có hình chú chuột Mickey. Thấy thế, mẹ Lương mua ngay. Thích quá, bé cứ vỗ tay bôm bốp, cười tít mắt.

Cu Lương vừa hiền lại vừa hiếu thảo với bố mẹ, hào phóng với anh chị em, ông bà trong nhà. Có lần em cho bé một gói kẹo. Bé đưa mẹ bóc rồi đưa vào tay mỗi người trong nhà một cái kẹo. Bé thảo lắm nhưng khi bé tập nói thì ai cũng phải cười. Bé Lương mới bập bẹ được vài từ như bố, bà, chị, Chi. Bây giờ cu mới ngọng nghịu tập nói từ mẹ. Lương mới đi được chập chững vài bước. Lúc đứng yên bé lắc lư người. Có lần chị của cu Lương bảo:

          - Cu đi khoanh tay đằng sau, đi giống ông nội nào!

          Bé lững chững bước nhưng rồi lại ngã , bé mếu máo khóc làm cả nhà cười đau cả bụng. Lúc chơi đùa cu cậu nói cười ríu rít. Thấy ai làm gì là cu cậu lại bắt chước làm theo. Cu cậu hay vòi mẹ mua ô tô. Nếu không mua bé lại làm nũng nên nhà Lương đầy ô tô. Lương ăn là lại vương vãi cơm khắp nhà. Cu cậu phải vừa ăn vừa xem quảng cáo thì mới ngồi yên được. Lúc ngủ cu cậu dang rộng chân tay một cách thoải mái. Có lần bé còn mỉm cười trong lúc ngủ.

          Tuy không phải là em ruột của em nhưng rất yêu quí Lương. Em mong Lương sẽ là một người có ích cho xã hội.

 

Chúc bạn học tốt!hihi

12 tháng 4 2016

HíckhocroiCảm ơn bạn! Mình đã suýt ngủm vì bài tập này. 

13 tháng 1 2018

Vào ngày này hai năm trước, gia đình em đã đón một thành viên mới vô cùng đáng yêu. Đó là bé Bi- người em trai của em. Bé bi bây giờ đã hai tuổi, nặng khoảng 13 kg. Bé đang chập chững biết đi và học nói. Dáng đi của bé khá liêu xiêu do chưa được cứng cáp, bé cứ đi được một đoạn ngắn rồi lại ngã xuống. Được sự động viên, reo hò cổ vũ của mọi người, bé không khóc mà tươi cười đứng dậy đi tiếp, vẫn cái dáng đi liêu xiêu ấy cũng làm cho trái tim của mọi người xung quanh nghiêng ngả vì bé quá đáng yêu. Bé rất hay bi bô tập nói, em là người hay dạy bé nói nhiều nhất nhà. Bé đã biệt chào, gọi ba, bà ơi. Cái giọng ngọng ngọng, chưa rõ thành lời rồi lúc nào cũng ngoẻn miệng cười càng làm toát lên sự ngây thơ trên khuân mặt bé. Em rất vui và yêu quý bé. Em luôn muốn phấn đấu trở thành một người anh thật tốt để sau này cho bé noi theo.

13 tháng 1 2018

chép sao àk hay là đc mak

16 tháng 8 2021

Tham khảo:

Em đã từng đọc một cuốn truyện với tựa đề “Có một tuổi thơ mang tên bà ngoại”, khi đọc cuốn truyện này em đã nhớ về bà ngoại của em rất nhiều, vì thực sự em đã có một tuổi thơ tuyệt đẹp trong vòng tay của bà. Bà ngoại của em năm nay đã gần sáu mươi tuổi, bà là một người giáo viên về hưu nên nhìn bà vẫn rất trẻ đẹp. Mái tóc bà dày và dài, vẫn giữ được màu đen óng ả dù đã có vài sợi tóc bạc. Em còn nhớ bà hay gọi em nhổ tóc bạc, tóc sâu cho bà sau đó bà lại cho một chiếc bánh, chiếc kẹo, điều đó làm em rất vui. Bà của em là một người rất yêu lao động và chăm chỉ làm việc. Không còn đi dạy nên bà chuyển sang làm vườn, khu vườn của bà đều do một tay bà trồng và chăm bón với đủ loại rau củ hoa trái. Đôi tay từng cầm phấn viết bảng nay lại cầm liềm cắt cỏ, cầm cuốc xới đất, trông bà làm việc rất nhanh nhẹn và khỏe khoắn. Bà làm việc nhưng không kêu mệt nhọc mà ngược lại còn luôn nở nụ cười tươi rói. Mỗi lần em về bà ngoại lại được bà cầm tay dắt ra vườn, tận tay hái cho những hoa quả tươi ngon nhất, em rất vui và hạnh phúc vì bà ngoại mạnh khỏe.

16 tháng 8 2021

Tham khảo :

Từ ngay giây phút chào đời em đã có một người thân hết mực yêu thương em đó chính là mẹ. Mẹ đã sinh em ra, chăm sóc cho em từng bữa ăn, giấc ngủ, là người dạy dỗ cho em biết bao điều hay lẽ phải. Mẹ của em năm nay mới chỉ ba mươi hai tuổi, và em mới là đứa con gái đầu lòng của ba mẹ. Mẹ có dáng người cao, thanh mảnh, nhìn vóc dáng của mẹ bây giờ nhiều người còn tưởng em với mẹ là chị em gái. Mẹ em có mái tóc ngắn ngang vai nhuộm màu nâu như màu của cà phê, màu tóc rất hợp làm cho làn da của mẹ trắng hơn và cũng giúp mẹ trông trẻ trung, xinh đẹp hơn. Em rất thích ngắm nhìn mẹ trong những bộ váy mà mẹ mặc khi đi làm, trông mẹ khi ấy rất duyên dáng lại hiền dịu. Mẹ em là một người phụ nữ rất đảm đang và giỏi giang, ngoài thời gian đi làm tại công ty khi mẹ về nhà sẽ làm hết mọi việc từ nấu cơm, lau nhà, dọn dẹp và giúp em tắm rửa. Em rất thương mẹ, luôn muốn giúp đỡ mẹ mọi việc nhưng vì còn quá nhỏ nên em rất vụng về, những lần như vậy mẹ lại khẽ xoa đầu em rồi khen “Con gái mẹ ngoan lắm!”.

25 tháng 2 2019

1 . Trang phục: Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch: Lượm cũng được trang bị như các chiến sĩ Vệ quốc hồi đẩu kháng chiến. Chiếc xấc đựng tài liệu có quai đeo chéo qua vai; còn chiếc mũ ca lô thi đội lệch về một bên, thể hiện nét tinh nghịch, hiếu động của tuổi thơ.Dáng điệu loắt choắt {bé nhỏ) nhưng cử chỉ nhanh nhẹn, tự tin. Thái độ hồn nhiên, vui vẻ. Lời nói mộc mạc chân thành.

2 .  Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

3 . ( Mk ko bt )

28 tháng 1 2018

Chỉ ra đặc điểm của văn miêu tả

=>  Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Chỉ ra kinh nghiệm làm văn miêu tả

=> 

  • Xác định được đối tượng miêu tả;
  • Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
  • Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.

Chỉ ra bố cục của bài văn miêu tả

=> 

1. Tả cảnh
  • Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
  • Yêu cầu tả cảnh:
    • Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
    • Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
    • Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
  • Bố cục bài văn tả cảnh:
    • Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
    • Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
      • Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
      • Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
      • Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
    • Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
  • Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
  • Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
    • Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
    • Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
  • Cách miêu tả:
    • Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
    • Thân bài:
      • Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
      • tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
        Ví dụ:
        Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

        (Võ Quảng)

      • Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
    • Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
3. Miêu tả sáng tạo
  • Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.
  • Đối tượng: Người hay cảnh vật.
  • Yêu cầu khi miêu tả:
    • Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
    • Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn

Chỉ ra kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả

=> 

  • Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
  • Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
  • Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.