K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2019

Đáp án: A

Giải thích: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo và có sự phân mùa thành mùa mưa – khô sâu sắc nên mùa khô gây ra hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng. Các thiên tai như hạn hán, triều cường, xâm ngập mặn xảy ra thường xuyên ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ do thiếu nước.

16 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

16 tháng 4 2019

Đáp án: D

Giải thích: Do chịu tác động của yếu tố khí hậu, địa hình và bề mặt đệm nên sự khác nhau cơ bản giữa các miền địa hình là đặc điểm khí hậu.

21 tháng 8 2023

So sánh đặc điểm sông ngòi các miền:

- Miền Tây Bắc: Sông Ngòi chảy qua miền Tây Bắc có đặc điểm núi non cao, địa hình đồi núi phức tạp. Sông có dòng chảy mạnh và nhanh, tạo ra nhiều thác nước và ghềnh đá. Vùng này có khí hậu lạnh giá và mưa nhiều vào mùa mưa.

- Bắc Trung Bộ: Sông Ngòi ở Bắc Trung Bộ chảy qua vùng đồng bằng và đồi núi trung bình. Sông có dòng chảy ôn đới, không quá mạnh. Vùng này có khí hậu ôn đới và mưa phân bố đều quanh năm.

- Nam Trung Bộ: Sông Ngòi ở Nam Trung Bộ chảy qua vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Sông có dòng chảy yếu và chậm, tạo ra nhiều cửa sông và đồng bằng lớn. Vùng này có khí hậu nhiệt đới và mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa.

- Nam Bộ: Sông Ngòi ở Nam Bộ chảy qua vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Sông có dòng chảy yếu và chậm, tạo ra nhiều cửa sông và đồng bằng lớn. Vùng này có khí hậu nhiệt đới và mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa.

Nhận xét: Sông Ngòi có đặc điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau của Việt Nam, phụ thuộc vào địa hình, khí hậu và môi trường tự nhiên của từng vùng.

$HaNa$

1 tháng 9 2023

Tham khảo

So sánh đặc điểm sông ngòi các miền:

- Miền Tây Bắc: Sông Ngòi chảy qua miền Tây Bắc có đặc điểm núi non cao, địa hình đồi núi phức tạp. Sông có dòng chảy mạnh và nhanh, tạo ra nhiều thác nước và ghềnh đá. Vùng này có khí hậu lạnh giá và mưa nhiều vào mùa mưa.

- Bắc Trung Bộ: Sông Ngòi ở Bắc Trung Bộ chảy qua vùng đồng bằng và đồi núi trung bình. Sông có dòng chảy ôn đới, không quá mạnh. Vùng này có khí hậu ôn đới và mưa phân bố đều quanh năm.

- Nam Trung Bộ: Sông Ngòi ở Nam Trung Bộ chảy qua vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Sông có dòng chảy yếu và chậm, tạo ra nhiều cửa sông và đồng bằng lớn. Vùng này có khí hậu nhiệt đới và mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa.

- Nam Bộ: Sông Ngòi ở Nam Bộ chảy qua vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Sông có dòng chảy yếu và chậm, tạo ra nhiều cửa sông và đồng bằng lớn. Vùng này có khí hậu nhiệt đới và mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa.

Nhận xét: Sông Ngòi có đặc điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau của Việt Nam, phụ thuộc vào địa hình, khí hậu và môi trường tự nhiên của từng vùng.

26 tháng 1 2018

Giải thích: Tỉ trọng trâu, bò của vùng Trung du và miền núi bắc Bộ trong tổng đàn trâu, bò của cả nước lần lượt là: Tỉ trọng trâu TD và MNBB = 1470,7/2559,5 x 100 = 57,5%; tỉ trọng bò TD và MNBB = 914,2/5156,7 x 100 = 17,7%.

Đáp án: C

19 tháng 5 2018

Đáp án D

– Ở miền Bắc: Mùa khô không sâu sắc (không quá khô), kéo dài chỉ 3 – 4 tháng do cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, đặc biệt khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu mưa phùn.

– Ở miền Nam mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, có nơi kéo dài 6 – 7 tháng => phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc

2 tháng 1 2020

Đáp án: D

- Ở miền Bắc: Mùa khô không sâu sắc (không quá khô), kéo dài chỉ 3 – 4 tháng do cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, đặc biệt khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu mưa phùn.

- Ở miền Nam mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, có nơi kéo dài 6 – 7 tháng khiến sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc.

27 tháng 12 2020

2.

Nhận xét: 

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).

 + Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)

 + Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

- Giải thích:

 + Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

 + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

 + Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.

Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C).

27 tháng 12 2020

3.

Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:

- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.

- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).

- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.

 
26 tháng 12 2023

VÌ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC ĐẦU MÙA VÀ HƯỚNG CỦA CÁC DÃY NÚI.