K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần 1 . Đọc - hiểu : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi                                  ..... Từ khi con bước lon ton                                 Mẹ dìu mẹ dắt lối mòn tuổi thơ                                       Giờ đây hết tuổi dại khờ                                 Mẹ là điểm tựa từng giờ con mong                                                                   Mẹ là biển rộng mênh mông                     ...
Đọc tiếp

Phần 1 . Đọc - hiểu : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

                                  ..... Từ khi con bước lon ton 

                                Mẹ dìu mẹ dắt lối mòn tuổi thơ

                                       Giờ đây hết tuổi dại khờ

                                 Mẹ là điểm tựa từng giờ con mong

                            

                                       Mẹ là biển rộng mênh mông

                                  Dạt dào che chơ .... con trông con chờ

                                        Đi xa con nhớ từng giờ 

                                   Mẹ là tất cả  bến bờ bình yên

a, Xác đinh PTBĐ chính

b, Tìm từ láy trong đoạn trích trên

c, Chỉ rõ BPTT 

d, nêu tác dung biện pháp tu từ đó

1
28 tháng 12 2018

b. từ láy : lon ton , mênh mông

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

                   Tặng 5 tick cho bạn giúp đỡ mk (nhờ người khác)!!!!

                  Mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn~~~Cảm ơn!!!

0
25 tháng 10 2021
Bài viết số 6 Ngữ văn lớp 9 Suy nghĩ của em về tình mẫu tử
25 tháng 10 2021

Tham khảo?

2 tháng 8 2020
Trong bài Mẹ yêu con, sau khi nhắc tới bao việc mẹ từng làm vì con mà có thể chưa được con hiểu đúng, người mẹ đã tâm sự : “Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ nói không trước những đòi hỏi vô lý của con, dẫu mẹ biết con sẽ ghét mẹ vì những điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời của mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt” (Rút từ tập Trái tim người mẹ , NXB Trẻ, TP .HCM,2004) Lời tâm sự ấy gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc đời ? Bài tham khảo Cuộc đời như tấm kính ẩn chứa nhiều rạn nứt. Vết nứt ấy cứ lớn dần nhưng không vỡ vụn nhờ chất keo dính bền chặt. Tình mẫu tử là một trong những chất keo như thế. Tình mẹ mặn nồng vị tha nhưng có lúc con không hiểu đúng. Lòng mẹ dành cho con dù thế nào cũng mãi ngọt ngào như chất keo quyện thắm, nuôi dưỡng con trưởng thành, mẹ luôn mong cho con những điều tốt đẹp nhất: “Nhưng trên tất cả, mẹ yêu con nên mẹ nói không trước những đòi hỏi vô lý của con, dẫu mẹ biết con sẽ ghét mẹ về những điều này. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời của mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt” (Mẹ yêu con) Lời tâm sự của mẹ chân thành, xúc động, cho ta nhiều nghĩ suy. Ai đó từng nói: “Nỗi bất hạnh của con người là không thể sống một mình”. Thật vậy, mỗi người sinh ra được ràng buộc với nhau bằng nhiều mối quan hệ. Nhưng hình như đó cũng là hạnh phúc. Bởi ta được yêu thương và có người để yêu thương. Mẹ là người không thể thiếu trong cuộc đời ta và là người ta yêu nhất. Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Câu hát ấy mãi vấn vương trong tâm khảm nhắc ta về tình mẹ yêu thương. Lời tâm sự của người mẹ trên cũng là cái tình ấy. Mẹ nói “không” là đang từ chối, không đồng ý trước thái độ, hành động của ta. Bởi những đòi hỏi đó vô lí. Xin mẹ mua chiếc xe đạp hiêu để bằng chúng bạn hay nghỉ học một buổi để đi chơi đều là những yêu cầu không đúng. Vì đòi hỏi ấy không phù hợp với hoàn cảnh gia đình, đi ngược lại điều tốt mẹ dạy cho con. Nhưng tuổi trẻ thường bồng bột. Mẹ từ chối để day con nên người nhưng con không hiểu đúng. Vậy nên đây là cuộc đấu tranh khó khăn nhất trong cuộc đời mẹ. Lời tâm sự hay chính nỗi lòng chân thành của mẹ đang bộc bạch. Nếu cuộc đấu tranh với chính mình của mỗi người đã vô vàn gian khó thì cuộc đấu tranh nội tâm của người mẹ càng gian khó hơn gấp bội phần. Ấy là tình thương con không được cảm thông, chia sẻ. Hẳn mẹ phải suy nghĩ, trằn trọc nhiều lắm. Mẹ âm thầm chịu đựng tất cả để rồi mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con đã thành đạt. Niềm vui của mẹ là niềm vui thấy con trưởng thành và hiểu mẹ. Lòng mẹ vị tha và ân tình như Thái Bình Dương dạt dào là thế! Cuộc sống đầy sóng gió cam go. Và có lẽ trở về bên mẹ là giây phút bình yên, hạnh phúc nhất. Lời tâm sự của người mẹ ở trên cũng là nỗi lòng của bao bà mẹ khác. Mang nặng đẻ đau nên tình mẹ dành cho con như nước trong nguồn chảy ra. Tình cảm ấy không bao giờ vơi cạn và là suối nguồn trong lành dưỡng nuôi con khôn lớn từng ngày về cả thể chất lẫn tinh thần. Thương con nên mẹ sẵn sàng hi sinh, tha thứ những lỗi lầm của con. Sự hi sinh ấy âm thầm mà vất vả gian khổ. Bởi con đâu phải ở trong vòng tay của mẹ. Từ thuở chập chững những bước đầu tiên đến khi cắp sách đến trường, con gặp gỡ bao điều mới lạ. Bạn bè, thầy cô, người đã quen rồi người mới gặp… Nhiều mối quan hệ phức tạp khiến con bận tâm suy nghĩ. Cuộc đời không ngừng chảy trôi kéo theo hàng loạt những nhu cầu sống mới. Phong cách teen khiến con ham muốn, đua đòi để được giống bạn bè. Đòi hỏi ấy của con làm mẹ bận lòng. Mong cầu của con vượt quá hoàn cảnh gia đình, không phù hợp với bản thân con. Nhưng tuổi trẻ thường có những ước muốn như thế. Lòng ham điều hay, điều lạ, việc hòa cùng lối sống thời đại là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Nhưng nhu cầu ấy phải đặt trong cái chung của cả gia đình. Mẹ từ chối con không phải vì ghét con. Mẹ nói không bởi mẹ muốn con tự nhận thức được việc làm sai mà trưởng thành. Ông bà xưa thường dạy: “Thương cho roi cho vọt Ghét cho ngọt cho bùi.” Từ chối đòi hỏi vô lí của con cũng bởi mẹ thương con. Nhưng khi không có được điều mình đòi hỏi, người ta thường kích hoạt lòng vị kỉ cá nhân mà không suy xét để ghét người không đáp ứng yêu cầu của mình. Đó là tâm lí thường tình của con người. Con ghét mẹ cũng vì thế. Nhưng mẹ em chỉ có một trên đời, con sẽ hiểu được tình thương ấy mà nhận ra bao điều. Tình mẹ dành cho con ân tình mà nồng nàn, tha thiết như vậy. Cuộc đời như dòng sông bất tận những tình cảm. Tình mẫu tử là một trong những mạch nguồn trong dòng sông ấy. Câu chuyện anh sinh viên đại học y khoa Cần Thơ – Văn Hải Thi là minh chứng cảm động về tình mẹ. Để nuôi anh ăn học nơi giảng đường đại học, mẹ đã đứt ruột bán năm công đất ruộng. Thuyết gà mái tìm mồi nuôi con của mẹ nghĩa tình và giản dị biết mấy. Đằng sau chàng bác sĩ tương lai này là người mẹ nghèo hết lòng vì con. Chuyện chàng trai Lê Vũ Hoàng giải nhất cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” mãi nhắc nhở ta về tình mẹ con trong cuộc sống. Ngày Hoàng đi thi là ngày mẹ lên bàn mổ. Đứa con mang trong mình quyết tâm chiến thắng để làm mẹ vui lòng. Hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được chứng kiến con thành đạt, được làm những điều tốt nhất cho con. Và cao cả biết bao bà mẹ xưa trong câu chuyện cổ, chuyển chỗ ở nhiều lần với ước mong con được yên việc sách đèn dùi mài kinh sử để ghi danh vào bảng vàng bia đá. Chuyện của những bà mẹ như thế làm ta phải giật mình. Ta cũng có lúc đòi mẹ mua áo đẹp, đôi giày sang nhưng quên nhìn vào mắt mẹ, ánh mắt thẳm sâu nỗi buồn, không phải vì không thể đáp ứng đòi hỏi quá mức của con mà vì yêu con, muốn dạy con thành người chân chính nên không đáp ứng yêu cầu ấy. Mẹ bao đêm trằn trọc cũng vì những chuyện ta ngỡ bình thường như thế. Hiểu nỗi lòng mẹ qua tâm sự trên, lòng ta trào dâng niềm ân hận. Tình mẹ với con đã theo ta từ thuở nằm nôi trong những câu ca: “Có sáo thì sáo nước trong Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.” Hình ảnh người mẹ - những cánh cò tần tảo trong mưa cứ đi về trong tâm trí ta. Mẹ luôn mong cầu được che chở cho con: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.” Chế Lan Viên – Con cò Dòng sữa ấm lành của mẹ ngọt mãi suốt đời con. Lời tâm sự của người mẹ trong Mẹ yêu con là nỗi lòng xúc động, chân thực của những bà mẹ chân chính trong cõi đời này. Sự vị tha, hi sinh của mẹ mãi ám ảnh tâm hồn con. Mẹ yêu con và con càng không thể được phép quên tình mẹ. Cũng vì thế, thật đáng ghét, đáng giận, đáng trách và cần tránh biết bao những ý nghĩ và hành vi mà người ta gọi là bất hiếu đối với mẹ trong cuộc sống mỗi ngày. Hãy biết trân trọng những giây phút bên mẹ và thương mẹ nhiều hơn. Hãy dành thời gian lắng nghe tiếng lòng của mẹ để hiểu mẹ hơn. Hãy thể hiện lòng con yêu mẹ bằng những hành động bình dị nhất trong cuộc sống hàng ngày. Cùng mẹ làm bữa cơm gia đình, ta bỗng nghe bát canh mặn nồng, ấm áp hơn. Và biết dõi cái nhìn cảm thông chia sẽ và những cảnh đời, mảnh đời thiếu mẹ, ta càng quý trọng tình mẫu tử nguyên lành mình hiện có. Tình mẹ thiêng liêng và sưởi ấm giúp ta nên người. Hãy lắng nghe lời tâm sự của Mẹ yêu con và hãy biết lặng lòng nhìn lại bản thân ta theo sự chỉ dẫn của lời ca dao vang vọng: Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Tình mẫu tử là tình cảm đáng trân trọng, giữ gìn nhất trong vô vàn tình cảm khác của con người trong cõi nhân sinh. Yêu mẹ, hiểu mẹ, thương quý mẹ hơn, ta càng xác định đúng động lực sống của bản thân mình.
20 tháng 9 2016

cứ phân tích thui

mình phân tích từng câu nhé

1+2  câu thơ đã sử dụng phép nhân hóa tuyệt đẹp, lung linh.Hình ảnh so sánh không ngang bằng gợi lên cho ta hình ảnh người mẹ tần tảo, chụi thương, chụi khó. Có lẽ những ngôi sao trên trời rất nhiều, nó ở bên bầu trời suốt buổi đêm khuya nhưng nào có sánh nổi người mẹ. Đó là hình ảnh bất tử về mẹ.

3+4  Phép ẩn dụ giấc trong không chỉ là giấc ngủ của con mà là cả cuộc đời, luôn bên con, theo dõi con suốt cuộc đời. Câu còn khẳng định một cái ý nghĩa sâu xa

" Đi SUỐT CUỘC ĐỜI CON VẪN LÀ CON CỦA MẸ" Người mẹ có một tình yêu thương vô bờ bến

qua đó ta thấy người mẹ có một sức mạnh mang cho ta cảm giác em dịu vô cùng. ta phải biết giữ gìn, yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ, làm tròn chữ hiếu của người con  và " NẾU AI CÓ MẸ XIN ĐỪNG LÀM MẸ KHÓC

                         ĐỪNG ĐỂ BUỒN LÊN MẮT MẸ NGHE K"

20 tháng 9 2016

Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa như thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia 
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
đêm nay con ngủ giấc tròn 
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Một phần nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Sau đó ta thấy được là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
 

Ly dịNếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay...
Đọc tiếp

Ly dị

Nếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?

Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...

Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay cãi vã nữa. Nhưng lần nào đã trợn mắt, y như rằng lại "mày" - "tao", "ông bà" - "cụ kị". 

Con nhớ mãi một lần, mẹ quyết viết đơn ly dị. Năm ấy con chín tuổi. Con còn nhớ mãi những giọt nước mắt của con lúc ấy, có sợ hãi, có lo lắng, có buồn, có đau. Con năm ấy, một đứa trẻ chín tuổi, bất lực nhìn mẹ rời đi, trong miệng vẫn nhờ nhợ vị giấy, vị mực của lá đơn ly dị mẹ viết vội,

Không biết có phải từ ấy, lòng con luôn canh cánh một nỗi sợ vô hình: "Nếu ngày mai bố mẹ ly dị thì sao?". Đúng như mẹ từng nói, mẹ không ly dị cũng chỉ vì chúng con... Vậy: "Nếu ngày mai mẹ không còn thương con nữa thì sao?"

Câu hỏi ấy đã dằn vặt con mấy năm nay. Mỗi khi thấy bố mẹ to tiếng, nỗi dằn vặt trong con lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Nó cào cấu trái tim con, đôi khi đè, nén con đến ngột thở... Nếu bố mẹ ly dị... con biết sống sao?

Mỗi khi tưởng tượng đến đó thôi, nước mắt con đã chực ào ra. Con sợ phải lựa chọn giữa đi theo bố và đi theo mẹ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, con đã muốn dừng lại... Con vẫn luôn trấn an mình bằng những câu vô nghĩa: "Không sao đâu! Sẽ ổn thôi!"

Nhưng cái gì sẽ ổn? Càng lớn con lại càng hiểu, chẳng cái gì là ổn cả. Con biết rằng khi quả tạ áp lực, căng thẳng ngày càng lớn, những sợi chỉ chịu đựng ngày càng mong manh, tình cảm không còn... những gắn bó mấy chục năm nay rồi sớm rồi muộn cũng sẽ đứt. 

Vậy con cần gì phải sợ một chuyện chắc chắn sẽ xảy tới. Chi bằng cứ thoải mái đón nhận nó. Đằng nào cái không khí ngột ngạt bây giờ giữa hai người cũng khó chịu lắm rồi. Ly dị ư? Có thể khó chịu hơn thế này bao nhiêu chứ? 

Có người đã từng nói: "Đôi khi buông tay cũng là giải thoát". Sao con có thể biến thành cái rào chắn ngăn bố mẹ đến với sự giải thoát. Thứ con mong là không khí hạnh phúc. Nếu sống chung vậy, bố mẹ không thấy hạnh phúc, vậy ly dị đi, đừng cãi vã nữa. Biết đâu ly dị còn khiến không khí dễ chịu hơn?

Về phần con, con lớn rồi, con sẽ luôn hiểu và thông cảm cho quyết định của bố mẹ. Với thứ con sợ, con cũng đã có chuẩn bị. Nếu bố mẹ ly dị, con biết con sẽ phải lựa chọn, dù vẫn luôn sợ nhưng nhờ câu nói của một người bạn: "Bố chiều tao hơn nhưng mẹ tao cần tao"... con cũng đã đưa ra được quyết định của riêng mình. 

Dầu có không nhận đủ tình cảm hay không có đủ vật chất để sống như bây giờ, nhưng bố mẹ đã chấp nhận hy sinh vì con lâu vậy. Con cũng sẽ hy sinh vì bố mẹ một lần. Nếu đã quyết ly dị, đừng lo cho con và đừng lôi con vào!
Viết bởi: Góc tâm sự cuộc sống
____
Đã bao lần bạn bật khóc vì thấy mệt mỏi, tổn thương? Nhưng còn đau đớn hơn khi chẳng ai hiểu mình, chia sẻ cùng mình.....
Lúc ấy có lẽ bạn sẽ ở một mình và gặm nhấm nỗi buồn,.... Đó chẳng phải là cách tốt nhất, bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối và chẳng thể cảm nhận cuộc sống có bao điều tốt đẹp. Vì vậy hãy chia sẻ đi! Hãy mang nỗi buồn ném đi thật xa đi! Ở đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ câu chuyện của bạn, sẽ lắng nghe bạn và cho bạn một câu trả lời về nỗi băn khoăn của bạn...Đến với "Góc tâm sự cuộc sống" bạn sẽ được làm chính mình...
___ 
Có rất nhiều người luôn mang trong mình bao phiền muộn, nhưng chẳng dám nói ra. Vì ai sẽ hiểu họ đây, hay là những lời cười nhạo? Như những cô cậu học trò, bố mẹ chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích của con đạt được mà "vô tình" quên mất con cũng là đứa trẻ, cũng có tâm sự nhưng chẳng dám nói ra.... Con "yêu đương sớm" thay vì hỏi con cảm thấy thế nào, con có cảm xúc gì, thì lại mắng chửi con.... Rất nhiều điều khiến ta uất nghẹn không dám nói ra....
Vì điều này nên chúng mình đã thành lập ra "Góc tâm sự cuộc sống" vào năm 2018. Nhóm này phát triển khá mạnh mẽ và mình muốn có một nơi tâm sự trên phần mềm học tập "Online Math" để ngoài học tập, giao lưu ta có nơi để giãi bày tâm sự....
Nếu muốn tìm đến, nếu muốn trải lòng hãy đến với chúng mình, ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp sẽ luôn chào đón các bạn^^:https://olm.vn/thanhvien/gocdanhchonguoinoitam
Chúng mình đảm bảo chỉ có bạn và mình biết câu chuyện này, sẽ không để lộ bất kì tin tức cá nhân ra ngoài. 
_____
- [ ] Gửi quản trị viên của Online Math. Em đã đọc rất nhiều lần về nội quy của nhóm, nhưng em muốn làm chút gì đó để giúp cho nhóm... Đáng nhẽ em nên phải xin phép quản trị viên, quản lí nhóm rồi mới làm như này. Nhưng em không có cách liên lạc với các anh chị. Và qua bài viết này, mong anh chị đọc được và đồng ý kế hoạch lập ra nơi để cho mọi người tâm sự. Nếu anh chị không đồng ý, em thành thật xin lỗi vì hành vi này của mình và sẽ chấp nhận mọi sự hình phạt khi vi phạm nội quy

0
vì tiềnXưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang...
Đọc tiếp

vì tiền

Xưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang những tranh gấm ra chợ tỉnh gần đấy và đổi lại đủ tiền nuôi các con cùng bản thân. Người con út thường vào rừng kiếm củi, nhưng hai anh lớn thì lười biếng chỉ nằm ườn sưởi nắng chờ mẹ cho ăn.

Một hôm bà mẹ bán hết hàng sớm hơn thường lệ. Đang lang thang trong chợ tìm người bán gạo rẻ, chợt bà chú ý đến một bức tranh lớn treo trong một cửa hiệu. Bà đến gần để xem kĩ hơn. Bức tranh thể hiện một ngọn núi giống như ngọn núi sau làng bà, nhưng dưới chân núi, không phải những mái tranh nghèo lụp xụp mà là những ngôi nhà nhỏ đẹp đẽ, sạch sẽ, quây quần. Ngôi nhà đẹp nhất có nhiều tầng, sừng sững giữa một mảnh vườn có con suối lấp lánh ánh bạc chảy qua, với một chiếc hồ nhỏ nơi đàn cá đỏ bơi lội tung tăng. Trong sân gà vịt, gia cầm quanh quẩn kiếm ăn, những con cừu trắng gặm cỏ trên đồi, những cánh đồng ngô vàng rực trải dài ngút tầm mắt. Bên trên bức tranh trữ tình, tỏa sáng một vầng mặt trời đỏ rực.

Bị chinh phục bởi bức tranh đẹp, bà mẹ không thể rời mắt. Chẳng kịp nghĩ ngợi, bà dốc hết số tiền vừa bán gấm ra mua bức tranh. Trong túi chỉ còn vài đồng, bà đong ít gạo mang về. “Chỉ một lần”, bà tự nhủ, “chẳng phải gì ghê gớm. Lần sau, ta sẽ chuẩn bị cho các con món gì đó tươm tất hơn.” Trên đường về, chốc chốc bà lại dừng bước, giở cuộn tranh ra ngắm nghía. Sao mà những ngôi nhà sáng rỡ đến thế, sao mà dòng suối lấp lánh đến thế, bà đếm xem có bao nhiêu gà, bao nhiêu vịt, bà thán phục mảnh vườn rau tươi tốt, đến gần nhà, bà như ngửi thấy mùi hương hoa lung linh trong vườn. Cảnh trong tranh khiến bà sung sướng như chưa từng sung sướng thế trong đời.

 

Về nhà, bà mẹ treo tranh ngoài cửa. Bà không thể rời mắt. Hai người con lớn càu nhàu, chúng thấy thật lố bịch khi phí tiền mua một bức tranh, nhưng người con út tuyên bố:

- Con chúc cho mẹ có được căn nhà như trong tranh, với một mảnh vườn đẹp như thế. Nếu là mẹ, con sẽ dệt một bức tranh gấm theo mẫu này. Khi dệt căn nhà, những bông hoa, dòng suối, đàn gà, mẹ sẽ có cảm tưởng có những thứ đó thực.

- Đừng làm mẹ kích động, người anh cả ngáp dài. Nếu mẹ dệt chỉ vì ý thích thì lấy đâu ra tiền mà sống?

- đúng thế, người anh thứ hai phụ họa, nếu mẹ muốn sống như một quý phu nhân thì hãy chờ kiếp sau. Có thể sẽ sung sướng hơn hiện nay.

Nhưng ý của người con út khiến bà xiêu lòng.

- Đừng sợ mẹ làm khổ các con, bà dỗ dành. Mẹ sẽ dệt theo sở thích buổi tối và sáng sớm. Mẹ đã nuôi nấng các con cho đến nay, mẹ sẽ tiếp tục nuôi nấng các con. Dứt lời, bà đi mua những con chỉ đẹp nhất, và bắt tay vào dệt.

Suốt một năm dài bà mẹ ngồi bên khung cửi. Đêm nào bà cũng đốt một ngọn đuốc, khói cay làm mắt bà đỏ hoe, nước mắt trào ra. Từng giọt nước mắt trong như pha lê rơi xuống bức gấm bà đang dệt, bà hòa nhập chúng vào bức tranh. Bằng cách ấy, bà mẹ dệt bằng nước mắt con suối nhỏ và mặt hồ gợn sóng rập rờn.

Năm thứ hai, đôi mắt bà mẹ tội nghiệp rát bỏng đến ứa máu, những giọt nước mắt đỏ tươi rơi xuống bức gấm. Bà hòa nhập chúng vào tranh. Bằng cách ấy, bà dệt nên những bông hoa đỏ và mặt trời màu đồng chiếu sáng trên vòm trời.

Năm thứ ba, bức tranh gấm hoàn thành. Nó chứa đựng tất cả những gì có trong bức tranh mẫu. Một vùng ngợp màu xanh dưới chân ngọn núi cao, những căn nhà lấp lánh ánh bạc, những cánh đồng ngô vàng rực, những mảnh vườn rau, cây ăn quả, những bụi rậm điểm tô, và nơi rìa làng, thay vì căn nhà tồi tàn của bà mẹ là một tòa nhà to cao lừng lững, với những cột đỏ, cửa vàng và mái lam. Phía sau nhà, những con cừu gặm cỏ trên đồi xanh, cùng những con trâu, con bò, gà con vàng ươm, vịt con nô đùa trên cỏ, những chú chim rạch không trung sải cánh bay nhanh.

Lớp cảnh trước của bức tranh là một mảnh vườn cây cối xum xuê, hoa nở tưng bừng, chính giữa là một hồ nhỏ với đàn cá đỏ, từ đó phun ra một dòng suối lấp lánh ánh bạc chảy qua cánh đồng lúa. Phía sau làng là những cánh đồng ngô vàng rực, trải dài ngút tầm mắt. Tít trên cao, mặt trời màu đồng lấp lánh trên nền trời xanh.

Bà mẹ giụi cặp mắt đỏ hoe, nở một nụ cười mãn nguyện.

- Lại đây xem, các con, đẹp xiết bao!

Ba người con sán lại, trầm trồ thán phục.

- Nếu đem bán thì được bao nhiêu tiền vàng nhỉ? Người con cả hỏi.

- Với một món hàng thế này, có thể được món tiền khá đấy, người con thứ hai phụ họa. Nhưng người con út tuyên bố:

- Mẹ chúng ta đã xây cho chúng ta một ngôi nhà bằng gấm. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng và sống ở đó bằng tâm tưởng.

- Mẹ dệt bức tranh theo sở thích. Mẹ sẽ không bán cho ai cả. Nhưng ở đây, trong bóng tối, mẹ con ta không nhìn rõ những gì trên đó. Hãy mang ra ánh sáng.

Bà mẹ treo bức tranh gấm của mình ra ngoài. Tất cả màu sắc đều rực rỡ. Chỉ dưới ánh sáng ngày rất tỏ, người ta mới thấy bức tranh đẹp đến thế nào. Xóm giềng xúm lại ngắm nghía, ai nấy trầm trồ khen khiến bà mẹ cười sung sướng.

Thốt nhiên bà cảm thấy một làn gió mát mơn man trên má mình. Bức gấm rung rinh. Một cơn gió mạnh lay động nó như đập thảm và cuối cùng giật tung nó khỏi cánh cửa. Thoáng sau, bức tranh đã bay rất xa trong không trung.

Bà mẹ kêu lên và ngất đi. Xóm giềng chạy tản ra khắp nơi tìm bức tranh, những người con cũng tìm khắp xung quanh, nhưng không ai tìm được.

Sau hôm mất tranh, bà mẹ bắt đầu lang thang như một linh hồn chịu tội. Người con út cố hết sức phục hồi sức khỏe cho mẹ, nấu xúp gừng cho mẹ ăn, nhưng bà vẫn suy sụp đi trông thấy.

Một thời gian sau, bà gọi người con cả đến, bảo:

- Con ơi, nếu con muốn mẹ còn sống thì hãy đi tìm bức tranh gấm mang về đây. Không có nó, khác nào mẹ mất nửa cuộc đời.

Người con cả xỏ dép và đi về phía Đông. Sau một tháng anh ta đến một hẻm núi, nơi đó có một căn lều đá. Trước lều có một con ngựa vươn cổ lên bụi dâu tây. “Tại sao con ngựa không ăn quả dâu tây?” người con cả tự hỏi. “Tại sao nó đứng đấy, vươn cổ, há mõm?” Lại gần hơn, anh ta nhận ra con ngựa là ngựa đá. Người con cả hết sức ngạc nhiên. Anh ta đứng thần người, sửng sốt ngắm nhìn con ngựa đá và căn lều đá, bỗng một bà già tươi cười xuất hiện trên ngưỡng cửa:

- Con tìm gì ở đây, con trai của ta? Bà niềm nở hỏi.

- Con tìm một bức tranh gấm do mẹ con dệt, người con cả đáp. Bức tranh thể hiện cảnh một ngôi nhà, một dòng suối, một mảnh vườn, đàn gia cầm, mặt trời và những bông hoa. Vì bức tranh ấy, chúng con đã ăn không ngon, ngủ không yên suốt ba năm ròng, mẹ con vừa dệt xong thì gió cuốn đi mất, có Trời biết là đi đâu. Mẹ sai con đi tìm. Tình cờ bà có thấy nó ở đâu không?

- Có, ta có biết, bà già nhún vai nói. Các nàng tiên Núi Mặt trời đã mượn bức tranh ấy đấy! Các nàng muốn dùng nó làm mẫu để mỗi nàng thêu một bức gấm đẹp.

- Con hài lòng được biết phải đi đâu mà tìm, người con cả thở phào nhẹ nhõm. Bà có thể chỉ đường cho con đến Núi Mặt trời không? Con sẽ đến thẳng nơi ấy, xong mới yên tâm được.

- Nói thì dễ, làm thì khó đấy, bà già cười khe khẽ. Muốn đến Núi Mặt trời, con không có cách nào khác là cưỡi con ngựa này.

- Nhưng con ngựa này bằng đá! Người con cả nhận xét.

- Không quan trọng, bà già nói. Con ngựa sẽ hồi sinh, nếu con trồng vào lợi nó răng của con để nó có thể ăn được mười quả dâu. Nếu con muốn, ta có thể đánh rụng răng con bằng hòn đá này.

Người con cả sợ hãi nhìn bà già. Đầu gối anh ta run lẩy bẩy.

- Cái đó còn chưa thấm vào đâu, bà già tiếp tục, không để ý đến vẻ sợ hãi của anh chàng. Trên con ngựa này, con phải băng qua một núi lửa, phải vượt qua một biển băng, thoát khỏi biển băng con sẽ thấy Núi Mặt Trời và các nàng tiên. Nhưng nếu dọc đường con chỉ thở dài một tiếng thì hoặc lửa sẽ đốt con thành tro bụi, hoặc những tảng băng sẽ tiêu diệt con, hoặc sóng biển sẽ nhận chìm con.

Người con cả vội lùi lại một hai bước, nhìn con đường mình vừa đi tới. Bà già mỉm cười:

- Nếu trái tim con không mách bảo thì đừng khiên cưỡng! Tốt hơn hãy trở về nhà. Ta sẽ cho con một hộp nhỏ đầy tiền vàng để đi đường.

- Bà sẽ cho con tiền vàng, không phải đổi gì sao? Người con cả sững sờ hỏi.

- Phải, không đổi gì cả. Hoặc nếu muốn, để con có cái ăn khi đói, bà già lạ lùng trả lời.

- Chúa tôi, nếu quả vậy, con ưng quay về nhà... Người con cả cầm lấy tiền và biến mất bằng con đường đã đưa anh ta đến.

Đến ngã tư, anh ta tự nhủ: “Số vàng này, cho một người thì đủ, nhưng nếu chia tư thì ít quá. Ta ưng ra thành phố hơn là về nhà. Ta sẽ sống như một lãnh chúa!” Thế là anh ta ra thành phố.

Thấy lâu quá mà con cả không trở lại, bà mẹ bảo người con thứ:

- Anh con chu du, chẳng biết đi đâu? Có lẽ nó đã quên chúng ta rồi. Con trai, con hãy đi tìm cho mẹ bức tranh gấm.

Người con thứ xỏ dép và lên đường. Anh ta đi một ngày, một tuần, một tháng và đến túp lều đá. Anh ta trông thấy con ngựa đá vươn cổ lên những quả dâu. Một bà già hiện ra trên ngưỡng cửa, hỏi:

- Trận gió lành nào đưa con đến nơi này, con trai của ta?

- Con tìm bức tranh gấm mẹ con dệt. Gió đã cuốn đi.

- Anh cả con đã qua đây, bà già thở dài, nhưng nó sợ đi đoạt lại bức gấm phải qua lửa, qua băng, phải cưỡi trên con ngựa này.

- Nhưng đây là con ngựa đá?

- Nếu con chịu nhổ răng bằng một hòn đá, để ta có thể trồng răng của con cho con ngựa, ngay khi con ngựa ăn được mười quả dâu, nó sẽ sống lại và mang con đến bên các nàng tiên của Núi Mặt Trời. Các nàng sẽ trả con bức tranh.

- Chỉ còn thiếu nước ấy nữa thôi, con sẽ bị nhổ răng! Người con thứ hoảng sợ. Con ưng quay về nhà hơn.

- Nếu vậy, ta sẽ cho con một hộp tiền vàng. Anh con cũng đã được ngần ấy.

“Chính vì lẽ đó mà anh trai ta không trở về nhà,” người con thứ nghĩ bụng. “Anh ấy làm thế là đúng. Anh ấy hưởng tiền một mình.” Người con thứ cầm hộp tiền vàng bà già cho, lễ phép cảm ơn, rồi ba chân bốn cẳng chuồn mất. Đến ngã tư đường, anh ta không do dự một giây, đi thẳng ra thành phố. “Giờ đây, ta sẽ tận hưởng thời vận của ta!” anh ta khấp khởi mừng thầm. “Tại sao ta phải chia sẻ cho người khác?”

Một tháng nữa lại trôi qua, bà mẹ gọi con út đến và bảo:

- Con ơi, mẹ giờ yếu như một con ruồi. Nếu không tìm lại được bức gấm, mẹ sẽ không cầm cự được bao lâu nữa. Hai anh con đi rong chơi, chẳng biết ở nơi nào? Chắc chúng không còn nghĩ gì đến chúng ta. Con vẫn là đứa ***** tin cậy nhất. Con hãy đi tìm bức gấm cho mẹ.

Người con út xỏ dép và lên đường. Chàng đến hẻm núi, nơi phía trước căn lều đá có con ngựa đá đang vươn cổ lên chùm dâu, và trên ngưỡng cửa là một bà già nhỏ bé như chờ chàng. Bà chào đón chàng và nói:

- Đường đến bức tranh gấm rất gian nan. Hai anh con đã ưng nhận của ta mỗi người một hộp tiền vàng, đi ra thành phố rồi.

- Con không sợ gì hết, con không cần vàng. Tiền vàng không trả lại cho mẹ con sức khỏe. Con phải làm gì đây để lấy lại bức tranh gấm cho mẹ mình?

Bà già nói cho người con út biết đường đi phải qua lửa và đá băng. Bà cũng nói muốn làm con ngựa sống lại phải cho nó răng của chàng. Bà chưa dứt lời chàng trai đã lấy một hòn đá đập gẫy răng mình, cấy vào hàm ngựa. Con ngựa sống lại, ăn mười quả dâu. chàng trai nhảy lên mình ngựa phi nhanh như gió.

- Đừng quên con không được thở dài một tiếng, ngay cả khi lửa liếm vào con và băng làm sầy da con, nếu thở dài con sẽ chết! Bà già nhỏ bé gọi với theo.

Mệt đứt hơi, chàng trai phi ngựa càng lúc càng sâu vào vùng núi đá, đến một nơi lửa phun ra từ lòng đất. Chàng trai thúc ngựa, vượt qua bức tường lửa. Lửa thiêu đốt chàng, làm chàng ngạt thở, nhưng chàng không thở dài một tiếng nào. Khi chàng tưởng lửa sắp thiêu chết mình thì con ngựa nhảy một bước dài, chưa kịp hiểu rõ sự tình đã thấy cả người cả ngựa trên một con đường mòn râm mát giữa các tảng đá. Người con út lau mồ hôi trán, hít đầy lồng ngực không khí mát lành, rồi thúc ngựa, tiếp tục cuộc hành trình. Thày trò đi như thế rất lâu, lâu lắm, đến khi chàng trai cảm thấy một luồng khí lạnh. Xa xa nghe có tiếng ầm ầm. Chàng trai lại thúc ngựa. Thầy trò phi như gió, chợt con đường kẹt giữa những mỏm đá nhô ra. Con ngựa dừng lại. Chàng trai rét run, đưa mắt nhìn xung quanh. Thầy trò đang đứng trước mênh mông biển sóng. Nhìn đến ngút tầm mắt, phía trước họ một biển băng vô tận, với những núi băng trôi khổng lồ đầy đe dọa, va vào nhau răng rắc. Xa tít tắp phía bên kia biển băng, có thể hình dung một ngọn núi xanh chan hòa ánh nắng mặt trời. “Núi Mặt Trời!” người con út reo lên. “Mau, ngựa tốt của ta, phải gấp lên, chúng ta gần đến nơi rồi!” Con ngựa nhảy không do dự xuống làn sóng băng. Khối băng chuyển động đốt cháy và cào xước da chàng kị sĩ, những con sóng xô đẩy chàng, đe dọa đánh ngã chàng. Nhưng chàng trai mím chặt môi, không một tiếng thở dài. Khi chàng tưởng mình sắp chìm ngập trong băng thì con ngựa vừa tới bờ. Mặt trời ấm áp tức thì sấy khô quần áo chàng, làm liền sẹo các vết thương của chàng và trước khi kịp hiểu ra sao, chàng đã ở trên đỉnh núi. Trước mặt chàng lấp lánh một tòa lâu đài pha lê. Tiếng cười, tiếng hát của các thiếu nữ vẳng đến từ ngoài vườn.

Chàng trai qua cổng sân chầu, đoạn nhảy xuống ngựa. Chàng thấy trước mắt mình một đám các thiếu nữ vô cùng xinh đẹp đang dệt gấm. Bức tranh của mẹ chàng đặt ở giữa. Trông thấy chàng trai, các thiếu nữ bỏ khung cửi, xúm quanh cười đùa. Thiếu nữ trẻ nhất, mặc áo đỏ sẫm, chàng thấy đặc biệt dễ thương.

Giữa lúc đó, một phu nhân rất đẹp tiến lại gần chàng. Bà mặc một chiếc áo óng ánh như phản chỉếu của muôn tia nắng mặt trời trên biển. Mái tóc dài của bà được giữ bằng một chiếc lược vàng.

- Ta là Chúa tiên, bà nói. Chưa ai từng đến đây. Tại sao con thực hiện chuyến đi nguy hiểm này?

- Con đến tìm bức tranh gấm của mẹ con. Gió đã mang nó đến tận lâu đài của bà, và mẹ con đã ngã bệnh.

- Chẳng phải ngẫu nhiên gió cuốn bức tranh gấm của mẹ con đến đây, chính chúng ta đã ra lệnh cho gió. Chúng ta muốn dùng bức gấm ấy làm mẫu dệt cho mỗi chúng ta một bức tranh đẹp. Nếu con cho chúng ta đêm nay nữa, ngày mai con có thể mang bức gấm đi. Và trong lúc chờ đợi, con là khách của chúng ta, Chúa tiên mỉm cười nói.

Chàng trai sống trong một giấc mơ. Các nàng tiên xúm quanh chàng cười đùa. Các nàng cho chàng nếm rượu tiên và thức ăn nơi tiên giới, như các thánh thần được thế. Sau đó, các nàng nhanh chóng bắt tay vào công việc. Các nàng dệt đến chiều tối. Khi hoàng hôn buông xuống, các nàng treo trên vòm trời một viên ngọc lấp lánh, chiếu sáng trong đêm, và các nàng lại dệt đến nửa đêm mới đi ngủ. Chàng trai kiệt sức vì bấy nhiêu cảm xúc, lăn ra ngủ li bì. Riêng nàng tiên trẻ nhất, nàng tiên chàng ưng ngay từ phút đầu, vẫn thức. Nàng ngắm nhìn bức tranh của bà mẹ, rồi bức tranh của mình, và thở dài. Không nàng tiên nào dệt được bức tranh đẹp như bức tranh của bà. Không dòng suối nào lấp lánh bằng dòng suối dệt bằng nước mắt của bà, không mặt trời nào chiếu tỏa bằng mặt trời thấm máu của bà. Nàng tiên trẻ nhìn chàng trai đang ngủ, và nảy ra một ý. Nàng lấy một sợi chỉ lụa, thêu trên bức tranh của bà mẹ một nàng tiên nhỏ mặc áo đỏ sẫm, đứng bên bờ hồ nhìn đàn cá đỏ.

Chàng trai trẻ thức giấc lúc nửa đêm. Gian phòng trống vắng. Giữa phòng chỉ có duy nhất bức tranh của mẹ chàng. Chàng trai chiêm ngưỡng bức tranh giây lát, rồi tự nhủ: “Tại sao phải đợi đến sáng mai? Mẹ ta đang ốm, và tình trạng của mẹ xấu đi từng ngày.” Chàng cuộn bức gấm luồn vào trong áo choàng, nhảy lên ngựa và trở lại con đường băng lửa. Sóng biển tuyệt vọng quăng về phía chàng những khối băng to nhất, núi lửa thè những lưỡi lửa chực nuốt chửng chàng. Chàng trai trẻ không hề thở dài và, trước khi kịp hiểu rõ sự tình, đã thấy mình đứng trước túp lều đá. Bà già bé nhỏ tươi cười chờ chàng trước ngưỡng cửa:

- Ta sung sướng thấy con trở về, con trai của ta. Con là một chàng trai tốt bụng và dũng cảm. Con đã đạt được điều con muốn. Ta sẽ trả lại răng cho con. Bà lấy răng trên hàm ngựa trồng lại vào hàm răng của chàng trai. Lập tức, con ngựa hóa đá.

- Con hãy cầm lấy, đây là đôi dép bằng da hươu, bà già tốt bụng bảo chàng. Xỏ đôi dép này vào, con sẽ nhanh chóng về tới nhà.

Chàng trai nồng nhiệt cảm ơn bà già nhân hậu đã tận tình giúp đỡ, đoạn xỏ đôi dép bằng da hươu và, chẳng biết bằng cách nào, chàng đã đứng trước căn nhà nhỏ thân thuộc. Trông thấy chàng, một bà hàng xóm chạy ra. Bà rầu rĩ nói:

- Thật tốt là cháu đã về. Ai biết mẹ cháu sẽ ra sao. Bà không ra khỏi nhà nữa, mắt sắp lòa rồi. Bác không biết...

Chàng trai chạy bổ vào nhà và kêu to: “Mẹ ơi, nhìn này, nhìn này!” Chàng lấy bức gấm trong áo giở ra. Gian phòng bừng sáng.

Biết con trai đã mang về cho mình bức tranh gấm, bà mẹ reo lên vui mừng. Lập tức bà khỏi bệnh. Bà xuống giường, ngạc nhiên thấy sức khỏe của mình phục hồi nhanh chóng. Bà nhìn bức tranh, đột nhiên bà thấy nó nhiều lần đẹp hơn, bà bảo con trai:

- Con hãy mang nó ra ngoài, để mọi người có thể nhìn nó rõ hơn.

Người con út mang bức tranh ra ngoài ánh sáng và giở. Màu sắc sáng ngời ngời. Thình lình, một trận gió nổi lên và bức tranh trải ra xa, xa hơn nữa, cuối cùng trùm lên toàn bộ cảnh vật xung quanh. Bà mẹ bước ra từ một ngôi nhà tầng đẹp đẽ. Bà nhìn quanh, mắt đẫm lệ hạnh phúc. Trải ngút tầm mắt, những cánh đồng ngô vàng rực đến tận chân núi, những đàn gia súc nhởn nhơ gặm cỏ, đám mây gà con vàng ươm tung tăng giữa bầy vịt con, một mảnh vườn đẹp có dòng suối chảy qua, và trong vườn muôn bông hoa đẹp nhất nở tưng bừng. Cảnh vật thiên nhiên y như trong bức tranh. Từ những căn nhà nhỏ lấp lánh ánh bạc, xóm giềng chạy ra, choáng ngợp, không thể tin vào điều kỳ diệu này.

Người con út nắm tay mẹ mình dắt ra vườn. Hai mẹ con bước chầm chậm đến bên bờ hồ nhỏ, không thể tin nổi trước bấy nhiêu điều kỳ ảo. Đột nhiên, người con sững sờ dừng bước, tim đập dồn dập. Bên hồ là nàng tiên nhỏ xinh đẹp áo đỏ sẫm, đang mỉm cười với chàng.

- Nàng từ đâu đến? Chàng trai hỏi. Nàng tiên cất tiếng cười trong veo, đoạn chớp chớp mắt thỏ thẻ.

- Em thêu mình trên bức tranh của mẹ chàng và chàng đã mang em theo. Vì bức tranh sống dậy nên em ở đây.

Bà mẹ nhìn nàng, hết sức sung sướng.

- Bây giờ, chúng ta đã có một ngôi nhà lớn, chỉ thiếu một cô con gái nữa thôi.

Nàng tiên nhìn chàng trai trẻ đang tiến lại phía mình.

- Nàng có thuận tình lấy ta không? Chàng khẽ hỏi. Nàng tiên gật đầu tỏ ý ưng thuận.

Một bữa tiệc lớn được tổ chức mừng hôn lễ. Ngoài xóm giềng, bà mẹ mời tất cả hành khất trong vùng. Hai người anh lớn cũng nghe phong thanh. Từ lâu họ đã tiêu xài hết những đồng tiền vàng, hoặc do thói quen được người khác nuôi, họ trở thành ăn mày. Về đến căn nhà xưa, thấy cảnh vật đổi thay, họ xấu hổ vì quần áo rách rưới, không dám vào. Họ bỏ đi xa, thế rồi mất tăm trong thế giới rộng lớn.

Người con trai út, cùng cô vợ tiên và bà mẹ, sống hạnh phúc trọn đời trong một miền trù phú dưới mặt trời ấm áp.

30
10 tháng 11 2016

mk đọc hết banh

14 tháng 11 2016

hay ghê, ý nghĩa nxeoeo

22 tháng 6 2018

Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:

• Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.

• Thân bài:

+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra - đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo,... Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.

+ Nguyên nhân:

- Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỷ.

- Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.

- Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.

- Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...

+ Hậu quả:

 - Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.

 - Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.

 - Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.

+ Cách khắc phục:

- Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.

- Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.

- Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỷ.

• Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.