K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2019

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.



 

21 tháng 4 2019

lượm vẫn còn sống mãi với đất nước.

25 tháng 3 2019

Trong bài thơ Lượm những hình ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn tinh nghịch và sự can đảm đã để lại trong em những ấn tượng khó quên. Đây là hình ảnh em nhớ nhất sau khi đọc xong bài thơ này.

Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.

Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.

Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.

Tham khảo.

25 tháng 3 2019

Bạn ơi đầu tiên mk cx làm như bạn nhưng cô giáo bảo làm sơ sài bạn ạ

16 tháng 3 2018

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-luom-cua-nha-tho-to-huu-c33a13309.html#ixzz59tyGiuIA

16 tháng 3 2018

Trong thời kì kháng chiến đã có biết bao tên tuổi thiếu niên anh dũng ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. Ngày nay mặc dù những hố bom chiến tranh đã lấp kín, không còn tiếng đạn bom, súng nổ, con người đang sống trong thời kì hoà bình. Song trong chúng ta không thể quên được hình ảnh những con người đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh... Trong văn học đã có rất nhiều tác phẩm ghi lại sự hi sinh anh dũng của họ. Bài thơ Lượm của Tố Hữu là một bài như thế.

:3

5 tháng 4 2016

Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…

6 tháng 4 2016

Học bài thơ “Lượm” xong, trong lòng em đọng lại hình ảnh về chú bé Lượm vô cùng đáng yêu. Đặc biệt là chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng em.
Một hôm, vẫn như mọi lần, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai, bước nhanh trên con đường quê. Nhưng con đường Lượm đi đâu phải là con đường nắng vàng của chú chim chích trong buổi bình yên? Lượm phải vượt qua nơi chiến trường ác liệt, bom đạn khỏi lửa mịt mù. “Đạn bay vèo vèo” qua đầu nhưng chú vẫn “Sợ chi hiểm nghèo”. Bỗng đạn nổ, “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm như đang chì vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, thanh thản khi hi sinh… Lượm không chết. Lượm vẫn còn mãi trong lòng dân tộc, trong mỗi chúng em.

4 tháng 3 2018

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


 

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

văn mẫu lớp 6

17 tháng 8 2016

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

6 tháng 4 2019

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân ta quyết hi sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà dân tộc ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc Pháp tấn côngvào Huế (1947). Không khí những ngày đó thật sôi sục. Nhân dân Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đoàn kết một lòng đánh giặc.

   Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy? Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao! Chú bé cười, phô hàm răng trắng đều rồi sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

   Ồ! Thì ra là Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như anh chiến sĩ vệ quốc thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

   - Cháu làm liên lạc chú à! ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu thấy vui ghê! Cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc... Nhiều thứ lắm!

   Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, chào tôi: "Thôi, chào đồng chí! " kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì cháu đã trở thành đồng chí, đồng đội của tôi - một đồng đội tí hon.

   Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao lệnh của cấp trên tận tay những người chỉ huy trận đánh. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu đã ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

   Mỗi khi nghĩ đến Lượm, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng.

~ Chào ARMY ~ 

Mình bias Kook <3

Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.

Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.

Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .

Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.

Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
 
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.

31 tháng 3 2018

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.