Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phân tích là căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng
- Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, phân tích dựa theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.
- Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề phân tích.
+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.
+ Khái quát tổng hợp.
Một số văn bản nghị luận khác: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai…
Một số thông tin cơ bản của văn bản: Ý nghĩa của văn chương – Hoài Thanh
- Vấn đề bàn luận: Nguồn gốc, nhiệm vụ, công dụng của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Quan điểm của người viết: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha; văn chương là hình ảnh của sự sống đa dạng, văn chương sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có, cho nên: không thể thiếu văn chương trong đời sống tinh thần của nhân loại.
- Đối tượng tác động: Những người yêu thích văn chương.
- Nghệ thuật lập luận:
+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục
+ Lập luận chặt chẽ
+ Luận điểm rất rõ ràng
- Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.
- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.
- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.
Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.
- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.
- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.
- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:
+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.
- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.
Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, em xin nói đến một chủ đề đang là mối quan tâm lớn của tất cả chúng ta, đó là về việc du học. Hiện nay nhiều người có quan điểm rằng du học sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn. Họ nghĩ rằng các trường ở các nước phát triển thường có chất lượng giáo dục cao hơn các trường ở các nước đang phát triển. Điều này là do các trường đại học và cao đẳng ở các nước phát triển thường có đội ngũ giảng viên giỏi, cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo tiên tiến.
Vậy du học là gì? Du học là việc đi học ở một quốc gia khác ngoài quốc gia mà mình đang sống. Đây là một lựa chọn phổ biến của nhiều học sinh, sinh viên trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có nhiều lý do khiến du học trở nên hấp dẫn, trong đó có cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt hơn.
Thực tế đã có rất nhiều bạn trang bị cho bản thân thêm thật nhiều kiến thức hay đạt được những thành công nhất định từ việc đi du học. Đi du học mang lại cho chúng ta khá nhiều lợi ích:
Đầu tiên phải nói đến việc có cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến. Các trường học ở các nước phát triển thường có chương trình đào tạo tiên tiến, luôn được cập nhật với những xu hướng mới nhất của thế giới. Thứ hai, việc đi du học còn giúp các bạn có khả năng phát triển một cách toàn diện. Du học sinh có cơ hội trải nghiệm một nền văn hóa mới, được học hỏi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời phát triển khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề của bản thân. Một điều rất quan trọng nữa chính là cơ hội việc làm rộng mở. Bằng cấp của các trường đại học và cao đẳng danh tiếng ở nước ngoài thường được các nhà tuyển dụng ở nhiều quốc gia công nhận.
Theo em, du học sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tiếp cận nền giáo dục tốt, nhưng chỉ trong một mức độ nhất định. Chất lượng giáo dục ở các nước phát triển thường cao hơn các nước đang phát triển, nhưng điều đó không có đồng nghĩa với việc học sinh sẽ chắc chắn thành công khi du học. Việc đi du học cũng có khá nhiều khó khăn và rủi ro như: Chi phí để đi du học cao, du học sinh thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc hòa nhập với ngôn ngữ mới, môi trường mới, văn hóa mới. Không chỉ vậy, các bạn học sinh du học còn phải đối mặt với những rủi ro về an toàn như trộm cắp, bạo lực, ...
Để thành công khi du học, học sinh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm cả về kiến thức, kỹ năng và tài chính. Trước hết, học sinh cần có nền tảng kiến thức vững chắc để đáp ứng yêu cầu của chương trình học. Bên cạnh đó, việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc học tập và sinh hoạt ở nước ngoài, chẳng hạn như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, ... cũng vô cùng cần thiết. Và một điều đáng bận tâm nữa chính là cần có kế hoạch tài chính chi tiết để đảm bảo đủ chi phí cho việc du học.
Không thể phủ nhận rằng việc được đi du học mang đến rất nhiều lợi ích cho các bạn học sinh. Du học là một lựa chọn tốt cho những học sinh có mong muốn tiếp cận nền giáo dục tiên tiến. Tuy nhiên, để du học thành công học sinh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Trên đây là toàn bộ phần trình bày của em về vấn đề du học. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Em cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày của em được hoàn thiện hơn.
- Vấn đề nghị luận của bài viết là: “Những cánh chim chào đón tương lai” của nhạc sĩ Văn Ký
- Tác giả đã triển khai thành các luận điểm:
+ Luận điểm 1: Sự xuất hiện của cánh chim.
+ Luận điểm 2: Ý nghĩa và lời nhắn nhủ của đôi cánh chim.
- Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lí, giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.
- Về nội dung:
+ “sự tương phản mèo - chuột” phản ánh mặt trái ở làng quê xưa như chuyện “mãi lộ”, “làm luật”, “lệ làng” ... của tầng lớp thống trị trong xã hội nông nghiệp thôn quê ngày xưa.
+ Hình ảnh phản ánh tích cực mối quan hệ của mèo - chuột, dù mèo là kẻ thù “không đội trời chung” của chuột nhưng đã tán đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng chuột trẻ; chuyện thù hận đã lắng xuống, nhạt đi, phần nào được “hóa giải”.
+ Đó còn là lời khuyên về sự hòa giải, hòa nhập để “chung sống hòa bình” trong cộng đồng.
- Về nghệ thuật:
+ “...tác giả đã tối ưu hóa khả năng thể hiện trên bề mặt hạn hẹp của tờ giấy bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng” .
⇒ Vấn đề xã hội được tóm tắt: “một cảnh tượng vừa là nghi lễ trang nghiêm vừa là hội hè náo nhiệt, tưng bừng”.
Bài nói tham khảo:
Tỷ phú Bill Gates đã từng nói rằng “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Điều đó chứng tỏ rằng, có đam mê chúng ta sẽ có động lực để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình và rồi ta sẽ thành công. Vậy thì tại sao, bản thân mỗi người lại không thể vẽ ra cho mình một đam mê và ước muốn cống hiến mình vì niềm đam mê đó.
Đam mê là một cái gì đó lớn lao hơn sở thích và niềm vui. Sở thích có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trạng thái nhưng đam mê thì không. Nó bền bỉ và gắn kết với con người một cách keo sơn khó có thể thể tách rời. Cũng giống như ý chí và nghị lực, đam mê là động lực để con người vượt qua mọi khó khăn, rào cản để đến với niềm khát khao của mình. Vì có đam mê, chúng ta sẽ không sợ bất kì thử thách nào cả, dù nó có khó khăn và vất vả đến đâu, ta cũng sẽ cố gắng để vượt qua. Đam mê là đòn bẩy, là động lực để con người vươn xa hơn và cao hơn trời bầu trời mơ ước.
Trên con đường đi đến thành công, ta sẽ gặp biết bao gian nan, thử thách, nó chưa bao giờ là bằng phẳng với bất kì ai. Thành công ngày hôm nay là sự tích tụ của biết bao mồ hôi, nước mắt. Những đắng cay, ngọt bùi ta đều phải trải qua trên con đường chinh phục ước mơ. Chính niềm đam mê đã tạo nên sức mạnh và ý chí quật cường để ta quật ngã tất cả những trắc trở. Niềm đam mê vẽ ra một con đường đi cho tương lai, và cuộc đời ta sẽ dấn mình và theo đuổi con đường ấy đến khi nào ta chạm đến cuối đường. Niềm đam mê quả thật là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời mỗi con người.
Nếu một người không có hoài bão, không có ước mơ và đam mê thì họ sống cũng chỉ như không sống. Những con người ấy thật tầm thường và nhỏ bé. Sống mà không ước mơ khác gì đi một con đường mà không có điểm đến. Niềm đam mê và được hết mình vì đam mê là một ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Có đam mê ắt sẽ có những nỗ lực để đi đến thành công. Chúng ta sẽ không ngừng cố gắng vì đam mê và cũng sẽ không bao giờ hối hận vì bản thân mình đã dám đam mê dù biết rằng đam mê đó có thực hiện được hay không. Nhưng hãy cứ đam mê, hãy làm cho cuộc sống này có một hướng đi đúng đắn. Đam mê sẽ luôn theo bạn đến suốt cuộc đời và nó làm cho cuộc sống của bạn rực rỡ sắc màu hơn.
Như vậy đam mê là nguồn lực cần có ở mỗi người. Có đam mê ắt chúng ta sẽ có được thành công. Cho dù thế nào đi nữa, đam mê vẫn là ngọn lửa rực cháy trong trái tim mỗi người.