Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
14. Tình huống nào sau đây nói về con người không có chính kiến như trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”?
A. Lan là một học sinh chăm chỉ và đầy nghị lực trong cuộc sống.
B. Trên đường về nhà, Mai nhìn thấy một túi nhỏ, bên trong có số tiền khá lớn. Không nghĩ ngợi nhiều, Mai lập tức đem túi cùng số tiền ấy đến công an để trình báo và tìm người đánh rơi.
C. Nga là một học sinh giỏi và gia đình cũng rất khá giả. Tuy nhiên, không vì điều ấy mà Nga kiêu căng, ngược lại em luôn tiết kiệm tiền ăn quà vặt của mình để quyên góp, ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
D. Mỗi lần có việc gì, Kiên đều hỏi ý kiến mọi người mà không quan tâm tới việc nó có phù hợp với bản thân mình hay không.
15. Trước một hiện tượng, sự việc có nhiều ý kiến khác nhau, chúng ta nên.
A. Nghe theo một cách vô điều kiện, không quan tâm tới việc nó có phù hợp hay không.
B. Từ chối, phản đối tất cả các ý kiến ấy, bảo vệ quan điểm của mình đến cùng.
C. Lắng nghe, tiếp thu một cách có chọn lọc những ý kiến tốt, phù hợp với mình.
D. Cả A và B đều đúng.
16. “Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn” cho thấy anh thợ mộc đã tự rút ra bài học gì cho mình?
A. Không nên cả tin vào lời nói của người khác. B. Không nên đổ hết tiền vốn mua gỗ.
C. Phải có chính kiến riêng của bản thân. D. Cả A, C đều đúng.
17. Từ bài học rút ra của anh thợ mộc, chúng ta có nên tin và làm theo lời khuyên của người khác?
A. Nên, vì lời khuyên đến từ những người có hiểu biết rất bổ ích.
B. Không nên, ta cần có chính kiến.
C. Vừa nên vừa không nên, ta cần lắng nghe những ý kiến bổ ích, đồng thời cũng cần phải có quan điểm cá nhân.
D. Cả A, B, C đều sai.
18. Câu nói dân gian nào có nội dung giống “Đẽo cày giữa đường”?
A. Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
B. Kiến đen tha trứng lên cao,/ Thế nào cũng có, mưa rào rất to.
C. Mười tám cũng ừ,/ Mười tư cũng gật. D. Cả A và C đều đúng.
a, Toàn bộ sự việc kể trên xoay quanh việc chia tay của hai anh em, trong đó trọng tâm là việc chia đồ chơi, cụ thể là chia hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ
- Sự chia tay của những con búp bê xuyên suốt các đoạn của tác phẩm, Thành và Thủy buộc phải chia tay và chia đồ chơi
b, Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.
- Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chi tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được → Đó là mạch lạc của văn bản
c, Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian, liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường)
→ Những mối liên hệ giữa các đoạn tự nhiên và hợp lý
Tham khảo:
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.
Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.
Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.
Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã.
Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.
Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.
Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.
Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.
1
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".
Trong văn bản "Đường vào trung tâm vũ trụ", tác giả đã kể lại cuộc hành trình đầy mạo hiểm của nhà vật lý John Wheeler khi ông cùng đồng nghiệp Richard Feynman tìm cách giải thích hiện tượng quang học. Trên đường đi, họ đã gặp phải nhiều khó khăn và thử thách nhưng cuối cùng đã tìm ra được lời giải thích cho hiện tượng này.
"tuy có chỗ gần với các thể kí , kí sự ở yếu tố miêu tả . ghi chép những hình ảnh , sự việc mà nhà văn quan sát , chứng kiến nhưng tùy bút thiên về biểu cảm , chú trọng thể hiện cảm xúc tình cảm suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống "
Tác Dụng của liên kết: CHo chúng ta hiểu về các thể kí và nhấn mạnh về đặc điểm và tác dụng của nó.
Một sự việc tương tự truyện Đẽo cày giữa đường: nhà hàng xóm có xây ngôi nhà, định hướng để cổng phía Đông, đang xây dở dang, có người họ hàng xa đến chơi bảo không nên làm cổng hướng Đông, cổng sau nhà không tốt. Nhà chủ nghe theo bèn phá đi xây cổng ra trước nhà. Khi xây gần xong, ông thầy bói bảo cổng trước nhà đâm thẳng vào cửa, phạm gia củ làm ăn không lên. Gia chủ nghe theo lại phá cổng đi và xây về hướng Tây.