K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong "Chuyện...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
Cho đoạn văn tóm tắt sau:Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn tóm tắt sau:

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

Đoạn văn tóm tắt trên đã đủ các ý chính trong bài Chuyện người con gái Nam Xương. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

1
3 tháng 4 2017

Đáp án B

22 tháng 10 2023

chệu

 

15 tháng 11 2018

Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến:

- Nguyên nhân trực tiếp do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán, Trương Sinh không cho Vũ Nương cơ hội trình bày thanh minh

- Nguyên nhân gián tiếp là do xã hội phong kiến

    + Xã hội bất công, thân phận phụ nữ bấp bênh, mong manh, bi thảm

    + Không được bênh vực, chở che còn bị đối xử bất công

7 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất vì đứa con không nhận cha đẻ của mình mà nhận người khác làm cha mình. Chồng không tin tưởng lại thêm tính đa nghi, hay ghen tuông.

- Số phận của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến thật nhỏ nhoi, bấp bênh, bất hạnh. Họ không được coi trọng, bảo vệ mà luôn phải chịu sự bất công

10 tháng 5 2021

1. Nguyên nhân gây ra cái chết cho Vũ Nương:

a. Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản về chuyện cái bóng khiến Trương Sinh mắng nhiếc đánh đuổi Vũ Nương đi.

b. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa)

- Do người chồng đa nghi, hay ghen.

- Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh "con nhà hào phú", còn Vũ Nương là "con nhà kẻ khó". Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân giữa hai người hoàn toàn không bình đẳng và tự nguyện, không xuất phát từ tình yêu.

- Do trong xã hội phong kiến người phụ nữ không có quyền được lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.

2. Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ:

- Họ là những người phụ nữ truyền thống mang đủ phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh.

- Người phụ nữ phải chịu oan khuất , bất hạnh , trong xã hội phong kiến họ ko được bênh vực , tai họa cá thể dáng xuống đâu họ bất cứ lúc nào vì nhưng lý do ko đâu , số phận của họ mong manh như chiếc bóng 

- Người phụ nữ chịu cái chết oan khuất, bị nhiều bất công ngang trái bất hạnh, mặc dù họ đáng ra phải được trân trọng, ngợi ca.

10 tháng 5 2021

1) Nguyên nhân gây  ra cái chết của Vũ Nương : 

a. Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

b. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa)

- Do người chồng đa nghi, hay ghen.

- Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh "con nhà hào phú", còn Vũ Nương là "con nhà kẻ khó". Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân giữa hai người hoàn toàn không bình đẳng và tự nguyện, không xuất phát từ tình yêu.

- Do lễ giáo hà khắc: người phụ nữ không có quyền được lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.

- Do chiến tranh phi nghĩa: chiến tranh phong kiến phi nghĩa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những nghi ngờ, hiểu lầm giữa hai vợ chồng.

2) Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ là : họ là những người phụ nữ truyền thống mang đủ phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:
- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.
Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
a) Lời nói của Vũ Nương với Trương Sinh thể hiện những phẩm chất nào của nàng?
b) Theo em, đây là một đoạn kết có hậu hay không có hậu? Vì sao?
c) Viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), phân tích ý nghĩa nhân đạo của đoạn kết trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép theo quan hệ tương phản (gạch dưới câu ghép đó).

2
2 tháng 5 2018

a. Lời nói của Vũ Nương thể hiện phẩm chất vị tha, sống có tình có nghĩa của nàng.

b. Đây là một kết thúc vừa có hậu vừa không có hậu:

-  Là một cái kết có hậu:

+ Vũ Nương được cứu sống.

+ Được sống bất tử, giàu sang.

+ Được minh oan trên bến Hoàng Giang.

-  Nhưng không có hậu vì nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

Kết thúc này là kết thúc tất yếu, góp phần khắc họa hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là  tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

2 tháng 5 2018

Đoạn văn tự viết nhé em!

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.Thúy Kiều là người...
Đọc tiếp

Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.

Thúy Kiều là người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài năng và đức độ hơn người. Trước tai họa bất ngờ của gia đình, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man; nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, Kiều quyết định hành động ngoài dự tính của mọi người, ngoài dự tính của chính bản thân nàng: bán mình chuộc cha. Kiều đã gạt chữ tình sang một bên để đáp đền chữ hiếu. Suốt mười lăm năm lưu lạc “trải qua bao cuộc bể dâu”, nhưng không lúc nào Kiều nguôi nhớ đến gia đình và cha mẹ. Mặc dù cuộc đời nàng chìm ngập trong nỗi bất hạnh, đau thương, nhưng nàng vẫn cố gắng vươn lên và phẩm hạnh của nàng luôn tỏa sáng.

phan-tich-thuy-kieu-thuvienvanmau

Phân tích nhân vật Thúy Kiều

Lo xong cho cha mẹ yên bề, Kiều mới nghĩ đến tình yêu đầu đời thiêng liêng của mình với Kim Trọng. Nhớ tới lời hẹn ước, nàng nhờ Thuý Vân thay mình đền đáp tình chàng:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tinh máu mủ thay lời nước non.

Rồi Kiều mới cảm nhận nỗi đau của chính mình:

Ôi Kim lang, hời Kim lang !

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Lúc ở lầu Ngưng Bích, xa nhà chưa bao lâu mà nàng tưởng như đã trải qua biết “mấy nắng mưa”. Nàng hình dung cảnh cha mẹ đang ngóng chờ, rồi lo lắng ai sẽ thay mình chăm sóc khi cha mẹ về già.

Khi phải chấp nhận là gái lầu xanh, Kiều đau đớn tột cùng, càng nhớ cha nhớ mẹ. Nàng ân hận vì đã không làm tròn chữ hiếu, phải sống trong tủi nhục ê chề. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, nhưng không lúc nào nàng quên được Kim Trọng:

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.

Là người con gái tài sắc vẹn toàn, Kiều cũng là một người sống có nhân, có nghĩa. Khi có cơ hội, nàng trả ẩn trước, báo oán sau. Những người giúp đỡ nàng, nàng đều đền ơn rất hâu. Còn với những kẻ đã gây ra tội ác, nàng  rat ay quyết liệt và dứt khoát. Hành động của nàng là hợp ý trời, lòng người và cũng là chân lí cuộc đời.

Sau khi báo ân báo oán, mọi cơ cực, oán trái, gian truân của đời Kiều như được trút sạch. Từ địa vị thấp hèn, Kiều có được địa vị, sống cuộc sống hạnh phúc, vinh hoa phú quý. Tưởng như mọi khổ ải đã chấm dứt, nào ngờ tai họa lại ập xuống mà nàng vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Vì tin lời hứa của Hồ Tôn Hiến, Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng để rồi bị lừa mà “chết đứng”. Ân hận, nàng tìm đến cái chết dế chấm dứt. Cội nguồn sâu xa của hành động sai lầm này là lòng nhân ái, nhẹ dạ tin người. Xét kĩ, ta có thể thông cảm và tha thứ cho nàng.

Nhưng rồi, một lần nữa, nàng được cứu sống. Bấy giờ nàng được đoàn tụ bên người thân và gia đình. Sau mười lăm năm, gặp lại chàng Kim, tái hợp tình xưa nghĩa là chuyện hiển nhiên, nhưng cũng bởi trân trọng tình mình, tình người mà Kiều đã:

Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì,

Nàng từ chối tất cả mọi lời khuyên.  Trước sau, Kiều vẫn chấp nhận thiệt thòi, hi sinh hạnh phúc của mình cho người khác. Tấm lòng nàng thật đáng ngợi ca muôn đời.

Đọc Truyện Kiều, ta cảm tưởng như tác giả dành trọn những yêu thương, trân trọng, xót xa cho Thúy Kiều – một người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Tác phẩm như một tiếng kêu bi ai về thân phận người phụ nữ bị chà đạp cả về phẩm hạnh, nhân cách trong xã hội phong kiến đương thời.

0