K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

Phần 1. Hiểu các khái niệm vật lý cơ bản

  1. Học thuộc các hằng số cơ bản. Trong vật lý, một số lực như lực tạo ra gia tốc trọng trường là các hằng số toán học phân bổ chung. Đây đơn giản là cách lý tưởng để nói rằng các lực này thường có giá trị không đổi bất kể vị trí và cách thức tác dụng của chúng. Bạn nên học thuộc các hằng số phổ biến (và đơn vị của chúng) — người ta thường không cung cấp các giá trị này trong bài kiểm tra. Dưới đây là một vài hằng số thường được dùng nhất trong vật lý:

    • Gia tốc trọng trường: 9,81 m/s2
    • Tốc độ ánh sáng: 3 × 108 m/s
    • Hằng số khí lý tưởng: 8,32 J/(mol × Kelvin)
    • Hằng số Avogadro: 6,02 × 1023/mol
    • Hằng số Planck: 6,63 × 10-34 J × s
  2. Học thuộc các phương trình cơ bản. Trong vật lý, người ta dùng phương trình để mô tả mối quan hệ giữa các lực khác nhau trong vũ trụ. Một số phương trình rất đơn giản, trong khi số khác thì cực kỳ phức tạp. Bạn nên ghi nhớ các phương trình đơn giản nhất và học cách sử dụng chúng để có thể giải các bài tập đơn giản lẫn phức tạp. Ngay cả những bài tập khó và rắc rối vẫn có thể giải bằng nhiều phương trình đơn giản hoặc biến đổi các phương trình này cho phù hợp với bài toán. Học các phương trình cơ bản trong vật lý là việc rất dễ, và khi bạn gặp các bài tập phức tạp thì ít nhất sẽ hiểu được một phần nếu đã nắm vững các phương trình này. Một số phương trình quan trọng nhất là:[1]

    • Vận tốc = Quãng đường/Thời gian chuyển động (dx/dt)
    • Gia tốc = Độ thay đổi vận tốc/Thời gian thay đổi vận tốc
    • Vận tốc hiện tại = Vận tốc ban đầu + (Gia tốc × thời gian)
    • Lực = Khối lượng × gia tốc
    • Động năng = (1/2)Khối lượng × vận tốc2
    • Công = Độ dịch chuyển × lực
    • Công suất = Công sinh ra/Thời gian
    • Động lượng = Khối lượng × vận tốc
  3. Tìm hiểu nguồn gốc của các phương trình cơ bản. Học thuộc các phương trình cơ bản là một chuyện — nhưng hiểu vì sao có các phương trình này lại là chuyện khác. Nếu có thể thì bạn nên tìm hiểu cách thành lập từng phương trình vật lý cơ bản. Việc này sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa các phương trình và có thể giải các bài tập một cách linh hoạt hơn. Vì bạn hiểu rõ cách "vận hành" của các phương trình nên có thể sử dụng chúng hiệu quả hơn so với việc chỉ học thuộc lòng các chuỗi ký tự một cách máy móc.

    • Ví dụ, hãy xem phương trình đơn giản sau: Gia tốc = Độ thay đổi vận tốc/Thời gian thay đổi vận tốc = Delta(v)/Delta(t). Gia tốc là lực khiến vận tốc của vật thay đổi. Nếu một vật có vận tốc ban đầu là v0 tại thời điểm t0 và có vận tốc cuối cùng là v tại thời điểm t, ta có thể nói vật đó đã tăng tốc từ v0 đến v. Gia tốc không phải là đại lượng tức thời — bất kể sự việc diễn ra nhanh thế nào, sẽ có độ chênh lệch thời gian từ lúc vật bắt đầu chuyển động ở vận tốc ban đầu đến khi nó đạt vận tốc cuối cùng. Vì vậy, a = (v - v0/t - t0) = Delta(v)/Delta(t).
  4. Học các kỹ năng toán học cần thiết để giải toán vật lý. Toán học thường được xem là "ngôn ngữ của vật lý". Thông thạo những kiến thức cơ bản của toán học là cách rất tốt để nâng cao khả năng giải các bài tập vật lý. Một số phương trình vật lý phức tạp yêu cầu bạn phải có các kỹ năng toán đặc biệt để giải (như tính đạo hàm và tích phân). Dưới đây là một số chủ đề toán học có thể giúp bạn giải toán vật lý (sắp xếp theo độ phức tạp):

    • Tiền đại số và đại số (đối với phương trình cơ bản và các bài tập "tìm đại lượng chưa biết")
    • Lượng giác (đối với sơ đồ lực, bài toán quay tròn và các hệ nghiêng)
    • Hình học (đối với các bài tập về diện tích, thể tích, v.v...)
    • Tiền giải tích và giải tích (để tính đạo hàm và tích phân của các phương trình vật lý — chủ đề vật lý cao cấp)
    • Đại số tuyến tính (đối với các phép tính chứa vectơ – thường là các chủ đề vật lý cao cấp)

Phần 2. Sử dụng chiến thuật tập trung lấy điểm

  1. Tập trung vào thông tin quan trọng của mỗi bài toán. Các bài tập vật lý thường có "thông tin thừa" — thông tin không cần thiết cho việc giải bài tập đó. Khi đọc đề bài, bạn cần phân biệt các thông tin được cung cấp, sau đó xác định mục tiêu bạn cần tìm là gì. Viết ra các phương trình cần sử dụng cho bài tập, sau đó gán từng mẩu thông tin được cung cấp vào các biến số phù hợp. Bỏ qua các thông tin không cần thiết vì nó làm mất thời gian và khiến bạn khó nhận ra cách giải đúng.

    • Ví dụ, giả sử chúng ta cần tìm gia tốc của một chiếc xe ôtô khi vận tốc của nó thay đổi sau thời gian 2 giây. Nếu xe cân nặng 1.000 kg, bắt đầu chạy với vận tốc 9m/s và vận tốc cuối cùng là 22 m/s, chúng ta có thể nói v0 = 9 m/s, v = 22 m/s, m = 1.000 kg, t = 2 s. Như đã đề cập, phương trình gia tốc là a = (v - v0/t - t0). Lưu ý là phương trình này không có khối lượng, do đó chúng ta có thể bỏ qua thông tin về khối lượng của xe là 1.000 kg.
    • Vì vậy, phương trình được giải như sau: a = (v - v0/t - t0) = ((22 - 9)/(2 - 0)) = (13/2) = 6,5 m/s2
  2. Sử dụng đúng đơn vị cho từng bài tập. Bạn sẽ dễ dàng mất điểm nếu quên viết đơn vị hoặc dùng sai đơn vị. Để nhận đủ điểm cho bài làm, bạn phải nhớ viết đúng đơn vị cho đáp án. Dưới đây là một số đơn vị của các đại lượng vật lý thường được sử dụng nhất — theo nguyên tắc chung, các bài tập vật lý hầu như luôn luôn sử dụng hệ đo lường mét/SI:

    • Khối lượng: Gam hay kilogam
    • Lực: Newton
    • Vận tốc: mét/giây (đôi khi kilomét/giờ)
    • Gia tốc: mét/giây2
    • Năng lượng/Công: Joul hay kilojoul
    • Công suất: Watt
  3. Đừng quên các chi tiết nhỏ (như ma sát, lực kéo v.v...). Các bài tập vật lý thường mô phỏng theo tình huống thực tế, nhưng chúng đơn giản hóa cách vận hành thực tế của sự vật để bạn dễ hiểu tình huống đó hơn. Đôi khi họ đơn giản hóa hay chủ ý loại bỏ các lực có thể làm thay đổi kết quả của bài tập (ví dụ như lực ma sát). Tuy nhiên, không phải mọi bài tập đều như vậy. Nếu đề bài không nói rõ đã loại bỏ các chi tiết nhỏ này và bạn có đủ thông tin để tính đến chúng trong đáp án, hãy xem xét các lực này để có đáp án chính xác nhất.

    • Ví dụ, giả sử bài tập yêu cầu tìm gia tốc của một khối gỗ nặng 5 kg trượt trên mặt sàn phẳng nếu nó được đẩy với lực 50 newton. Vì F = m × a nên dường như bạn có thể dễ dàng giải phương trình 50 = 5 × a để tìm đáp án. Tuy nhiên, trên thực tế, lực ma sát sẽ chống lại chuyển động của vật và giảm đáng kể lực đẩy tác dụng lên vật. Bỏ qua lực ma sát sẽ dẫn đến kết quả là khối gỗ tăng tốc nhanh hơn thực tế một chút.
  4. Kiểm tra kỹ đáp án. Một bài tập vật lý ở mức độ trung bình đến khó có thể bao gồm nhiều phép toán. Sai sót xảy ra ở bất kì bước nào có thể khiến đáp án sai, do đó bạn phải chú ý kỹ các phép toán khi giải. Nếu có thời gian bạn nên kiểm tra kỹ đáp án để đảm bảo các phép toán được tính đúng

    • Mặc dù giải lại là một cách kiểm tra các phép toán, nhưng bạn cũng nên dùng trực giác đánh giá mối tương quan giữa bài tập đó và thực tế để kiểm tra đáp án. Ví dụ, nếu bạn đang tìm động lượng (khối lượng × vận tốc) của một vật di chuyển về phía trước, đáp án sẽ không thể là số âm vì khối lượng là số dương và vận tốc chỉ mang giá trị âm nếu vật di chuyển theo hướng "âm" (nghĩa là ngược lại hướng về "phía trước" trong tọa độ tham chiếu). Do đó nếu đáp án là số âm thì có lẽ bạn đã làm sai phép tính nào đó trong quá trình giải.

Phần 3. Tập trung học trong giờ vật lý

  1. Xem trước bài học trước khi đến lớp. Lý tưởng nhất là bạn nên có sự chuẩn bị để tránh bị lúng túng với các khái niệm vật lý mới trong lớp. Bạn nên xem trước bài học trong sách giáo khoa trước khi đến lớp vào ngày hôm sau. Tránh tập trung vào khía cạnh toán học của chủ đề vật lý — giai đoạn này bạn nên cố gắng nắm bắt các khái niệm chung và hiểu những gì giáo viên nói. Điều này sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để từ đó bạn có thể áp dụng các kỹ năng toán học sẽ được học trong lớp.

  2. Tập trung trong giờ học. Trong giờ học, giáo viên sẽ giảng các khái niệm mà bạn đã xem trước ở nhà và giải thích những vấn đề bạn chưa hiểu rõ. Ghi chép và đặt nhiều câu hỏi. Có thể giáo viên sẽ đi lướt qua vấn đề toán học của chủ đề vật lý. Nếu họ làm như vậy, bạn phải cố gắng nắm ý chính của "điều họ đang giảng" cho dù không nhớ chính xác cách tính đạo hàm của phương trình — rèn luyện được cách "nghe" giảng này là rất tốt.

    • Nếu bạn còn câu hỏi vương vấn trong đầu sau giờ học, hãy trao đổi với giáo viên. Cố gắng đặt câu hỏi càng cụ thể càng tốt — điều này cho thấy bạn đã lắng nghe giáo viên giảng bài. Nếu giáo viên không bận, có thể họ sẽ lên lịch hẹn để giảng lại bài cho bạn và giúp bạn hiểu vấn đề.
    • Bạn có thể hỏi xem giáo viên có cho phép bạn ghi âm lại bài giảng để nghe lại không. Nhờ đó, bạn cũng có thể nhờ thầy cô làm rõ nếu có gì đó khó hiểu sau khi đã nghe lại bài giảng.
  3. Xem lại các ghi chép ở nhà. Để hoàn thành việc học và có kiến thức vật lý đầy đủ hơn, bạn nên dành thời gian xem lại các ghi chép ở nhà ngay khi có cơ hội. Thói quen này sẽ giúp bạn nhớ các kiến thức đã học trên lớp. Trì hoãn xem lại bài càng lâu thì bạn càng khó nhớ những gì đã nghe, và các khái niệm đó dường như "xa lạ" hơn, do đó bạn phải chủ động củng cố kiến thức bằng cách xem lại các ghi chép ở nhà.

  4. Giải bài tập luyện tập. Cũng như toán học, viết văn hay lập trình máy tính, giải toán vật lý là một kỹ năng tư duy. Bạn sử dụng kỹ năng này càng nhiều thì sẽ càng thành thạo hơn. Nếu gặp khó khăn với vật lý thì bạn nên giải thật nhiều bài tập. Việc này không chỉ giúp bạn chuẩn bị cho các kỳ thi, mà bạn có thể hiểu các khái niệm rõ hơn trong quá trình giải bài tập.

    • Nếu bạn không hài lòng với điểm số của môn vật lý, đừng chỉ luyện tập với các bài tập về nhà được giáo viên cho. Hãy cố gắng giải các bài tập khó hơn mà bình thường bạn sẽ không gặp — đó có thể là các bài tập trong sách giáo khoa không được giao về nhà, bài tập miễn phí trên internet, hoặc trong các sách bài tập vật lý (bán ở tiệm sách).
  5. Sử dụng nguồn lực hỗ trợ sẵn có. Bạn không nhất thiết phải một mình vượt qua một khóa học vật lý khó — tùy vào điều kiện học tập, có rất nhiều cách để bạn tìm sự hỗ trợ. Tìm kiếm và sử dụng bất kì nguồn tài nguyên nào cần thiết để bạn có thể hiểu vật lý rõ hơn. Mặc dù một số nguồn tài nguyên học tập yêu cầu phải trả phí, nhưng đa số các sinh viên đều có ít nhất vài lựa chọn miễn phí và dễ dàng tiếp cận. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn có thể tìm sự hỗ trợ học vật lý:

    • Giáo viên (hẹn gặp sau giờ học)
    • Bạn bè (học nhóm hay cùng làm bài tập về nhà)
    • Gia sư (tự thuê hoặc được trường học cung cấp theo chương trình đào tạo)
    • Tài nguyên do bên thứ ba cung cấp (như sách bài tập vật lý, các trang web như Khan Academy, v.v...)
26 tháng 3 2021

mk chăm học là dc

21 tháng 10 2016

Trang 113,114: + phần D: /hoi-dap/question/102470.html

+ phần E:

1,+ ko, vì ánh sáng truyền theo đường thẳng nên đáy giếng ko sáng

+ được

 

21 tháng 10 2016

2, /hoi-dap/question/107058.html

16 tháng 1 2021

Để : HS khá thì trung bình mồn em phải trên 6.5đ

- Tất cả các môn phải trên : 5đ

- Một trong 3 môn Toán , Văn , Anh trên : 6.5đ 

Trung bình môn của tất cả các môn phải đc trên 5 mới là HS khá, ngoại trừ toán, ngữ văn, tiếng anh là phải trên 6.5 thì mới được học sinh khá.

23 tháng 5 2022

- làm vậy để kiểm tra xem thước có thẳng không

- nó được dựa trên kiến thức về định luật truyền thẳng của ánh sáng

31 tháng 10 2021

Tùy nơi thôi bạn nếu nơi bạn còn đang học on thì bạn có thể KT GK trên 1 web nào đó như shub, Zipgrade,...

Nói chung là mình cứ học đi còn kiểm tra thế nào mình cũng chiến dc cả. 

Chúc bạn thi tốt :3

31 tháng 10 2021

Bạn học trường nào

18 tháng 12 2016

namw nay moiws co nha

18 tháng 12 2016

tui thấy bn lập thêm 1 mã và thi trực tiếp từ v1 để ôn bài và đánh giá đúng nhất kien thuc cua mk, đó moi la ng thuc su hoc

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.- Ta nhìn...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

8 tháng 10 2016

Có đó, môn Mĩ Thuật

Từ bé, chúng ta đã tập vẽ ông Mặt Trời như sau:

Xung quanh Mặt Trời là tia sáng, các tia sáng đc vẽ thẳng

Lên lớp 7 có học bài Đường truyền của ánh sáng 

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng đi theo đg thẳng. Vậy từ nhỏ, chúng ta đã đc nhận bik ánh sáng đi theo đg thẳng chứ ko đi theo đg cong. ok

8 tháng 10 2016

đề ghi tớ ko hiểu 

16 tháng 12 2016

Issac Newton

16 tháng 12 2016

Issac Newton