Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tinh thần tự giác là ý thức chúng ta tự làm mọi việc mà không cần sự nhắc nhở của người khác, luôn hoàn thành mọi công việc đúng thời hạn được giao và học cách tự chủ cuộc sống. Tinh thần tự giác giúp chúng ta làm việc một cách chủ động trong mọi tình huống không bị phụ thuộc vào sự giúp đỡ, nhắc nhở của người khác. Bên cạnh đó, tinh thần ấy khiến chúng ta dễ dàng ghi điểm trong mắt mọi người từ đó nâng cao uy tín của bản thân trong công việc và cuộc sống.
Phép liệt kê: Tinh thần tự giác là ý thức chúng ta tự làm mọi việc mà không cần sự nhắc nhở của người khác, luôn hoàn thành mọi công việc đúng thời hạn được giao và học cách tự chủ cuộc sống
Phép lặp: Tinh thần tự giác
Phép thế: Tinh thần ấy
Tham khảo :
Có thể dựa vào những gợi ý dưới đây để làm bài
- Suốt tám năm trời xa cách, anh Sáu lúc nào cũng canh cánh bên lòng tình cảm thương nhớ con.
- Trong tám năm ấy, anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ.
- Đến lúc được trở về, cái tình cha cứ nôn nao trong người anh.
- Khi xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi mà anh đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra và cất tiếng gọi con.
- Nhưng trái với lòng mong ước và suy nghĩ của anh, bé Thu nhất quyết không nhận anh là cha.
- Anh vô cùng đau đớn .
- Suốt mấy ngày anh luôn mong được nghe một tiếng gọi "ba" của con bé, nhưng cái tiếng ấy vẫn không được nó thốt ra.
- Chỉ đến lúc anh chuẩn bị ra đi và khi bé Thu đã hiểu ra sự việc, "nó" mới cất lên một tiếng gọi "ba" đến "xé ruột".
- Nhưng vì nhiệm vụ, anh vẫn phải lên đường với bao xúc động và lưu luyến.
- Những ngày ở tại chiến trường miền Đông, lúc nào anh cũng thương nhớ con, hối hận đã đánh "nó" và kiên trì làm chiếc lược bằng ngà để tặng con.
- Thậm chí, lúc hấp hối anh vẫn không quên nghĩ đến con, nhờ đồng đội gửi chiếc lược ấy lại cho con.
- Anh quả thật là một người cha có tình cảm sâu nặng đối với con.
1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.
2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)
3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà
- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)
- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)
- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)
- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.
- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)
- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)
→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)
- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Em có thể mở bài gián tiếp)
TB:
Giới thiệu về bạn thân em: Tên? Chơi cùng em từ khi nào? Tính cách? Bạn thích nhất điều gì? Em thân với bạn vì điều gì?...
Kể lại 1 kỉ niệm của em với bạn (Ví dụ: Em nhớ hồi lớp 8, em cùng bạn đi học thêm nhưng hôm đó được nghỉ học nên 2 đứa rủ nhau đi ra bãi đất gần nhà chơi. Hai đứa học bài, sau đó chơi đùa quanh khu đất rồi ngủ quên (liệt kê) đến chiều muộn khiến mọi người đi tìm rồi cả 2 bị phạt đòn...)
Em có thể kể thêm những điều em đã học được từ bạn, những điều em thích ở bạn...
Câu hỏi tu từ gợi ý: Phải chăng ông trời đã ban tặng em 1 người bạn đồng hành cùng em trong tuổi thanh xuân tươi đẹp này?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Người bạn thân nhất của em là Trang. Bạn ấy không những xinh đẹp, học giỏi mà còn rất nhanh nhẹn, tháo vát nên luôn được mọi người yêu quý. Ngay từ lần đầu tiên gặp bạn em đã rất ấn tượng với đôi mắt của Trang. Đó là đôi mắt bồ câu luôn sáng lấp lánh tựa như bên trong chứa cả một vũ trụ nhiềm màu khiến người ta càng muốn tìm hiểu nhiều hơn. Bạn cũng rất thân thiệt và nhiệt tình, chúng em thân nhau nhanh chóng và làm bạn đến bây giờ. Khi gặp bất cứ khó khăn gì, bạn cũng luôn đồng hành cùng em giải quyết và vượt qua nó. Đôi khi em tự hỏi tình bạn này liệu đến lúc nào đó cũng sẽ đi đến điểm kết thúc hay không? Nhưng em không quan tâm đến điều đó nữa, chỉ cần hai đứa ở bên nhau, cùng nhau trải qua thanh xuân rực rỡ đã mãn nguyện lắm rồi
Biện pháp liệt kê: Bạn ấy không những xinh đẹp, học giỏi mà còn rất nhanh nhẹn, tháo vát
Biện pháp so sánh: Đó là đôi mắt bồ câu luôn sáng lấp lánh tựa như bên trong chứa cả một vũ trụ nhiềm màu khiến người ta càng muốn tìm hiểu nhiều hơn.
Câu hỏi tu từ: Đôi khi em tự hỏi tình bạn này liệu đến lúc nào đó cũng sẽ đi đến điểm kết thúc hay không?
Tham Khảo
Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, đầy cá tính và cũng có tình yêu ba vô cùng sâu sắc(câu mở rộng thành phần). Thu yêu quý người cha của mình rất nhiều, và trong tiềm thức của em, em chỉ có một người ba duy nhất, đó là người ba trong tấm hình chụp chung với má. Đối với Thu, tình cảm cha con là tình cảm vô cùng thiêng liêng và nó không dễ dàng gì để thay thế bằng một tình cảm khác. Thu yêu ba của em rất nhiều.Chính vì thế mà khi ông Sáu- ba em đi lính trở về với một vết thẹo dài trên má, em đã nhất quyết không nhận ba. Không phải( phép liên kết) vì Thu không yêu quý ba của mình mà chiến tranh với sự tàn khốc của nó đã hủy hoại đi khuôn dạng của một con người để rồi ngày ông Sáu trở về Thu không còn nhận ra được ba mình nữa. Ông Sáu hoàn toàn khác với người ab trong tấm hình mà em đã được xem. Vết thẹo kia , nó chính là dấu tích tàn khốc của chiến tranh để lại trên da thịt của ông Sáu. Nó khiến ông trở nên khác lạ và hoàn toàn xa cách với bé Thu. Cho rằng đây không phải cha mình, thế nên Thu hoàn toàn khước từ mọi tình cảm mà ông Sáu dành cho. Vậy là bi kịch diễn ra. Trong khi một người cha hết mực thương nhớ con, chỉ có ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi để về thăm nhà và ở bên con thì đứa con lại không nhận cha, hơn thế nó còn có những thái độ và hành động không phải phép với cha. Tất cả những điều ấy càng tô đậm tình thuong, nỗi nhớ ba và tình cảm chân thành mà Thu dành cho ba của mình. Em không nhận ba vì trong tim em chỉ có một người ba duy nhất, một người ba mà em dành chọn tình yêu thương và không một ai có thể thay thế vị trí ấy của ba trong lòng em được. Và cứ tưởng rằng, một cô bé ngang bướng như vậy sẽ chẳng chịu nhận ba. Thế nhưng, khi em biết được sự thật, em đã không ngần ngạy chạy đến níu giữ chân ba, hôn lên vết thẹo trên mặt ba mình. Điều đó là minh chứng rõ nét nhất cho tình cảm cha con thiêng liêng mà không một thế lực bạo tàn nào có thể hủy hoại được, ngay cả đó là sự khốc liệt của chiến tranh.
Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Nó gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm. Trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi ông Sáu là "ba". Đối với con bé ông Sáu là một người xa lạ không phải là người cha trong kí ức của nó. Thậm chí, nó hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống. Khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nhưng đến khi biết được sự thật từ bà ngoại, Thu đã hiểu ra và thương ba của mình nhiều hơn. Ngay trong giờ phút chia tay con bé đã cất tiếng goi "cha". Con bé ôm, hôn vết sẹo từng khiến mình không nhận ra cha, níu giữ không cho cha rời đi khiến ai nấy chứng kiến đều rơi lệ. Tình cảm của bé Thu dành cho cha mình được cô bé thể hiện qua hành động xấc xược rồi sự ân hận của mình về hành động đó và đến khi chia tay người cha của mình thì tình cảm này được thể hiện mãnh liệt nhất. Cô bé ương nghạch ngày nào giờ đây đã hiểu chuyện, yêu thương và tự hào về cha hơn bao giờ hết. Sau này, Thu đã trở thành cô liên lạc dùng cảm được truyền sức mạnh về tình yêu cha và đất nước.