K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

28 tháng 9 2019

Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,…) người ta thường trình bày:

   + Nguyên liệu

   + Cách làm

   + Yêu cầu về thành phẩm

  - Cách trình bày được thể hiện: từ điều kiện, cách thức trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của sản phẩm làm ra.

1.Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp ?Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo điều gì?( Trả lời theo các ý sau: ? Những sự kiện nào được thông báo? Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì? Có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia với chủ đề gì? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không dùng bao bì...
Đọc tiếp
1.Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp ?Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo điều gì?( Trả lời theo các ý sau: ? Những sự kiện nào được thông báo? Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì? Có bao nhiêu nước tham gia? Việt Nam tham gia với chủ đề gì? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không dùng bao bì ni lông”?) ? Nhận xét cách trình bày các sự kiện ở phần đầu đoạn văn này.? Cách trình bày đó có tác dụng gì? 2..Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông ?Đặc điểm nào khiến bao bì ni lông gây nguy hại? ?Bao bì nilon có tác hại ntn đối với môi trường? Đối với sức khỏe con người? =>? Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh của đoạn văn này? Nêu tác dụng phương pháp đó. 3. Giải pháp hạn chế bao bì ni lông ?Văn bản đã đề xuất những giải pháp nào để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông?Em có nhận xét gì về những giải pháp này? ? Chỉ ra tác dụng của từ “vì vậy” trong việc liên kết các phần của văn bản? 4.Lời kêu gọi ? Tác giả đã đưa ra những lời kêu gọi gì? Chỉ ra và cho biết các biện pháp nghệ thuật dc sử dụng trong lời kêu gọi đó? CẦN GẤP Ạ!! CẢM ƠN
1
24 tháng 10 2021

sao bạn hỏi dài thế, mỗi lúc một câu thui

Trật tự các từ và các cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và những trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy...
Đọc tiếp

Trật tự các từ và các cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và những trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?

a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

1
6 tháng 7 2017

a, Trật tự từ trong câu trên thể hiện thứ tự trước sau của công việc cần phải làm

    - Tầm quan trọng của sự việc.

  b, Trật tự từ trong câu thể hiện:

    - Việc làm thường xuyên và là việc chính xếp trước: bán bóng đèn.

    - Việc làm không thường xuyên, việc phụ xếp sau: bán cả vàng hương

6 tháng 11 2018

Cách làm văn bản tường trình

    a, Thể thức mở đầu văn bản tường trình

    b, Nội dung tường trình

    c, Thể thức kết thúc văn bản tường trình.

Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau: a) Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19 – 5, Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản: – Tường trình – Thông báo – Đề nghị – Báo cáo b) Hằng tháng, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt...
Đọc tiếp
Lựa chọn loại văn bản thích hợp trong các trường hợp sau: a) Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19 – 5, Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản: – Tường trình
– Thông báo
– Đề nghị
– Báo cáo b) Hằng tháng, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt động của các chi đội. Các chi đội cần viết và gửi lên Ban chỉ huy liên đội văn bản: – Đề nghị
– Thông báo
– Tường trình
– Báo cáo c) Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến đường giao thông, để bà con nông dân có đất đai, hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, Ban quản lí dự án công trình cần viết: – Đề nghị
– Thông báo
– Tường trình
– Báo cáo
1
24 tháng 3 2018

a, Để cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường bản:

    - Thông báo

  b, Hằng ngày, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường cần biết tình hình hoạt động của các chi đội. Các chi đội cần viết và gửi lên Ban chỉ huy liên đội văn bản:

    - Báo cáo

  c, Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến đường giao thông, để bà con nông dân có đất đai hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, Ban quản lí dự án công trình cần viết:

    - Thông báo.

30 tháng 3 2020

Không cần nói câu thật dài, 1 câu ngắn cũng có thể khiến người nghe hiểu và có thể thực hiện được nhưng cần xác định đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp. Ví dụ:

- Bạn A: Bạn hãy đóng cửa lại đi, trời lạnh quá!

- Bạn B: Được!

 Bạn tham khảo nha!!!

 CHÚC BẠN HỌC TỐT ^-^

31 tháng 3 2020

-theo mjk, khi cần yêu cầu hay đề nghị 1 việc cấp bách hay gấp gáp thì phải ns theo 1 cách vừa ngắn gọn vừa tóm tắt đc chủ đề mjk cần biểu đạt.

-Vd: vào 1 hôm đi cắm trại A sơ ý trượt chân ngã xuống hố B vội vàng ns " Cầm lấy tay tớ".

  • CHÚC BẠN HC TỐT
  • Nếu mjk làm ko đúng bạn cứ cm để mjk khắc phục😁
4 tháng 10 2017

Chọn đáp án: A

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:I. NỘI DUNG CUỘC THI- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp,...
Đọc tiếp

Cuộc thi vì an toàn giao thông 2016:

I. NỘI DUNG CUỘC THI
- Nội dung bài dự thi bao gồm các chủ đề liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về “Năm trật tự và văn minh đô thị”, với mục tiêu tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô.
- Phản ánh thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ùn tắc, giảm tai nạn, đảm bảo ATGT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, các quy định liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông Thủ đô, trật tự văn minh đô thị.
- Phát hiện, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân điển hình có những đóng góp giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, vì an toàn giao thông Thủ đô…; Phê phán các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
- Ưu tiên, khuyến khích các bài viết, ý tưởng có thể ứng dụng vào thực tế giao thông tại Hà Nội

II. YÊU CẦU VỀ TÁC PHẨM DỰ THI
- Tác phẩm dự thi phải có nội dung chân thật, không vi phạm các quy định của pháp luật. Tác giả dự thi phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính chân thực, chính xác, tính pháp lý của nội dung bài viết.
- Tác phẩm dự thi thuộc các thể loại báo chí: Điều tra, phóng sự, ghi chép, bài phản ánh, phóng sự ảnh... Mỗi bài viết không quá 1.500 từ (một tác phẩm báo chí dự thi có thể chia thành nhiều kỳ đăng tải, nhưng mỗi kỳ không quá 1.500 từ và không quá 5 kỳ).
- Tác phẩm ảnh dự thi có thể là ảnh màu hoặc ảnh đen trắng. Kích thước ảnh tối thiểu 12cm x 18cm bản in, tối thiểu 1.000kb/ảnh bản mềm. Không chấp nhận ảnh đã qua xử lý kỹ thuật photoshop, kỹ thuật xử lý buồng tối - buồng sáng. Ban Tổ chức sẽ kiểm tra phim gốc hoặc files gốc khi cần thiết. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm dự thi của mình. Một phóng sự ảnh từ 5-7 ảnh.
- Tác phẩm dự thi sử dụng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy trên giấy A4 một mặt, rõ ràng, sạch sẽ, ghi rõ thông tin về cá nhân tác giả: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, email.

Có bạn nào làm chưa ,giúp mình với

0
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.