K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

B

16 tháng 12 2021

B

Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:

* Hệ thống giá đỡ gồm:

Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

 * Hệ thống phóng đại gồm:

–     Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)

–     Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).

* Hệ thống chiếu sáng gồm:

–     Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

–     Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

–     Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

* Hệ thống điều chỉnh:

–      Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)

–      Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp)

–      Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống

–      Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

–      Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng)

–      Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải)

Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ của tiêu cự nhỏ. Thấu kính hội tụ này tùy vào cách chế tạo mà có độ phóng đại khác nhau. Mặt kính để quan sát người ta gọi là thị kính và thị kính này được bảo vệ bởi khung viền xung quanh. 

21 tháng 1 2021

Xin chào bạn Trần Tâm như nhé,

- Một kính hiển vi gồm 3 phần chính:

+ Chân kính;

+ Thân kính, gồm: 

     * Ống kính: thị kính (nơi để mắt vào quan sát), Đĩa quay gắn với các vật kính và Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ quan sát x10, x 20;

     * Ốc điều chỉnh: Ốc to, ốc nhỏ;

+ Bàn kính: là nơi đặt tiêu bản để quan sát.

Ngoài 3 phần chính trên, kính hiển vi còn có gương phản chiếu để tập trung ánh sáng (ánh sáng tự nhiên) vào mẫu vật giúp quan sát dễ hơn. Một số kính hiển vi khác sử dụng ánh sáng nhân tạo từ nguồn điện.

Kính lúp cầm tay bao gồm:

+ Một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa);

+ Tấm kính trong, dày, hai mặt lồi;

+ Khung kính bằng kim loại (nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

 

Cô đính kèm link bài học về cấu tao của kính hiển vi, kính lúp đã có trên hoc24.vn: 

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-5-kinh-lup-kinh-hien-vi-va-cach-su-dung.1715

Trong link có phần mô tả kỹ hơn về cấu tạo cũng như hình vẽ mô tả, em có thể tham khảo thêm nha! banhqua

2 tháng 11 2021

1. Dùng kính lúp quan sát một cái nấm, rồi vẽ những gì em quan sát được.

2. Giữ kính lúp phía trên chiếc lá, điều chỉnh kính để em có thể nhìn rõ các chi tiết trên lá

3. Từ từ dịch kính lúp ra xa chiếc lá, em có nhìn rõ chi tiết hơn không?

➢Cấu tạo của kính hiển vi quang học

Kính hiển vi cấu tạo gồm 4 bộ phận chính: Hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều chỉnh. Cùng tìm hiểu chi tiết các bộ phận của kính để nắm được cấu tạo giúp cho việc sử dụng thiết bị này được tốt nhất.

➢Hệ thống giá đỡ

Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi quang học giúp người sử dụng có thể chủ động thao tác, làm việc dễ dàng. Hệ thống này gồm: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

Bệ đỡ được thiết kế để đỡ hệ thống làm việc của thiết bị. Bộ phận này được thiết kế giúp người sử dụng khi thao tác có thể quan sát các vật mẫu mà không cần phải điều chỉnh nhiều lần. Bên cạnh đó, cố định thiết bị này một cách chắc chắn, không bị xê dịch.Thân kính được cấu tạo dạng cong đối với dòng kính hiển vi sinh học, dạng thẳng đứng đối với kính soi nổi. Tùy theo dòng sản phẩm mà thân kính được thiết kế khác nhau, tuy nhiên, bộ phận này được thiết kế cố định và giúp kính chắc chắn hơn trong quá trình sử dụng.Bàn tiêu bản là vị trí đặt vật mẫu. Vị trí này cố định giúp quá trình thực hiện theo dõi hình ảnh vật mẫu trở nên dễ dàng. Ở kính hiển vi soi nổi, bàn đặt mẫu vật là cố định, khi quan sát, người dùng điều chỉnh bộ phận phóng đại đến gần mẫu vật, khác với kính sinh học, người dùng điều chỉnh đưa bàn đặt mẫu vật lại gần thị kính để quan sát.Kẹp tiêu bản giúp kẹp giữ vật mẫu hỗ trợ trong việc thao tác chủ động nhất.Hệ thống phóng đại

Hệ thống phóng đại là một trong các bộ phận kính hiển vi có vai trò quan trọng, bao gồm thị kính và vật kính. Khi quan sát, người sử dụng có thể chủ động điều chỉnh phù hợp để có thể thấy vật mẫu rõ ràng nhất.

Thị kính: gồm có 2 loại ống đôi và ống đơn (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát).Vật kính: vị trí quay về phía có mẫu vật, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn để quan sát ảnh thật).

    ➢ Tế bào dài nhất là tế bào thần kinh (nơ-ron). Mặc dù khác nhau về nhiều           mặt nhưng loại tế bào nào cũng  3 phần  bản: màng sinh chất, chất           tế bào và nhân.

 

16 tháng 10 2016

Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi.

Trả lời:

-    Xoay bàn kính có độ phóng đại nhỏ nhất (để tập trung ánh sáng).

-    Điểu chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

-   Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở ngay tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng măt.

-   Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiến vi. Tay phải từ từ vặn ốc 10 theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

-   Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

-    Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất

 

còn kính lúp thì điều chỉnh khoảng cách nhìn là được

16 tháng 10 2016

Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính hiển vi: chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

1 tháng 1 2020

Đáp án : A.

15 tháng 9 2021

trả lời: A

học tốt!!

5 tháng 1 2020

- Các bộ phận của kính hiển vi:

1.Thị kính: (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại X 10 (gấp 10 lần), X 20 (gấp 20 lần)

2. Đĩa quay gắn các vật kính: chọn được vật kính phù hợp với mức phóng đại mà người quan sát muốn.

3. Vật kính: tạo ra ảnh ảo cho phép phóng đại vật với độ lớn cao.

4. Bàn kính: cho phép điều chỉnh độ cao của mẫu vật để lấy nét trong quá trình tạo ảnh.

5. Gương phản chiếu ánh sáng: phản chiếu ánh sáng để chiếu sáng mẫu vật.

6. Chân kính: giữ vững cho kính.

7. Ốc nhỏ.

8. Ốc to.

 

- Bộ phận quan trọng nhất là vật kính vì đây là bộ phận tạo ra ảnh của vật với độ phóng đại cao giúp nhìn rõ vật.

16 tháng 9 2016

Gồm các bộ phận chủ yếu sau:

–          Nguồn sáng truyền qua (bóng đèn sợi đốt hoặc halogen).

–          Tụ quang để hội tụ chùm sáng

–          Màn chắn sáng, khẩu độ chắn sáng (nếu có)

–          Giá đỡ mẫu (có bộ phận giữ mẫu)

–          Bộ phận điều khiển giá đỡ mẫu (lên, xuống, sang phải, sang trái)

–          Mâm vật kính có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đại thích hợp khi quan sát

–          Vật kính: là một ống hình trụ có một hay nhiều thấu kính, để thu ánh sáng đi xuyên qua mẫu. Vật kính có các độ phóng đại điển hình như 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x, 60x và 100x có thể được lắp đặt trên cùng một mâm vật kính.

–          Thị kính: là một ống hình trụ có hai hay nhiều thấu kính, giúp hội tụ hình ảnh của mẫu vật lên võng mạc của mắt. Độ phóng đại điển hình của thị kính là 2x, 5x, 10x.

–          Núm chỉnh độ hội tụ (chỉnh thô và chỉnh tinh)

–          Ống nối với camera (nếu có).

23 tháng 9 2019

Đáp án : A.