K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

→ Khi da tay chạm vào vật nóng thì sẽ có 1 xung thần kinh đi từ cơ quan thụ cảm (là da)bằng nơron hướng tâm đến cơ quan trung ương. Từ cơ quan trung ương đi ra bằng nơron li tâm đến cơ quan phản ứng. Giúp tay ta rút vào khi chạm phải vật nóng

16 tháng 11 2020

Bạn Hung Nguyen trả lời đúng đường đi của cung phản xạ rồi. Cô bổ sung thêm thành phần trong cung phản xạ:

- Tác nhân kích thích là: vật nóng

- Bộ phận tiếp nhận kích thích là: thụ quan đau ở tay.

- Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là: tủy sống.

- Bộ phận thực hiện phản ứng là: cơ tay.

18 tháng 11 2021

Chạm vô cây trinh nữ thì quéo lại: sai

Hiện tượng đèn pin chiếu vào mắt thì nhắm mắt lại: đúng

19 tháng 11 2021

Do cấu trúc của mắt khi bạn soi đèn vào mắt thì lỗ đồng tử sẽ co lại nhỏ hơn bình thường nhằm hạn chế ánh sáng đi vào trong cầu mắt (giảm sự kích thích các tế bào thụ cảm), còn khi không bị soi ánh sáng vào mắt thì lỗ đồng tử sẽ trở về kích thước bình thường (kích thước khoảng (3-4 mm).

Sự co dãn của đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng để có thể nhìn rõ vật bởi sự điều tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới.

18 tháng 11 2021

Bài này nó cứ kiểu j đấy

12 tháng 10 2021

1.Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới.

2.

Hành động nheo mắt làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc.

Ngoài ra, có một phần nhỏ của võng mạc gọi là fovea có chứa các tế bào hình nón. Nheo mắt giúp thay đổi hình dạng mắt để ánh sáng tập trung vào các fovea, giúp mặt có khả năng nhìn thấy rõ các vật thể.

3.- Phân biệt phản xạ với cảm ứng ở thực vật: Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.

- Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường không có sự điều khiển của hệ thần kinh.

6 tháng 11 2018

- Khi rọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại. Đó là phản xạ đồng tử nhằm hạn chế ánh sáng đi vào trong cầu mắt (giảm sự kích thích các tế bào thụ cảm). Khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm loá mắt.

   - Khi không dọi đèn pin vào mắt thì đồng tử sẽ trở lại bình thường.

   - Sự co dãn của đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng để có thể nhìn rõ vật bởi sự điều tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới.

 

20 tháng 12 2020

Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ không được coi là phản xạ vì:

- Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào được coi là hiện tượng cảm ứng ở thực vật, không phải là phản xạ bởi vì phản xạ có sự tham gia của tổ chức thần kinh hay được thực hiện nhờ cung phản xạ,...

Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ giống và khác gì với hiện tượng "chạm tay vào vật nóng rụt tay lại', 'đèn chiếu vào mắt đồng tử co lại'

* Sự giống nhau 

- Đều là hiện tượng phản ứng, nhằm trả lời kích thích môi trường

* Sự khác nhau 

- Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ:

+ Là hiện tượng cảm ứng ở thực vật

+ Không có sự tham gia của tổ chức thần kinh

- Hiện tượng rụt tay lại khi tay chạm vào vật nóng:

+ Là một phản xạ

+ Có sự tham gia của tổ chức thần kinh

8 tháng 4 2019

Câu 1:

- Là phản xạ có điều kiện vì nó được hình thành trên đời sống hằng ngày vì ta biết là người đó đang gọi nên quay lại

Câu 2:

- Là phản xạ không điều kiện vì mắt ta cảm thấy đau nên nhắm lại cũng giống như việc khi chạm tay vào vật bỏng tay ta tự rụt lại

17 tháng 12 2018

Chọn đáp án: A

Giải thích: Phản xạ không điều kiện là những phản xạ đơn giản, bẩm sinh, trả lời các kích thích không điều kiện.