Từ xưa đến nay, ông cha ta đã gửi gắm những kinh nghiệm quý báu của mình vào những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên về lớp nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mỹ. Còn nếu xét về nghĩa bóng, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. Suy rộng ra có thể hiểu lời khuyên từ câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó.
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta sử dụng những đồ vật được làm bằng gỗ. Nếu làm bằng loại gỗ tốt thì sẽ sử dụng được lâu bền. Còn nếu làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ. Điều đó cũng phù hợp khi đánh giá một con người. Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng. Nhưng con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.
Chính vì vậy, mỗi học sinh cần chú ý rèn luyện bản thân từ tri thức cho đến kĩ năng hay đạo đức. Vẻ bề ngoài chỉ có thể gây ấn tượng cho người khác trong một thời gian ngắn. Cái chinh phục phải đến từ tâm hồn tốt đẹp bên trong.
Như vậy, câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một lời khuyên giàu ý nghĩa. Hình thức bên ngoài rất quan trọng, nhưng tâm hồn bên trong, nhân cách tốt đẹp mới khiến người khác yêu mến, kính phúc.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
THAM KHẢO:
Từ xưa đến nay, ông cha ta đã gửi gắm những kinh nghiệm quý báu của mình vào những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên về lớp nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mỹ. Còn nếu xét về nghĩa bóng, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. Suy rộng ra có thể hiểu lời khuyên từ câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó.
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta sử dụng những đồ vật được làm bằng gỗ. Nếu làm bằng loại gỗ tốt thì sẽ sử dụng được lâu bền. Còn nếu làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ. Điều đó cũng phù hợp khi đánh giá một con người. Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng. Nhưng con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.
Chính vì vậy, mỗi học sinh cần chú ý rèn luyện bản thân từ tri thức cho đến kĩ năng hay đạo đức. Vẻ bề ngoài chỉ có thể gây ấn tượng cho người khác trong một thời gian ngắn. Cái chinh phục phải đến từ tâm hồn tốt đẹp bên trong.
Như vậy, câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một lời khuyên giàu ý nghĩa. Hình thức bên ngoài rất quan trọng, nhưng tâm hồn bên trong, nhân cách tốt đẹp mới khiến người khác yêu mến, kính phúc.