K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2016

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không?

Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “róc rách” trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

“Từ thuở sinh ra tình mẫu tử

Trao con ấm áp tựa nắng chiều”.

28 tháng 12 2016

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Chúc bạn học tốt nha!haha

Con người không một ai lớn lên mà không mắc phải những sai lầm, những khuyết điểm. Tôi cũng không ngoại lệ. Tôi là một đứa con gái nhiều khuyết điểm. Năm học lớp sáu, tôi đã mắc một khuyết điểm rất lớn khiến cô giáo chủ nhiệm rất buồn. Đó là đánh bạn học cùng lớp. Mặc dù chuyện đã qua lâu, mọi người cũng đã tha thứ cho tôi, đã quên lỗi lầm năm ấy nhưng nó mãi là một kỉ niệm khó phai trong cuộc đời học sinh của tôi. Mọi người đều nhận xét rằng tôi giống cha từ ngoại hình đến tính cách. Tôi thừa hưởng từ cha đôi mắt, nụ cười,…và cả cái tính khí “nóng như Trương Phi”…Cha mẹ tôi đi làm xa để tôi sống với ông bà ngoại. Ông bà suốt ngày quần quật ngoài đồng từ sáng đến tối nên cũng không có thời gian dạy dỗ tôi đàng hoàng, nhắc nhở việc học của tôi…Có lẽ vì vậy mà tôi đâm ra lêu lỏng, ương ngạnh, coi trời bằng vung. Tôi còn nhớ như in hôm ấy là ngày thứ năm – ngày cô giáo trả bài kiểm tra môn Toán. Do lần kiểm tra đó tôi không học bài nên phải nhận điểm dưới trung bình. Thật đáng xấu hổ! Một đứa bạn cùng lớp, tên là Huy đã trêu tôi cả buổi học hôm đó chỉ vì con điểm 3 môn Toán. Nó còn bảo sẽ về mách bà tôi vì cái tội tôi ham chơi, lười học, bị điểm kém,…Là một đứa con gái nhưng tôi lớn hơn các bạn đồng trang lứa rất nhiều, lại còn không được dịu dàng, thùy mị mà cứ hổ báo như con trai vậy. Sau giờ học hôm đó, lúc tan trường tôi đã lôi xềnh xếch Huy ra ngoài cổng, đánh nó túi bụi và còn hâm dọa rằng: “Nếu mày dám mách mẹ tao, tao sẽ không để cho mày yên đâu”. Rồi tôi bỏ ra về với sự hả hê trong lòng nhưng đâu hay mọi chuyện sẽ tồi tệ biết chừng nào…Đúng là Huy rất nghe lời, Huy không mách bà tôi mà lại…nói với mẹ của bạn ấy. Vậy là hôm sau, mẹ Huy tìm gặp cô giáo chủ nhiệm và phàn nàn với cô về vụ việc trên.

 

9 tháng 4 2018

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rứt mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.

Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin "chấn động" làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.

Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý... Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to "Tám ạ!". Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: "Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!". Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm "tám" theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời "tiên tri", trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy "ghét" cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng "ghét" cô hơn... Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng... Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết... Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.

Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ... Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: "Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép..." Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình... Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian... Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi...

Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô...

12 tháng 4 2016

- Kết quả của năm học đầu tiên ở Trường THCS đã động viên em rất nhiều là sai vì mắc lỗi chủ ngữ.

=> Kết quả của năm học đầu tiên Trường THCS, em đã được động viên rất nhiều.

- Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể là sai vì mắc lỗi vị ngữ.

=> Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể sẽ đi theo chúng tôi đến hết cuộc đời.

 

12 tháng 4 2016

Câu mắc lỗi về chủ ngữ và vị ngữ là câu thứ hai và câu thứ ba.

Cách sửa câu 2 là: Bỏ từ "với" đi hoặc thêm vị ngữ "cho việc học tập".

Cách sửa câu 3 là: Thêm vị ngữ "rất thú vị" hoặc bỏ từ "mà" và chuyển vị ngữ ra phía sau chủ ngữ. 

21 tháng 3 2016

1.Sai: sỏ . sửa : sở

2. thiếu chủ ngữ

3. thiếu vị ngữ

4. đủ CN , VN, ko mắc lỗi dùng từ 

21 tháng 3 2016

mình viết thiếu đó

 

4 tháng 2 2021

Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.

Em tham khảo :

Đề số 3 :

Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.

    “Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :

Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nói

Hôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.

1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :

Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!

Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”

  Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm” 

11 tháng 12 2018

Giúp 1 đề thôi nha !

Giúp đề số 3 :

Bài làm :

Lâu rồi em mới đọc lại những trang nhật ký từ lâu. Bống trong lòng em dâng lên một cảm xúc sung sướng lạ thường khi đọc lại trang nhật ký ngày hôm đó. Bới đó là những dòng nhật kí ghi lại câu chuyện về việc tốt của em đã làm hồi đầu năm học.

Hôm đó là trưa thứ Sáu. Tiết trời mùa hè oi ả đến khó chịu. Chim cũng chẳng buồn ca hát. Cây lá cũng mệt mỏi không buồn rung rinh. Ngồi trong lớp, lòng em vô cùng khẩn trương mong sao hết tiết học để chạy thật nhanh về nhà để khoe với mẹ điểm 10 môn Toán. “Tùng, tùng, tùng,…” Tiếng trống trường vừa điểm, em vội vã thu gọn sách vở bỏ vào cặp, chào các bạn trong lớp rồi nhanh chóng chạy về nhà. Dưới cái nắng nóng gần 40 độ của buổi trưa hè, em bước đi thật nhanh. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo vui vẻ. Mặc cho trời nóng nhưng em lại chẳng hề thấy khó chịu, bởi nghĩ đến gương mặt mẹ sẽ cười thật hạnh phúc khi cầm bài làm khiến em quên hết mệt mỏi.
Đến ngã tư giao thông, khi chuẩn bị sang đường bỗng em nghe thấy tiếng nói chuyện của nhóm bạn học sinh:
- Này, này. Hình như cụ già kia bị lạc.
- Không biết nữa. Cậu ra hỏi đi. Mình ngại lắm.

Em quay lại nhìn và thấy có một cụ già mái tóc trắng, gương mặt nhìn khắc khoải, mệt mỏi, đang đứng loay hoay. Cụ mặc bộ quần áo màu nâu, đầu đội nón lá. Lưng cụ hơi còng. Tay cụ xách một giỏ gì đó trông rất nặng. Em tiến lại gần và hỏi cụ:
- Cụ ơi! Cụ sao đấy ạ?

Cụ giật mình, quay lại nói chuyện với em:
- Ôi, cụ đang đi tìm nhà cô con gái mà cụ đi mãi từ sáng đến giờ vẫn chưa tìm được.

Hoá ra cụ bị lạc đường. Lúc đó, em tìm xung quanh có chú công an gần đó không để giúp cụ nhưng hình như không thấy ai. Em thấy khó xử, không biết phải làm gì. Em muốn giúp đỡ cụ nhưng lại nghĩ đến bài kiểm tả và mẹ ở nhà lại phân vân: “ Mình phải làm gì? Hay mình cứ mặc kệ rồi chạy về nhà. Nhưng làm như thế thì mình hư quá. Trời nắng thế này, biết bao giờ cụ mới tìm được nhà. Rồi nhỡ cụ làm sao?...” Bao câu hỏi cứ hiện lên trong đầu mà em không thể giải quyết. Và rồi em quyết định, nói với cụ:
- Vậy cụ đưa tờ địa chỉ cho cháu. Cháu sẽ giúp cụ tìm nhà ạ.

Cụ vui mừng, nở nụ cười móm mém:
- Thật à cháu gái. Ôi, cụ cảm ơn cháu nhiều lắm!

Sau đó, em giúp cụ cầm chiếc giỏ và cùng cụ đi tìm nhà. Vừa đi em vừa hỏi chuyện cụ mới biết cụ lên nhà cô con gái chơi, không báo trước cho cô để cô đón nhưng cụ quên mất nhà cô ở đâu nên bị lạc. Cả buổi sáng cụ tìm không thấy. Hơn ba mươi phút đi bộ tìm kiếm, cuối cùng hai cụ cháu cũng đến nơi. Em bấm chuông gọi cửa. Cô con gái của cụ bất ngờ khi thấy cụ. Em kể lại chuyện cho cô nghe.
- Cảm ơn cháu gái. Nhờ có cháu nếu không bây giờ không biết mẹ cô đang phải làm gì. Cháu vào nhà uống nước, ăn cơm với nhà cô. Bây giờ trưa rồi.

Em lễ phép từ chối vì nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà. Em chào cụ và cô rồi nhanh chóng chạy về nhà.
Về đến nhà là hơn 11 rưỡi. Em thấy mẹ đang đứng ngoài cổng đợi. Em chạy vội đến bên mẹ và kể lại chuyện cho mẹ nghe. Vừa kể em vừa đưa mẹ tờ bài kiểm tra. Mẹ vuốt mấy sợi tóc dính trên trán mồ hôi và nở nụ cười hiền:
- Con gái mẹ giỏi lắm. Biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Ngoan lắm. Mẹ rất vui vì điều này con gái ạ
Nghe những lời khen của mẹ, lòng em sung sướng hạnh phúc vô cùng. Niềm vui như càng tăng thêm.
Khép lại trang nhật kí, em nở một nụ cười thật hạnh phúc. Đó là một kí ức đẹp mà em không bao giờ có thể quên được. Bởi đó là bài học nhắc nhở em luôn phải biết yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh.
 

Kể về một việc tốt em đã làm lớp 6, 8 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu kể chuyện
11 tháng 12 2018

1. Phần Mở bài (Giới thiệu câu chuyện)

- Tôi là Thái tử, con Ngọc Hoàng.

- Biết dưới trần gian có 2 vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng tôi liền cho tôi xuống đầu thai đế làm con của ông bà cụ.

- Mẹ tôi dưới trần gian mang thai tôi mấy năm mà chưa sinh. Hồi cha tôi lâm bệnh chết. Sau đó, mẹ mới sinh ra tôi, một bé trai kháu khinh. Mẹ đặt tên cho tôi là Thạch Sanh.

Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ là chiếc búa cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày.

- Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

2. Phần Thân bài

a). Cuộc gặp giữa tối và mẹ con Lý Thông

- Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lý Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lý Thông là anh còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

- Một hôm, đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có viộc gì thì anh Lý Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay”.

b). Cuộc chiến đấu giết chằn tinh.

- Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại.- Chằn tinh hóa phép, thoát biến, thoắt hiện.

- Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khống lồ. Nó chết đế lại bên mình bộ cung tên bằng vàng.

- Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lý Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lý Thông cứ van lạy tôi rối rít.

- Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lý Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”.

- Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gôc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.

c). Cuộc chiên đấu giết đại bàng (nguyên là con yêu tinh)

- Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liến lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chổ ở của con đại bàng.

- Một hôm, nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, ở đó, tôi gặp anh Lý Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kế cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chổ ở của nó. Anh Lý Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.Dàn ý Sắm vai Thạch Sanh kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh

- Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuồng hang.

Xuống tới dáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vần rất hung dử. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lý Thông kéo lên.

Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại.

- Lúc đó, tôi mới biết là Lý Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết minh là thái tứ con vua Thủy Tề.

- Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thúy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở vồ gốc đa.

d). Sự báo thù của hồn chằn tinh và đại bàng

Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục.

Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Tôi bị bắt vì nhà vua cho là chính tôi đã ăn trộm.

Lúc đó tôi mới nghĩ là chính chằn tinh và đại bàng bị giết đã báo thù tôi.

- Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy.

- Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn.

Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.

- Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lý Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiêng đàn của tôi.

- Nhà vua cho bắt mẹ con Lý Thông giam lại và giao cho tôi xét xứ. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. về đến nửa đường mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.

3. Phần Kêt bài

- Nhà vua gả công chúa cho tôi. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.

- Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phái cỡi giáp xin hàng.

- Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.

- Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.

Nhớ k mình nha

16 tháng 4 2016

Câu 2 sai : thiếu chủ ngữ

Sửa: bỏ từ với

Câu 3 sai : thiếu vị ngữ

Sửa: (thêm một cụm từ nào đó.)vd: những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể rất hay

20 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.

Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.

Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

 

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.

30 tháng 9 2018

Bạn bè ai cũng nghĩ rằng em hoàn toàn có thể tự hào về tất cả những gì mình có: một học sinh giỏi xuất sắc với nhiều giải thưởng, một liên đội trưởng năng nổ, hoạt bát. Dường như với mọi người, em không hề có khiếm khuyết. Vậy mà, đã có một lần em khiến cô giáo dạy văn rất buồn, thậm chí thất vọng về em. Đó là một bài học em không bao giờ quên. Năm học trước, nhân kỉ niệm Ngày mồng 8 tháng 3, trường em tổ chức cuộc thi sáng tác và bình thơ, truyện về chủ đề người phụ nữ. Mỗi học sinh sẽ sáng ãc một bài thơ, một truyện ngắn... hoặc bình về một tác phẩm văn học viết về người bà, người mẹ, hoặc về cô giáo,... tác một bài thơ, một truyện ngắn... hoặc bình về một tác phẩm văn học viết về người bà, người mẹ, hoặc về cô giáo,... Cô giáo dạy văn của em luôn động viên chúng em dự thi và hứa sẽ đọc giúp chúng em và sửa những lỗi nhỏ. Cô nói với chúng em đầy tin tưởng: — Lớp chúng ta có rất nhiều bạn học tô't và có năng khiếu văn học. Những giải cao nhất của cuộc thi này không thể không có tên học sinh lớp ta được các em ạ! Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, em có cảm giác cô đã nhìn và cười với em. Niềm kiêu hãnh trào lên và em tưởng tượng ra hình ảnh của mình đang đứng trên bục nhận phần thưởng, dưới kia cả trường đang vỗ tay rào rào hoan nghênh. Em mơ màng mỉm cười với chính mình. Nhất định em sẽ làm được! Suốt những ngày sau đó, em mơ màng với những ý thơ trong đầu. Em sẽ sáng tác thơ. Viết truyện thì bình thường quá, chỉ vài ba chi tiết là có thể thành truyện. Chỉ có thơ mới là địa hạt của sáng tạo. Ban đầu, em nghĩ sẽ viết về mẹ — người mẹ tảo tần sớm hôm nuôi nấng dạy dỗ em nên người. Nhưng viết về mẹ sẽ chỉ có những cơm nước, lợn gà, ruộng đồng,... rất khó nên thơ. Vậy em chuyển sang làm thơ về cô giáo: Cô giáo em với mái tóc mây bồng bềnh, dáng người tha thướt như một nàng tiên bước dưới những vòm cây xanh mướt... Em nắn nót những dòng thơ cầu kì: Cô giáo em một nàng tiên xinh đẹp. Mái tóc mây lướt nhẹ dưới vừng dương. Cô giáo em một thiên thần hạ thế. Viên phấn xinh là chiếc đũa thần kì. Cô giáo dạy văn cau mày lắc đầu: “Không được em ạ! Nên viết điều giản dị thôi. Sự cầu kì sẽ thành sáo rỗng đấy!”. Em run người vì tự ái. Cô không khen được chút nào trong khi những câu thơ kiều diễm thế kia... Vậy em sẽ viết truyện. It nhất đó cũng là sáng tạo chứ không phải là bình thơ — đi tán tụng sự sáng tạo của người khác! “Văn chưa được em ạ! Cô đã nói em nên viết điều giản dị thôi. Câu chuyện của em hơi cầu kì. Các em còn nhỏ, chưa có kinh nghiệm sáng tác, em thử viết những cảm nhận về một bài thơ hay xem sao!”. Em mệt mỏi lật lật xấp báo trước mặt. uể oải dừng lại ở những bài thơ. xấp báo này đến vài trăm tờ bao gồm cả những tờ báo Nhi đồng, Thiếu niên Tiền phong của chị gái em. Nay chị đã tốt nghiệp Đại học và đã đi làm, có nghĩa là những tờ báo “cổ xưa” lắm! Em lơ mơ giữa những trang báo đã nhuốm màu thời gian. Chợt một ý tưởng lóe lên: Hay... hay là em sẽ lấy một bài thơ trong những tờ báo cũ ấy...? Những tờ báo cũ không ai còn đọc. Có đọc cũng không nhớ... Ban giám khảo là các thầy cô giáo có ai đi đọc báo học sinh bao giờ? Em vội vàng lọc riêng những tờ báo Thiếu niên Tiền phong cũ kĩ của chị. Hồi hộp lật giở những trang thơ. Tìm những bài thơ viết về mẹ, về bà, về cô... Sau khi đọc đi, đọc lại nhiều lần, em tâm đắc nhất bài “Hoa đất” của một chị mãi tận Bắc Ninh. Em sướng run người. Đây chỉ là một cuộc thi nhỏ của trường em, tác giả bài thơ mãi tận Bắc Ninh thì làm sao biết được? Bài thơ viết về mẹ, lời thơ rất giản dị nhưng sâu sắc - đúng như yêu cầu của cô giáo em. Em sẽ gửi thẳng lên trường mà không thông qua cô giáo: Chắc hẳn cô sẽ bất ngờ lắm! Cô giáo bước vào lớp, tươi cười nói với chúng em. (Em đã vô cùng hồi hộp và sung sướng khi thấy cô như vậy): — Các thầy, cô đã chấm xong vòng sơ khảo của cuộc thi sáng tác và bình văn. Đúng như cô dự đoán, lớp ta có rất nhiều bài đạt chất lượng tốt, rất có khả năng đạt giải cao! Cả lớp vỗ tay ào ào. Buổi học hôm đó vui hơn bao giờ hết. Tan giờ học, cô bất ngờ gặp riêng em. Em run run hồi hộp. Cô gặp em làm gì nhỉ? Để khen ngợi, động viên? Để bày tỏ sự bất ngờ? Em bước về phía bàn giáo viên, cố tỏ ra vẻ ngượng nghịu. Tươi cười đáp lại những lời chào ra về của học sinh rồi cô giáo quay sang em nghiêm nghị: — Bài thơ của em dược các thầy cô đánh giá rất cao. (Em ngây ngất sung sướng khi nghe cô nói những lời này). Nhưng cô muốn hỏi em một câu: chắc chắn đó là bài thơ do chính em sáng tác chứ? Em giật bắn người nhưng theo phản xạ vẫn lắp bắp: — Dạ... Vâng ạ! Cô nhìn sâu vào mắt em nghiêm khắc: — Em chắc chứ? Em có nhớ tác giả bài thơ đó là ai không? Trời ơi! Chuyện gì thế này? Tác giả bài thơ đó... Lê Nguyên Hương... Và tên cô giáo em cũng là... không, không thể như vậy được. Một người ở Hà Nội, một người ở Bắc Ninh... — Cô không muốn trách phạt em nhưng phải nói rằng cô rất thất vọng... Em là một học sinh giỏi có năng khiếu và cô đã hướng dẫn em đúng hướng... Nhưng em đã không phát huy khả năng của mình mà lại hành động rất thiếu suy nghĩ. Cô mong em sẽ có quyết định đúng. Mặt đất như sụp xuống dưới chân em. Em lặng người, đứng trơ ra vì xấu hổ. Cô giáo đã đi rồi nhưng em vẫn đứng đó, chỉ nhúc nhích một chút thôi là em sợ mọi người nhìn thấy bộ mặt dối trá của mình. Cô giáo không nói sự thật này với ai hết nên cả lớp sửng sốt khi biết tin em rút tên mình khỏi danh sách dự thi. Điều này càng khiến em xấu hổ hơn nữa: Em đã khiến cô buồn bã, thất vọng về mình, tệ hơn nữa có thể em đã làm mất cả niềm tin nơi cô. Hơn một năm đã trôi qua, em chưa nói lời xin lỗi cô một lần. Em biết, chỉ có những việc làm cụ thể để sửa sai mới là lời xin lỗi đáng tin nhất. Đó là một bài học đắt giá thúc đẩy em học tập, rèn luyện để đạt được những kết quả cao nhất. Và trong thâm tâm, lúc nào em cũng muốn gửi đến cô lời xin lỗi chân thành.

18 tháng 11 2017

Trong cuộc sống ai cũng có những lúc mắc phải sai lầm, nhất là khi chúng còn nhỏ tuổi. Đó là những lỗi lầm với thầy cô, với cha mẹ, ông bà hay những người luôn luôn yêu thương và che chở cho chúng ta từng ngày. Và em cũng đa từng phạm một sai lầm như thế. Đó là khi em đã làm cô giáo chủ nhiệm của mình buồn. Để cho tới tận bây giờ, em vẫn luôn nhớ tới những lời dạy bảo ân cần của cô dành cho em- cô giáo Thanh.

Cô Thanh là cô giáo chủ nhiệm của em năm em đang học lớp sáu. Cô hiện lên trong trí nhớ của em là một người có mái tóc đen dài thướt tha, cô thường mặc áo dài màu trắng với những bông hoa điểm xuyết một cách đáng yêu. Mỗi khi cười, đôi mắt cô thường cong cong như mặt trăng. Năm còn học lớp sáu, em là một trong những bạn học giỏi môn lý của cô nhất. Do đó, cô cũng rất yêu quý em và thường gọi tên em để noi gương cho các bạn. Có lẽ cũng chính vì lí do như vậy mà em lại chủ quan vào thành tích của mình mà cho rằng bản thân mình cố gắng như vậy đã là đủ. Để rồi cho tới bây giờ, khi đã trưởng thành và có những suy nghĩ chín chắn hơn, em mới biết mình đã có những suy nghĩ thật sai lầm và trẻ con biết nhường nào. Thường ngày, em vẫn luôn làm bài tập và học bài mới trước khi tới lớp. Thế nhưng hôm ấy, do buổi tối em đi chơi ở nhà bạn về khuya nên đã không kịp làm bài tập và học những phần kiến thức mà cô giáo giao cho từ trước. Tất cả chỉ vì suy nghi rằng mình đã có bài kiểm tra miệng và những bài tập ấy có lẽ cũng không làm khó được em mà em đã không làm bài tập như mọi ngày.

Ngày hôm sau… em tới lớp mà không hề có sự lo lắng nào cả. Giờ truy bài, em vẫn chỉ ngồi ngắm nhìn khung cảnh ở bên ngoài sân trường mà không hề để ý vào bất cứ điều gì. Lúc ấy, những gì thu hút em chính là ở những nhánh cây ngọn cỏ cùng với tiếng chim hót líu lo ở bên ngoài. Thậm chí, em cũng chỉ mải nhìn những bạn đang lao động ở ngoài sân trường, sau đó lại nghĩ vẩn vơ về những bộ phim hàn quốc hay ho hay những bộ quần áo đẹp mà em đã được nhìn ngắm. Những suy nghĩ ấy cứ như choán lấy tâm trí của em. Hết 15 phút, trống trường đã điểm tiết học đầu tiên. Và hôm nay, tiết học ấy chính là tiết học vật lí của cô giáo Thanh. Sau khi cả lớp đứng dậy chào, cô giáo mở sổ và bắt đầu tiết học bằng một bài kiểm tra miệng của hai bạn trong lớp theo sổ mà không hề gọi những bạn đã giơ tay. Nhưng em cũng không hề lo lắng bởi em cũng đã có điểm kiểm tra miệng từ trước với một điểm số khá cao và đã khiến cô hài lòng.

18 tháng 11 2017

Wa cha ôi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Khiếp đen y rựa. Em là cực kì ngu mắc lỗi với ông. khiến em oa ... oa ... oa tưng tưng nước mắt - trích lời mèo mun hahhahahaha