K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

I. Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

II. Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

‐ Ghi lại thái độ của bố mẹ?

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

III. Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

24 tháng 9 2016

bạn tham khoả bài này nhé :

Chuyện là thế này các bạn ạ. Mình nhớ mãi tiết trả bài môn văn hôm ấy, có lẽ đó là giây phút bẽ bàng đau khổ nhất đối với tôi từ trước đến nay. Một điểm 3 to tướng trong bài làm văn của tôi. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng buồn mà cũng là đáng nhớ nhất của tôi. 

Hôm nay cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đến chỗ tôi đặt bài của tôi xuống bàn, nét mặt cô có vẻ không vui. Tôi cui xuống nhìn bài kiểm tra. Trời ơi!  một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được! Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Tô vội vàng gập bài vào, bần thần quay sang nhìn các bạn xung quanh như để tìm một người cùng cảnh với mình. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ tôi thấy càng xấu hổ, tôi cúi gầm mặt xuống bàn nhìn bài mình một lần nữa. Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề!

 Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông  vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Tại sao tôi lại có thể nhầm lẫn một cách ngu ngốc như thế, tôi tự trách mình. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, tôi đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô Hường nhắc nhở: “Các em hãy kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ. Đúng lúc ấy, bạn Liên nói thầm bên tai em, giọng vui mừng: –    Hương ơi! Hôm nay tớ được 8 điểm nhé! Tớ đã rất cố gắng từ lâu nay. Bây giờ mới thấy kết quả đó. Tớ vui quá. Chắc bố mẹ tớ cũng rất vui cho mà xem. Mà sao trông cậu buồn thế, cậu được mấy vậy? 

Nghe Liên nói, tôi lại càng buồn bã và xấu hổ. Liên đang sung sướng với điểm 8 đầu tiên của môn Làm văn. Còn tôi, kẻ vẫn coi điểm 8 là xoàng xĩnh thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể hào diễn tả hết nỗi đau khổ của tôi lúc ấy. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi cái cảm giác đó thật sự khó chịu được

Chúc bn hc tốt hihi

26 tháng 9 2016

mik nộp rồi nha pn

 

26 tháng 9 2018

“Tùng! Tùng ! Tùng!”- tiếng trống tan học vừa dứt, tôi vội chạy  ngay về nhà với hộp quà cầm trên tay. Ôi! Con đường hôm nay sao mà dài quá, đi mãi một lúc tôi mới về nhà. Tôi khẽ đi vào phòng khách, mẹ đang ngồi say sưa đọc báo. Nhìn thấy tôi, mẹ ngạc nhiên bảo; - Ơ, sao hôm nay về trễ thế con? Còn quà gì đó? - Mẹ ơi, hôm nay cô giáo đã cho chúng con một bất ngờ cảm động vào tiết sinh hoạt lớp đấy ạ! Để con kể cho mẹ nghe nhé! - Ừ, con kể đi!- Mẹ tôi vui vẻ trả lời. - Dạ, hôm nay vào tiết tư, chúng con đang học thực hành môn Tin ở phòng thực hành thì bỗng có vài bạn xin thầy cho về lớp trước. Mọi người còn chưa hết ngạc nhiên thì tiết tư kết thúc. Tất cả chạy ùa vào lớp . Lớp học được trang trí rất đẹp: những quả bong bong nhỏ xinh dược treo khắp các cửa sổ cùng những dải kim tuyến lấp lánh. Trên bảng được viết dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật” bằng phấn phấn màu rất đẹp. Con vô cùng ngạc nhiên vì không biết các bạn tổ chức sinh nhật cho ai, mà trong tháng mười này lại có ngày sinh nhât của con. - Chà, thú vị thật đó, con mau kể tiếp đi! –Mẹ tôi háo hức nói. - Vâng ạ. Thế rồi, cô giáo bước vào lớp và bắt nhịp cho các bạn hát bài “Happy birthday”. Cô và các bạn đồng thanh hát và vỗ tay rất nhịp nhàng. Rồi, cô thay mặt cho tập thể lớp phát biểu rằng: “Các con ạ, tháng Mười này lớp ta có sinh nhật của các bạn Uyên Phương, Bảo Khánh và Như Ngọc. Cô và ban cán sự lớp đã bí mật tổ chức sinh nhật cho các bạn. Cô chúc các con có một bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ bên tập thể lớp, ngày càng chăm ngoan, học giỏi để ba mẹ và thầy cô vui lòng nhé! Cả lớp cho các bạn một tràng vỗ tay nào!”. “Hoan hô cô giáo! Hoan hô cô giáo!”. Và, tiếng vỗ tay từ các bạn vang lên không ngớt. Cô cho chúng con lên bảng để nhận quà sinh nhật từ lớp. Rồi cả lớp ngồi thưởng thức những tiết mục văn nghệ tuyệt vời của các bạn. Chúng con xúc động vô cùng. Con được đại diện cho các bạn lên phát biểu. Mọi việc đều bất ngời khiến con lúng túng quá, phải mất mấy phút con mới nói được lời cảm ơn cô và các bạn: “Chúng con xin cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp đã tổ chức sinh nhật cho chúng con. Đây là bữa tiệc sinh nhật ý nghĩa nhất mà chúng con sẽ không bao giờ quên. Chúng con hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ long cô giáo và các bạn.”. Cả lớp vỗ tay rào rào không ngớt khiến con sung sướng vô cùng. Thật là thú vị và cảm động phải không mẹ?- Ừ, từ nay con phải chăm ngoan, học thật tốt để xứng đáng với tình yêu thương mà cô và các bạn đã dành cho con đấy! - Vâng ạ! con xin hứa! Sau bữa tiệc sinh nhật đó, cô trò chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn rất nhiều. Tập thể lớp 7/3 chúng tôi nhất định sẽ luôn đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã cho chúng tôi một bữa sinh nhật tuyệt vời và ý nghĩa./

#

26 tháng 9 2018

Thằng con tôi mười một tuổi. Qua mùa thi chuyên cấp, nhân một buổi chiều đi chơi mát… đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại:

– Ba! Có bao giờ ba thấy một bài luận văn nào không điểm không? Con số không cô cho bự bằng quá trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe ké đâu.

Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp :

– Còn thua ba nữa đó, ba. Ít nhất cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn con, con số không bự như quả trứng.

Số là cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gửi đến các nhà văn, nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn, nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, sau đó in thành sách Nhà văn học văn. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố ( 1948 – 1950 ) tôi là một học sinh trung bình, và môn Văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi ( 1/20). Đó là kỉ niệm không quên trong dời học sinh của tôi, môn Văn.

Tôi hỏi con :

Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không?

– Luận văn cô giáo cho “trò hãy tả một buổi làm việc ban đêm của bố”

– Con được mấy điểm

– Con được sáu điểm.

– Con tả ba như thế nà?

– Thì ba làm việc làm sao con tả vậy.

– Mấy đứa khác, bạn của con ?

Thằng con tôi chợt nhớ, nó liền liến thoắng:

– À ! có một thằng, ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cùng được sáu điểm đó ba.

– Đêm ba nó làm gì?

– Nó nói đêm ba nó thường đi nhậu.

– Nó tả ba nó đi nhậu à?

– Dạ, không phải : Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó ta thì nó.|ả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?

– Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?

– Nó không tà không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.

– Sao vậy?

– Hôm trả bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét “Sao trò không làm bài?”. Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn : “Hả?”, nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.

– Nó là học trò loại “cá biệt” à?

– Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.

– Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?

Nó cứ làm thinh. Tức quá cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: Sao trò không làm bài?”, tới lúc đó nó mới nói : “Thưa cô, con không có ba”. Nghe nói, hai con mắt cô mờ tròn như hai cái tô.

Cô đứng sừng như trời trồng vậy ba !

Tôi bỗng nhập vai vào cô giá. Tôi thây mình ngã quỵ xuống trước đứa học trò không có ba.

Sau đó cô và cá lớp mới biết được, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hi sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con… 

Có người bảo em : “Sao mày không tả ba cứa đứa khác?", em không đáp, cúi đầu, hai gỉọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.

Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi  một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi – người viết văn, là một bài học, bài học trưng thực, sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.

Giữa những dòng bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trung thực trên bàn viết.

13 tháng 9 2018

Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng: “Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”. Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”. Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.
 

13 tháng 9 2018

em hãy kể lại cho bố mẹ nghe 1 câu chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường dai 2,5 trang nha

5 tháng 9 2018

Mở bài: - Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi). - Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động). Thân bài: - Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu). - Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại? - Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không? - Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không? - Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không? Kết bài: - Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể. - Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

 

Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!

Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!

Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thằng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!

Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:

Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!

Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.

Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!

bài làm:

bạn vô link này nha:

https://baivan.net/content/ke-cho-bo-me-nghe-mot-chuyen-li-thu-hoac-cam-dong-hoac-buon-cuoi-ma-em-da-gap-o-truong.html

để mình gủi cho bạn nhé

học tốt

&YOUTUBER&

18 tháng 9 2018

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.  

Hk tốt

18 tháng 9 2018

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.
 

1 tháng 10 2018

a. Mở bài

- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …

- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)

b. Thân bài

- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)

- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?

- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?

- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?

- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)

c. Kết bài

- Không khí gia đình em khi kể chuyện

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

Bài làm

Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu “Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé”. Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:
“Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20-11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ phuynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19-11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm”.
Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh “Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?” Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn “Bố mẹ chịu rồi phải không?” Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại “lên đường”, nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20-11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ”.
Cả nhà tôi vỗ tay tán thưởng. Hành trình của túi cam, trong câu chuyện kể của tôi thú vị quá. Nhưng, cái đáng chia sẻ nhất về túi cam giản dị, bé nhỏ, đó là nó trĩu nặng ân tình.

# Học tốt #

11 tháng 9 2019

Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Nhưng con vẫn khắc sâu trong tâm trí nhất là chuyện về buổi chia tay thầy Nam-hiệu trưởng trường con.

Đó là một buổi chia tay đầy cảm động và cả trường tràn ngập trong nước mắt của học sinh và thậm trí là cả giáo viên. Lúc đó mỗi người một cách thể hiện cảm xúc khác nhau nhưng trong lòng họ là một cảm xúc chung, một cảm xúc buồn trước người thầy hiệu trưởng gương mẫu. Thầy Nam mới chỉ ở trường được ba năm, đó là thời gian quá ít ỏi đối với thầy hiệu trưởng của những trường khác để làm cho ngôi trưởng mà mình dẫn dẵn chở nên đẹp, hiện đại hơn. Nhưng đối với thầy thì đó là cả một khoãng thời gian vô cùng dài mà thầy có thể đã tạo ra cho ngôi trường một sự khác biệt. Vào thời điểm ấy của ba năm trước, ngôi trường này đâu có biết phòng sinh hoạt chuyên môn là gì, trong trường thì luôn có những anh chị nhuộm đầu xanh, đầu đỏ như người nước ngoài. Mà bây giờ, với sự hiện diện cảu thầy, phòng sinh hoạt chuyên môn không còn là xa lạ gì, trong trường không còn người nước ngoài nữa! Thầy Nam quả là một người cha đã dìu dắt ngôi trường trong suốt ba năm qua. Đó đều là những lời nói của cô Phương-cô tổng phụ trách của trường. Nhưng lời cô nói đã thấm sâu vào đầu óc của những học sinh ngồi trong trường. Tất cả chúng tôi bắt đầu rơi lệ từ khi những món quà của những anh chị lớp 8A mang đến cho thầy. Bài hát chia tay, những dòng thơ lắng đọng viết về thầy đã làm cho chúng tôi không cẩm nổi nước mắt. Nhưng chắc người buổn nhất là các anh chị lớp 9. Các anh chị đều hiểu được cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu đón thầy về trường và bây giờ lại là cảm giác bồi hồi, xúc động trước cảnh thầy ra đi. Giây phút đó chỉ diễn ra trong bốn mươi lăm phút nhưng cũng đã cho chúng tôi hiểu hơn về con người thầy Nam, cho chúng tôi được nói lên những cảm xúc của mình về thầy và đặc biệt là cho chúng tôi nói lời cảm ơn sâu sắc về người thầy đã dìu dắt chúng tôi đến ngày hôm nay, chở thành những học sinh giỏi, đưa ngôi trường đến với hiện đại. 

Một kỉ niệm như vậy rất đáng để nhớ đúng không mẹ? Một kỉ niệm buồn nhưng tôi sẽ luôn giữ mãi trong tim, không bao giờ quên về người thầy hiệu trưởng-người cha đã đưa chúng tôi đến ngày hôm nay.