K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2017

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên: phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2.

- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) cấu trúc câu (Mồ hôi rơi).

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của nhà thơ.

Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.

Câu 4. Đặt nhan đề: Yêu Tổ quốc, Hoặc Tổ quốc của tôi.



14 tháng 8 2017

I. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?

Trả lời:Bài văn trên sử dụng phong cách ngôn ngữ là thuyết minh.

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Trả lời:Điệp cấu trúc câu là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của nhà thơ.

Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống?

Trả lời:Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.

Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

Trả lời: Tiêu đề cho văn bản: Tổ quốc tôi yêu.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: biểu cảm.

4 tháng 5 2021

PTBĐ chính là: NGHỊ LUẬN 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 3: Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Nêu tác dụng?

Câu 4: Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta qua đoạn trích là gì?

0
1 tháng 4 2018

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

1 tháng 4 2018

Trong ngày đầu mới đến trường tôi vẫn nhớ những dòng thơ đầu tiên được học nói về tình yêu quê hương đất nước. Và rồi bài học ấy cứ theo tôi mãi trên những chặng đường dài rộng của cuộc đời.

“Quê hương là gì hả mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ?

Ai đi xa cũng nhớ nhiều...”

Yêu Tổ quốc từ những đôi mắt trẻ thơ, từ đôi bàn tay em lấm lem, đôi bàn chân nhỏ chẳng còn biết đau trong những ngày vượt đường xa đến trường. Đôi bàn tay em, có lẽ biết cầm liềm, cầm cuốc trước khi biết cầm bút. Đôi bàn tay chai sạm và rám nắng. Những đôi chân trần, những manh áo mỏng ngày đông, những chiếc cặp lồng, túi bóng cơm mang theo mà trong đó chỉ có cơm trắng và chút rau rừng… nhưng các em vẫn đến trường, trong lòng rộn vang lời ca:

“Hôm nay đi học xa

Đường tương lai thật gần”

Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… Có nhiều lắm những giọt mồ hôi. Và phải chăng vì thế mà vị của Tổ quốc lại mặn mà đến vậy?

Yêu Tổ quốc từ những câu chuyện và những con người bình dị ta gặp thường ngày. Câu chuyện về chàng trai Đỗ Duy Hiếu thủ khoa trên đôi nạng gỗ, về chàng VĐV Nguyễn Hà Thanh và nghị lực vượt qua 5 năm chấn thương để được trở lại thi đấu và mang huy chương vàng về cho Tổ quốc. Câu chuyện về chàng trai người dân tộc Ngô Phi Long đã bắt đầu giấc mơ vàng Olympic từ tủ sách nhỏ của ba mẹ. Có rất nhiều người, nhiều câu chuyện để thấy yêu thêm Tổ quốc.

Tình yêu đất nước là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất.

Cô giáo trẻ ra trường, bỏ lại sau lưng Hà Nội để lên vùng cao dạy chữ cho các em nhỏ. Nơi “rừng thiêng nước độc”, có khi đi bộ cả chục cây số trong mưa gió mà vẫn muốn được ở lại mãi với các em, để nuôi lớn những giấc mơ học trò. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?

Những cô cậu sinh viên, bỏ lại sau lưng mùa hè được vui chơi, đi du lịch để đến với những bản làng nghèo khó, cùng người dân xây nhà, làm đường. Mùa hè của họ có ý nghĩa hơn vì đã góp thêm màu xanh cho những bản làng từ những việc làm bình dị. Đó cũng chẳng phải là yêu nước hay sao?

Những chàng lính trẻ, gác lại một bên nỗi nhớ nhà, bỏ sang một bên mối tình đầu chớm nở để lên đường nhập ngũ. Có những nỗi thao thức hàng đêm, có những lúc thấy nhớ nhà, nhớ đất liền đến cồn cào… nhưng chưa bao giờ những người lính trẻ quên nhiệm vụ. Các anh vẫn chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?

Tình yêu nước luôn thường trực trong mỗi con người. Tình yêu ấy có khi là nguồn động lực, cũng có lúc sẽ biến thành sức mạnh để hành động. Yêu Tổ quốc từ những điều bình dị và thể hiện tình yêu ấy từ những việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. Đó là tình yêu của những người trẻ hôm nay. Họ cũng sẽ giống như ông cha, là những nốt trầm mãi xao xuyến trong bản hòa ca chung của dân tộc, là những mùa xuân nho nhỏ góp thành mùa xuân lớn của đất nước…

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:....Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào,vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới nhứng cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái chướng với trời đang ui ui buồn bã,bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh.Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động,dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

....Tôi yêu trong nắng sớm,một thứ nắng ngọt ngào,vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,dưới nhứng cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết trái chướng với trời đang ui ui buồn bã,bỗng nhiên trong vắt như thủy tinh.Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động,dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi chiều tinh sương với làn không khí mát dịu,thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.

Câu 1:Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào,của ai?

Câu 2:Xác định hai biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ đó .

Câu 3:Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phẩn nào trong câu được rút gọn.Nêu tác dụng của việc rút gọn câu.

0
tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''(Ngữ Văn 7, tập 1)a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn...
Đọc tiếp

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''
(Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn văn).
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
c. Chỉ ra các từ láy có trong câu văn trên.
d. Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
e. Câu văn trên giúp em cảm nhận được điều gì?


Mong các bạn giúp tớ ạ, tớ đang cần rất gấp để chuẩn bị cho thi học kì, tớ thật sự cảm ơn và sẽ tick cho các bạn giúp mình càng sớm càng tốt. Tớ cảm ơn các cậu nhiều <33

    1
    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    3 tháng 1 2019

    a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.

    b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)

    c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa

    d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.

    - Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.

    - Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.

    e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.