K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Hình ảnh: tùng cúc, con thuyền, con người

- Hoạt động: con người rộn ràng dao thước may áo rét và giặt quần áo

- Tham khảo:

- Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu

- Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt; Mọi người nhộn nhịp may áo rét và giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông

=> Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.

2 tháng 3 2023

Bạn lưu ý không nên Tham khảo câu hỏi của CTVVIP hoặc giáo viên nhé :^

24 tháng 4 2019

Chọn đáp án: D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ: Giới thiệu cảnh – Quan sát và miêu tả cảnh (từ xa, bao quát (2 câu thực) đến gần, chi tiết (2 câu luận) – Liên tưởng, hoài niệm (nhìn cảnh nhớ người: tháp Linh Tế gợi nhớ đến bài văn bia nổi tiếng của Trương Hán Siêu).

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

- Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

 - Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: hoa cúc => gợi mùa thu và niềm tâm sự buồn của con người

- “Cô phàm” => thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.

- “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê

- Hình ảnh con người: nhộn nhịp may áo rét, giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông

- Âm thanh: tiếng chày đập vải => báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê

=> Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.

- Hình ảnh ấn tượng: bức tranh sinh hoạt của con người

Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết đã khiến tác giả như nhớ lại cuộc sống lao động đầm ấm, yên vui với những âm thanh giản dị của sự sống. Tuy nhiên, nó lại khiến con người bừng tỉnh trước thực tại và càng gia tăng nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân da diết.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý hai câu kết.

Lời giải chi tiết:

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

→ Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.

7 tháng 5 2023

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.

=> Việc tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, đồng thời cho thấy suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự chảy trôi của thời gian.

5 tháng 3 2023

Nỗi lòng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối là:

a. Câu 3 và 4

– Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:

+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

→ Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.

+ Cô chu – con thuyền cô độc

→ Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.

– Từ ngữ:

+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại

+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê (Lạc Dương), nhớ nước (Trường An – kinh đô nhà Đường).

Advertisements

 

 

– Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:

+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ

+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi

+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.

→ Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

b. Câu 7 và 8

– Hình ảnh

+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét

+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới

→ Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.

– Âm thanh: Tiếng chày đập vải

→ Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.

→ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

20 tháng 4 2019

a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.

Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).

Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:

    + Vua: người đứng đầu của một đất nước.

    + Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.

b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:

    + Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.

    + Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.

c. Hoàn cảnh giao tiếp:

- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.

- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.

- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.

Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược

e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.