Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khen ai đem ngõ trỏ đây
Mà chàng cũng biết cảnh này có hoa
- Con ong đem ngõ, con bướm trỏ đương
Cho nên anh biết nhóm phường ở đây
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Có bản khác: Khen cho… Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31582 )
Khoan khoan dóng trống mở cờ
Hình như nho sĩ tới bờ đào nguyên
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Khoan khoan ở đây có nghĩa là nhanh nhanh Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31583 )
Lạ lùng anh mới tới đây!
Đào đông chưa tỏ, liễu tây chưa tường
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31529 )Lạ lùng anh mới tới đây! (2)
Như chim lạ bầy như cá lạ ao
Cá lạ ao muốn vào mà sợ
Chim lạ bầy chờm chợ trên cây
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31530 )Lác trông mái lá tam quan
Thấy chàng niên thiếu lạc ngàn tới chơi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Lác=liếc Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31584 )Lác trông phong cảnh đẹp thay
Bồng lai có phải chốn nầy hay không?
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Bồng lai: tên một hòn núi ở Bột Hải bên Trung Hoa. Ý nói nơi có nhiều cô gái đẹp ở (Có bản khác: Nhác trông hay liếc trông) Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31531 )Làm giàn cho bí leo chơi (2)
Hát dăm ba chuyện thử lời nam nhi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31579 )Lắng tai nghe tiếng chân vân
Tiếng đàn tiếng nhị nghe gần nghe xa
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31533 )Lắng tai nghe tiếng em đàn
Tiếng êm như nhiễu, tiếng nhẹ nhàng như tơ (*)
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Hoặc: Cá mười khe đứng lại, chim mười ngàn đậu im. Hoặc: Cá dưới khe đứng lại, chim trên ngàn đậu im Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31532 )Lắng tai nghe tiếng như ru
Chiếu thu dễ khiến, nét thu nhẹ nhàng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31585 )Liếc mắt thấy bóng văn nhân
Đi đâu mà lại quá chân chốn nầy
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31586 )May sao may khéo là may
Trượng phu lại gặp được tay nữ tài
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31534 )Mấy lâu gần nước xa khơi
Tiếc công gắn bó, tiếc lời giao đoan
Hôm nay thong thả thanh nhàn
Gặp được bạn cũ thở than mấy lời
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31637 )Mênh mông một nước một chèo Non sông ghánh nặng vẫn đeo bên mình
Non sông gánh nặng vẫn đeo bên mình
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Nghệ An (Câu số 25470 )Miền Trung cho đến Miền Nam
Nào chùa Thiên Mụ,Tam Quan, Chợ Cồn
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Thiên Mụ hay Linh Mụ, Thị Trấn Tam Quan, Huyện An Lão, Bình Định; Chợ Cồn là chợ nhiều nơi như Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Xuất xứ: - Miền Trung, Phú Yên (Câu số 7570 )Mới xa mới kéo mới nồi
Mới trông anh đó, mới ngồi xuống đây
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31587 )Muốn cho đó hát đây nghe
Đó thắt quai đãy, đây xe chi vàng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31590 )Muốn cho tiếng trúc tiếng tơ
Rồng chầu phượng múa nhở nhơ đua tài
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31589 )Muốn cho trai bạn đến chơi
Vũ môn (*) cá nước thảnh thơi đua tài
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (*) Tục truyền Cá chép ở Trường Giang, Thiểm Tây đến tháng 8 thi nhau con nào vượt được 3 cấp thì hoa rồng, ý chỉ thi đỗ; Vũ môn là cửa thí võ Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31588 )Nên chăng sẽ xướng vài bài
Kẻo mà kẻ hán người hài trông mong
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31640 )Nên chăng sẽ xướng vài câu
Kẻo mà đứng mãi, chờ lâu thêm phiền
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31639 )Ngảy rày anh những đi mô
Trồng sen anh nỏ (chẳng) xuống hồ thăm sen
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Ngảy rày = Lâu nay; Có bản khác: Để em thương nhớ, ngẩn ngơ ngậm sầu Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31593 )Nghe đây có giếng mới đào
Có chợ mới họp anh tạt vào bán mua
Còn không ta đợi ta chờ
Hay là như ruộng có bờ thì thôi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31541 )Nghe lời anh kể nhẹ nhàng
Trong tay có bạc có vàng cũng trao
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31537 )Nghe tin chàng mới tới đây
Sai người ra dọn lầu tây cung đường
Chiếu hoa dưới phản trên giường
Tranh treo màn cuốn, phủ trương tứ bề
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31594 )Nghe tin đây mới cưới phường
Anh là khách lạ trên Lường xuống chơi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Lường tức chợ Lường cũng là tên gọi cả vùng quanh thị trấn Đô Lương hiện nay Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31539 )Nghe tin em hát đâu đây
Anh về đóng chiếc tàu tây tới tìm
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31542 )Nghe tin em hay hát hay hò
Qua mấy sông anh cũng lội, qua mấy đò anh cũng sang
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31536 )Nghe tin em hay hát, hay hò
Cho nên anh phải chèo đò tới đây
- Một chiếc ghe lui năm bảy chiếc đò vào
Ngọn cỏ xanh cuộn lại, ngọn cờ đào kéo lên
Kéo lên ta hát cho liền
Cho tình đằm thắm, cho duyên đậm đà
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31595 )Ngó lên chợ dốc triền miên
Nắm dây lưng đỏ hỏi tiền mua tiêu
Đặt con vào dạ phải lo
Nghệ tiêu, tiêu nghệ anh phải lo cho nàng
Em biểu anh lên núi đốt than
Chặt cây che ổ cho nàng sanh thai
Mai sau đặng chút con trai
Đem về báo dưỡng vãng lai tử đường
Em đừng vu oan giá họa
Em đừng mang vạ cho chàng
Em lấy ai ruột chửa chang bang
Đổ thừa giây lưng đỏ cho làng bắt anh
Cho mau tới tháng tới ngày
Đặng em sanh đẻ coi mà gái trai
Phải chi con gái thời chàng xin không
Phải chi nam tử mặt rồng
Tốn bao nhiêu anh chịu làm chồng nuôi cho
Làm thân con gái sao chẳng biết lo
Để ba bốn tháng em còn đòi nghệ tiêu
Để làm chi thậm dĩ chí kiều
Em níu ai em níu, lưng lụa điều này buông ra
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Khánh Hòa (Câu số 39155 )Nhà em có một cây đào
Anh đi qua ngõ không vào hái chơi
Đào ngon đào ngọt anh ơi
Đào chua đào chát không mời anh ăn
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31592 )Nồi dấm mà nấu cà kiu
Anh ăn mát ruột chín chiều thương em
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Nghệ An (Câu số 25471 )Non Bồng nghe nói có tiên
Giang hồ du thủy vui miền đến chơi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31535 )Non xa nước biếc ngàn trùng
Hỡi ai là khách anh hùng tới chơi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31638 )Nước non, non nước hội này
Dêm thanh viếng cảnh cho khuây hỡi tình
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31641 )Nước trong thấy bóng dưới rào
Lòng em tưởng vọng anh hào lai du
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31591 )Ở nhà anh khiến không đi
Đến nghe nàng nói điêu chi hỡi nàng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31538 )Ở nhà anh mới bước ra
Thấy em nhan sắc Hằng Nga má đào
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xem thêm: Hằng Nga, Hậu Nghệ Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31540 )Ở nhà con cậu cháu quan
Đi ra phường vải hát đàn nghe chung
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31643 )Ở nhà con thánh con thần
Đi ra phường vải cầm cân thẳng bằng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31644 )Ở nhà đã định không đi,
Bói Kiều một quẻ, bỗng nhi gặp chàng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Qu? Nhi = Quả nhiên Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31642 )
Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng,
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương.
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Sản vật
Ra đi anh nhớ Nghệ An,
Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam đàn thơm tương.
"Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa Ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu quán Hàn...
Rượu dâu Thuận Lý..."
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
b/
là ng` luôn bên cạnh ta mỗi khi ta buồn, thấu hiểu những gì ta đang nghĩ.
là ng` làm niềm vui trong ta được nhân đôi và nỗi buồn vơi đi một nửa
là ng` luôn chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ ta trong mọi hoàng cảnh
là ng` chân thật, không nịnh nọt ta, luôn cho ta những lời khuyên đúng đắn.
theo mình là thế
1. Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
2. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
3. Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu
P/S: Nói chung thì những câu ca dao, tục ngữ có phép so sánh về người phụ nữ thường bắt đầu bằng cụm từ Thân em. Bạn có thể tìm thêm một số câu khác nhé.
Tham khảo:
1.
1. Mở bài:
Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.2. Thân bài:
Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat…)Chứng minh cho các bạn thấy: Nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thứcKhông có kiến thức để làm việc sau nàyBị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chungẢnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này3. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung việc học.
2.
a. Mở bài: Giới thiệu về hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b. Thân bài:
- Giải thích nội dung của hai câu tục ngữ: gửi gắm bài học về sự biết ơn, nhớ ơn, kính trọng dành cho các thế hệ đi trước, nguồn cội của mình và dân tộc
- Biểu hiện của sự biết ơn:
Thể hiện qua các tập tục truyền thống (thờ cúng tổ tiên, tổ chức các ngày giỗ, kị, tảo mộ…)Thể hiện qua các ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ những người có công ơn với nhân dân, tổ quốc (ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày của cha mẹ, ngày thương binh, liệt sĩ…)Thể hiện qua các tác phẩm thơ ca nhạc họa ca ngợi, thể hiện niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trướcThể hiện qua hoạt động cố gắng phấn đấu rèn luyện, xây dựng, phát triển đất nước, khẳng định vị thế của dân tộc trên trường thế giớiThể hiện qua hành động phê phán, lên án những kẻ phản bội đất nước, có suy nghĩ hạ thấp dân tộc…- Ý nghĩa của lòng biết ơn:
Là truyền thống đáng quý, tốt đẹp của dân tộcGắn kết con người lại với nhau, gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơnTạo nên giá trị tinh thần tích cực, thúc đẩy mọi người lao động và cống hiến bởi mọi sự cống hiến đều sẽ được ghi nhận, trân trọng- Liên hệ cá nhân:
Bản thân em đã có những suy nghĩ, hành động gì để thể hiện lòng biết ơn?Truyền thống biết ơn đó có thúc đẩy em phải cố gắng rèn luyện học tập tốt hơn không?c. Kết bài: Cảm nhận chung của em về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong xã hội hiện đại ngày nay.
3.
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
2. Thân bài
- Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống:
Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.- Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.
Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.- Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Rừng đã cùng con người đánh giặc.3. Kết bài
Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
a)Tình bạn giúp ta vượt qua mọi thứ.Dù có khó khăn đi chăng nữa hay xảy ra chuyện gì đi nữa thì tình bạn luôn vẫn ở bên ta.''Tình bạn''là hai tiếng không thể thiếu được khi nhắc đến tình cảm bn bè bới nó giúp ta hạnh phúc là làm chủ đc bản thân giúp ta hiểu đc rõ hơn về con ngờiờời hay tính cách ra sao thì chúng ta ko bao h bị ngã hay rời khỏi vòng tay tình bạn
b)Tình bạn đích thực bao hàm tinh thần trách nhiệm. Nói cách khác, một người bạn tốt cảm thấy có trách nhiệm và thật lòng quan tâm đến bạn. Dĩ nhiên, điều này phải đến từ hai phía, cả hai đều cần nỗ lực và sẵn sàng hy sinh. Nhưng phần thưởng rất đáng công. Hãy tự hỏi: “Mình có sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân, thời gian và vật chất để giúp đỡ bạn mình không?”. Hãy nhớ rằng để có một người bạn tốt, trước hết chính bạn phải là một người bạn tốt.
Tình bạn đích thực không thể thiếu sự trò chuyện thường xuyên. Vì vậy, hãy cùng nhau chia sẻ những mối quan tâm. Hãy lắng nghe và tôn trọng quan điểm, cũng như tìm cơ hội để khen và khích lệ bạn mình. Đôi khi có thể người ấy cần bạn cho lời khuyên hay thậm chí giúp sửa đổi, và điều này không phải lúc nào cũng dễ. Tuy nhiên, người bạn chân chính sẽ can đảm chỉ ra lỗi lầm của bạn mình và cho lời khuyên tế nhị.
Không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện hai chữ " tình bạn " mỗi con người đều có một người bạn tri kỉ, cùng mình chia sẻ niềm vui. Không quan trọng về vật chất hay xinh xấu mà là do suy nghĩa của bản thân tạo ra tình cảm ấy. Tình bạn có thể đến rất chậm nhưng nó sẽ mất rất nhanh nếu bạn không biết giữ gìn nó.
Theo em, người bạn tốt trước hết là người dễ gần gũi, có thể hòa nhập vái các bạn cùng lớp. Nếu biết hòa nhập với các bạn khác thì riêng bản thân bạn đó đã có nhiều bạn, và chúng ta dễ dàng tìm thấy ở đây một người bạn tốt.
Người bạn tốt phải là người có lòng tốt, biết yêu thương bạn bè. Đối với bạn, phải thật lòng, không dối trá, thì mới có thể là bạn tốt được. Nếu thấy bạn bè gặp phải chuyện buồn thì người bạn phải biết cách an ủi, yêu thương bạn bè là biết cảm thông với bạn, tìm cách giúp đỡ bạn sao cho bạn vui lên, hết buồn, nhưng về việc học tập thì chỉ giúp đỡ khi bạn thực sự cần mình để bạn và mình đều có kết quả tốt nhất trong việc học hành. Không nên vì yêu quý bạn mà làm hộ bài cho bạn, làm cho bạn ỷ lại.
Thêm nữa một người bạn tốt phải là người cần cù, chăm chỉ. Bất kì một người nào cũng cần có đức tính đó, một người bạn mà có đức tính đó thì người chơi với người ấy chắc chắn cũng sẽ học tập được một phần nào ở bạn mình. Cần cù, chăm chỉ không chỉ giúp chính bản thân mình, tạo điều kiện cho mình được hoàn thiện hơn mà còn làm cho người bạn cố gắng để được như mình.
Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm
- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế
- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt
+ Muốn ra chợ thì chợ xa
+ Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà
+ Muốn bắt cá thì ao sâu
+ Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa
+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được
+ Miếng trầu cũng không có
→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.
- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất
c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.
+ Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.
→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi
d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:
+ Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất
+ Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
Ai ai, đứng lại mà trông
Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...
"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."
Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:
"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."
Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.
Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha: Công cha như núi ngất trời Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó.
Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi . Học ăn học nói, học gói học mở. Học hay cày biết. Học một biết mười. Học thầy chẳng tầy học bạn.