K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2017

hello

14 tháng 11 2017

hello

27 tháng 11 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

đây là 1 thứ để chứng minh lời nói của tôi là đúng

à thế à báo cáo nhá 

22 tháng 10 2020

tên:Nguyễn Thị Hương Giang

tuổi:11

sở thích:hát

22 tháng 10 2020

Tên: Nguyễn Gia Huy

Tuổi:12

Sở thích: Không có

5 tháng 9 2018

= 13 

hok tốt !

5 tháng 9 2018

1+1+2+9=13

kb nha

5 tháng 9 2018

Biết vậy thì bn đừng đăng những câu hỏi linh tinh nx đi 

# MissyGirl #

Mỗi người ai cũng có những kỉ niệm vui buồn bên gđ và bạn bè.Tôi cũng vậy cũng có nhiều kỉ niệm lắm chứ ,nhưng cái kỉ niệm mà tôi nhớ mãi đó là lần trót xem trộm nhật kí của Giang-1 học sinh mới của lớp. Chính sự việc đó đã là cầu nối tình bạn giữa tôi và Giang.

Tôi là lớp trưởng gương mẫu, lại là học inh giỏi của lớp vì thế tôi luôn được thầy cô và các bạn quý mến. Cuộc sống lúc đó với tôi chẳng khác nào"mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

Mọi chuyễn sẽ chẳng có gì thay đổi khi có sự xuất hiện cái Giang trong lớp tôi. Nó là học sinh mới chuyển về lớp tôi từ giũa học kì I . Nhớ cái ngày khi cô giáo dẫn nó vào lớp là tôi đã không ưa nó rồi . Vốn là con nhà giàu ,lại học giỏi nên nó nhanh chóng chiếm vị trí ưu ái trong lòng mọi người. Qủa đúng như thế, chỉ mấy ngày sau thôi nó đã phát huy tài năng của mình, những bài khó mà ngay đến cả một đứa học sinh giỏi như tôi cũng bó tay mà nó lại xung phong lên làm. Và từ khi đó mọi người đều quây quanh nó để khen ngợi, hỏi bài mà lẵng quên tôi. Vì ngồi cùng bàn với nó nên thấy khó chịu lắm ,nhiều lúc còn hét toáng lên đuoiỉ mọi người về chỗ. Tôi càng ngày càng căm tức nó , có lúc tôi chỉ ước "ước chi nó không xuất hiện... ước chi nó biến mất đi, đúng là con nhỏ đáng ghét ..." . Ghét nó nên tôi rủ các bạn trong lớp không chơi với nó nữa. Giờ ra chới khi chúng tôi đang vui vẻ nô đùa thì nó lại thui thủi một mình ngồi một chỗ làm bài hay ghi chép cái gì đó. Thấy thế chúng tôi bảo nhau

-" Nai đang học bài kìa tụi bay ..."

-" Thấy gớm, làm ra vẻ ngoan hiền chăm chỉ cho mọi người khen ngợi ấy mà"

Nghe lũ bạn nói mà tôi thấy hả hê lắm. Cũng có lúc thấy tội nó nhưng ai bảo nó chiếm vị trí của tôi chứ" cho mày chết". Có lần tôi giải mãi 1 bài toán không ra , hỏi cô thì cô nó " Em ra hỏi Giang nhé, cô đang bận rồi". Nghe cô nói thế tôi bĩu môi " ai thèm hỏi con nhỏ đó chứ, cứ tưởng như học giỏi lắm í "

Thời gian cứ thế trôi chẵng mấy chốc là thi hết HKI rồi. Vẫn như mọi hôm, tôi về muộn nhất để khóa cửa .Lúc thu dọn sách vở,tôi thấy dưới chân bàn chỗ nó có cuốn vở màu hồng trông đẹp mắt lắm. Cầm lên xem, tôi dòng chữ "Những tâm sự riêng tư" thì à lên một tiếng " ra đây là nhật kí của nó .Hay đây mình sẽ đọc để xem bí mật của nó rồi mai khoe với cả lớp trêu nó" Nghĩ thế thôi mà tôi cười khoái trí . Nhưng rồi nhớ tới lời mẹ dặn xâm phạm quyền riêng tư của người khác là rất xấu , là người thiếu đạo đức ,văn hóa... Tôi liền đặt cuốn nhật kí vào ngăn bàn rồi đi về, ra đến của lớp tôi lầm bầm" Hơ, việc gì mình phải làm vậy, nó là kẻ thù của mình cơ mà, đọc xong mai mang đi sớm để lại chỗ cũ, có ai biết đâu.." ngĩ thế thôi tôi liền quay lại lấy cuốn nật kí bỏ vào cặp rồi về.

Tối hôm đó, sau khi học xong tôi lôi nó ra đọc. Lật mấy trang đầu nó viết rất ngắn, đều nói về việc ở lớp, ở nhà. Giowr dến trang tiếp tôi thấy trang này dài lắm, những giọt nước mắt vẫn còn đọng lại trong trang sách. Tôi đọc" ...Đã một tuần kể từ hôm mình chuyển trường về đây nhưng sao mình thấy buồn quá, chẳng ai chơi với mình cả, các bạn đều xa lánh mình ... Mình có làm gì sai thì các cậu nói mình với đừng xa lánh mình, mình buồn lắm" . Tôi cười" ủa không phải vì nó chảng chọe ra vẻ nên bọn mình mới tránh xa nó sao..." . Đến trang tiếp theo "... Bố ơi , mẹ oi con nhớ 2 người nhiều lắm, bố mẹ về với con đi. Khihấy những đứa trẻ cùng trang lứa đi bên người thân con thấy tủi thân lắm...Con mệt mỏi lắm bố mẹ ạ, không ai quan tâm con hết..." . Dường như tôi đã nín thở khi đọc hết. Thật không ngờ một người như Gian lại có hoàn cảnh như vậy, bố mẹ Giang li hôn, vì không ai chăm sóc nên Giang đã về quê sống với bà ngoại .Vì hoàn cảnh thế mà tôi lại tưởng bạn kiêu căng chảnh chọe mà đâm ra ghét bạn khiến bạn tự ti vì hoàn cảnh của mình,tôi ích kỉ quá nhỉ. Đọc đến trang cuối tôi đã xúc động không nói nên lời"... Mẹ à con kể cho mẹ nghe nhé, ở lớp con có bạn lớp trưởng xinh lắm, lại học giỏi nứa. Con ghen tị với bạn ấy quá ,bạn tốt bụng, ui vẻ lại òa đồng, mẹ à con muốn két bạn với bạn ấy.Nhưng hình như bạn ấy ghét con mất rồi..." Tôi hiểu si về nó mất rồi, mình ghét nó như thế mà ns còn ghét mình ... tôi gục mặt xuống bàn nghĩ lại những lúc huờ theo các bạn nói xấu trêu chọc nó ... sao mình có thế làm vậy được... mình nên làm gì để giúp cậu ấy đây?

Hôm sau tôi đến lớp đặt cuốn nhật kí vào trong ngăn bàn.Tôi lên văn phòng nói cho cô chủ nhiệm biết về hoàn cảnh của Giang để bàn xem có cách nào giúp cậu ấy không... Trở về lớp thấy Giang đang học bài, tôi đến bên cạnh, hơi ngập ngùng tôi nói " Um... Giang nè... bài toán ôm qua cậu giải thế nào vậy...?" Khi tôi nói xong thì không chỉ Giang ngạc nhiên mà còn các bạn trong lớp nữa. Chắc bạn bất ngờ lắm, vì tôi nói xong bạn cứ nhìn tôi mãi như kiêu khó tin í. Mãi sau ban mới đáp

-" À... mình làm như vầy ne..." vừa nói Giang vừa mở sách đưa cho tôi xem

-" Mình cũng nghĩ như này, nhưng mình thấy cách của mình nhanh hơn..."

Và từ hôm đó tôi và các bạn không xa lánh Giang nữa, mỗi giờ ra chơi đều có Giang chơi cùng , chúng tôi thân nhau hơn hẳn.Nhìn thấy nụ cười tươi trên khuôn mặt bạn tôi thấy mình thật có lỗi , tôi nhìn Giang với ánh mắt xin lỗi và mong bạn vượt ua khó khăn gia đình...

Việc đã xảy ra cách đây 2 năm rồi nhưng tôi chắc rằng cái kỉ niệm này sẽ in sâu trong tâm trí tô. Cũng nhớ lần mắc lỗ đó mà tooivaf Giang trở thành đôi bạn cùng tiến, vượt qua biết bao khoskhawn. Qua đó tôi cũng rút ra được bài học là xâm phạm uyền riêng tư của người khác là việc xấu đáng lên án. để giữ tình bạn lâu dài bền chặt thì ta phải tôn trọng nhau không nên xâm phạm quyền riêng tu của nhau.

KHÔNG COPY MẠNG NHÁ, BÀI MK TỰ LÀM ,BẠN THAM KHẢO NẾU CHỖ NÀO KHÔNG HỢP LÍ THÌ GÓP Ý MK NHAK <3

11 tháng 12 2018

Cảm ơn nhiều nha chị

Tình yêu là một hiện tượng đặc biệt và khá phức tạp của cuộc sống con người, là đề tài nổi bật, hấp dẫn, không hề vơi cạn của văn học nhân loại. Chính vì vậy trong văn chương, tình yêu là đề tài liên tục thu hút sự chú ý của giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình. Khuôn mặt của tình yêu tuỳ vào quan điểm thẩm mỹ, văn hoá, xã hội của từng thời kỳ, của từng tác giả mà có những dạng tồn tại khác nhau. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tác phẩm được chú ý khai thác ở các khía cạnh tố cáo xã hội phi nhân tính, sự áp bức của giai cấp thống trị, số phận con người bị tha hoá... nhiều hơn là nhìn từ góc độ tình yêu.

Toàn bộ nội dung, kết cấu tác phẩm gắn liền với cuộc đời của nhân vật chính là Chí Phèo, có một chi tiết đáng lưu ý là: các biến cố làm nên những đổi thay to lớn, những bước ngoặt trong cuộc đời cũng như trong kết cấu tác phẩm lại đến từ hình bóng những người đàn bà. Tuy nhiên có bóng dáng đẩy Chí Phèo vào chốn tăm tối những cũng có gương mặt tuy xấu xí nhưng lại đưa hắn ra nơi ánh sáng của cõi minh triết. Cuộc đời Chí Phèo đột nhiên chuyển hướng do việc tiếp xúc miễn cưỡng với bà Ba Bá Kiến, một người "đàn bà phốp pháp, má hây hây", để từ một anh nông dân hiền lành chất phác trở thành một tên tù, một tên lưu manh mất hết nhân tính, mất luôn cả ý thức về mình lẫn ý thức làm người. Tuy nhiên, lần gặp gỡ với Thị Nở lại mang đến một hệ quả ngược, nó làm đảo lộn tất cả. Chính cuộc gặp gỡ với Thị Nở chứ không phải một biến cố xã hội nào đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Chí và quyết định số phận của cả Chí Phèo lẫn Bá Kiến. Chút tình cảm tưởng chừng rất vu vơ giữa Chí Phèo và Thị Nở ấy đã tác động, chi phối một cách sâu sắc đến quan hệ giữa Chí Phèo và Bá Kiến. Từ đó có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo bắt đầu từ buổi tối trước khi gặp Thị Nở, cái buổi tối mà hắn "vừa đi vừa chửi", để rồi từ đó mối quan hệ dây mơ rễ má với Bá Kiến, những khúc, đoạn trong cuộc đời Chí như một cuốn phim quay chậm được tái hiện. Tất cả những chi tiết này có tính chất như một đường truyền, một lời đề dẫn hay như những hoạ tiết có tính chất phông nền để làm nổi bật tác động của tình yêu, tình người đến cuộc đời Chí qua nhân vật Thị Nở. Một trong những đặc trưng phong cách của Nam Cao là sử dụng những yếu tố trái khoáy, ngược nhau để mô tả hiện thực. Tên của tác phẩm cũng thường hàm chứa một điều trái khoáy như Lang rận, Chí Phèo, Tình già... Bản thân sự tồn tại nhếch nhác của nhân vật Lang rận cùng với vẻ bề ngoài bẩn thỉu là một sự trái ngược, mâu thuẫn với nghề nghiệp, vị thế xã hội mà nhân vật mang vác. Tất cả những đối nghịch đó được thâu tóm trong một cái tên: Lang rận, và được khắc sâu hơn trong sự tương phản giữa vẻ bên ngoài nhếch nhác, thấp kém với đời sống tâm hồn cao đẹp. Hay trong truyện Nửa đêm, người cha có tên là Thiên Lôi nhưng lại đặt tên con là Đức - như hai mặt của một quá trình biện chứng nhân quả...v.v. Từ những chi tiết đó có thể hiểu tại sao Nam Cao lại lạ hoá câu chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở như vậy. Không lãng mạn thơ mộng như các câu chuyện tình của Tự Lực Văn Đoàn, buổi tối gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở bắt đầu bằng hình ảnh hắn "vừa đi vừa chửi... chửi cái đứa đã đẻ ra hắn", cuộc đời hắn chìm trong những cơn say.

Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để "nhớ rằng hắn có ở đời". Tức trong hắn chỉ tồn tại không phải ý thức mà là một khối u u mê mê, tối tăm đặc quánh, vô cảm, vô thức. Ngay cả sự hiện hữu của bản thân, hắn cũng không nhận thức được, hắn chỉ kinh ngạc rồi cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi khi phát hiện ra mình dưới dạng một cái bóng trên đường trăng nhễ nhại, méo mó, xệch xạc. Chính hình ảnh này hướng đến sự ẩn dụ về một dạng tồn tại bất toàn của con người trong xã hội cũ. Con người không được sống thực là chính mình mà chỉ là những cái bóng, nhưng cũng không được là cái bóng của chính mình mà là bóng của giai cấp thống trị nên thành "cái vật xệch xạc, một cái gì đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại". Với cái bóng đó, với ý thức hiện hữu về sự méo mó của chính mình, Chí Phèo đến với Thị Nở. Đó là cuộc gặp gỡ tất yếu là hệ quả từ hai cuộc đời trống rỗng và bất toàn của hai con người. Thị Nở trước khi gặp Chí Phèo vốn chỉ là một thực thể không có đường nét cá tính gì đặc biệt mà còn khùng khùng dại dại, còn dung nhan là những đường nét tự nhiên, thô mộc đến mức dị hợm: trên một khuôn mặt ngắn ngủn, có cái mũi "vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành" và một đôi môi "cũng cố to cho không thua cái mũi" hơn nữa, lại dày và có "màu thịt trâu xám ngoách". Toàn bộ "nhan sắc" của Thị Nở được Nam Cao tóm lại trong một nhận xét là "xấu đến ma chê quỷ hờn".

 
25 tháng 4 2019
Bài làm :

Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Thông qua tác phẩm, nhà văn Nam Cao không chỉ lên án xã hội phong kiến đen tối, vô nhân tính, bênh vực cho cùng nỗi thống khổ đến cùng cực của người nông dân nghèo mà ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao còn thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng tình yêu giữa những con người khốn khổ dưới đáy xã hội là Chí Phèo và Thị Nở.

Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt. Từ khi chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến, Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện đã trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, mọi người đều khinh ghét, sợ hãi, thậm chí chối bỏ quyền làm người của Chí Phèo. Khi Chí Phèo cất tiếng chửi, không ai trong làng Vũ Đại đáp lại hắn một phần vì sợ phiền phức, mặt khác thể hiện thái độ bài xích, phủ nhận sự tồn tại của Chí Phèo. Ngay cả khi Chí Phèo chết đi người dân làng Vũ Đại cũng không có một chút đồng cảm bởi “ai chứ thằng Chí Phèo chết” thì vẫn không có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Thị Nở là người đàn bà xấu xí, nhà lại có mả hủi nên bị mọi người trong làng xa lánh, sợ hãi, họ nhìn Thị Nở như một cái gì đó rất tởm. Hai con người khốn khổ bị cả xã hội chối bỏ ấy tuy mang những khiếm khuyết lớn về mặt ngoại hình, nhân tính nhưng lại là mảnh ghép hoàn hảo cho nhau.

Chí Phèo vốn không phải nhan đề đầu tiên được đặt, khi được xuất bản, truyện ngắn này của Nam Cao được đặt với nhan đề “Đôi lứa xứng đôi”. Nhan đề này đã thể hiện được một phần nội dung đặc sắc của tác phẩm, đó là tình của Chí Phèo và Thị Nở. Tuy nhiên, khi xuất bản lại Nam Cao đã lựa chọn nhan đề Chí Phèo để thể hiện rõ hơn tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Trong một lần uống rượu say, gặp Thị Nở ngủ quên tại vườn chuối, Chí Phèo và Thị Nở đã có một đêm sống như vợ chồng, đây cũng là lần gặp gỡ đầu tiên, tiền đề cho mối tình Chí Phèo, Thị Nở chớm nở. Buổi sáng hôm sau, khi tỉnh cơn rượu, Chí Phèo đã bị cảm, vì thương Chí có một mình, Thị Nở đã nấu cháo hành mang sang cho Chí giải rượu. Hành động ngỡ như hết sức bình thường này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Bát cháo hành không chỉ thể hiện tình thương của Thị Nở với Chí Phèo – con quỷ dữ bị cả làng xa lánh mà hơi ấm của bát cháo còn có sức mạnh đánh thức con người lương thiện bên trong Chí. Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy. Chí thấy ở Thị Nở – người đàn bà xấu xí bị cả làng xa lánh vẻ đáng yêu rất duyên, Thị Nở lại thấy ở Chí vẻ hiền lành ngỡ như không bao giờ có trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy.

Chí Phèo và Thị Nở đến với nhau một cách tự nhiên, chân thành như thế, họ tuy không hoàn hảo nhưng lại là một nửa hoàn hảo dành cho nhau. Nếu nói Thị Nở là người đã đánh thức phần nhân tính của Chí Phèo, mang đến những khát khao hạnh phúc, khát khao sống lương thiện của một thời trai trẻ thì Chí Phèo cũng chính là người thật lòng yêu thương, trân trọng Thị như một người đàn bà bình thường, thứ mà ngỡ như rất xa xỉ với Thị.

Chí Phèo và Thị Nở đã có một khoảng thời gian ngắn chung sống hạnh phúc với nhau. Có thể thấy cả Chí và Thị đều trân trọng đối với mối tình này, từ khi quen Thị, Chí uống ít rượu hẳn, Thị hay cười hơn mà theo như đánh giá của Chí, nụ cười đó rất duyên. Thị  Nở đã mang chuyện của mình và Chí hỏi bà cô nhưng bị phản đối. Vốn tính dở hơi, lại uất ức vì những lời mắng mỏ thậm tệ của bà cô, Thị Nở đã mang toàn bộ những lời mắng chửi đấy để “ném” vào mặt Chí. Thái độ của bà cô Thị Nở cũng chính là những định kiến ngặt nghèo của xã hội, Chí đã nhận ra rằng mình không thể quay trở về với con đường lương thiện được nữa. Chí Phèo đã quyết định giết chết Bá Kiến, dùng dao tự tử để chấm dứt bi kịch không lối thoát của cuộc đời mình.

Hình ảnh Thị Nở đặt tay vào bụng khi nhìn thấy Chí Phèo chết cho người đọc một liên tưởng, phải chăng sau những ngày sống cùng Chí, một đứa trẻ đáng thương cũng đã định hình trong bụng của Thị. Đứa trẻ đó là kết tinh tình yêu của Chí – Thị nhưng cũng chính là dấu hiệu của sự lặp lại bi kịch ở Chí Phèo con.

Nhìn vào mối tình của Thị Nở, Chí Phèo người đọc cảm thấy được cái gì đó rất đáng yêu nhưng cũng không kém phần cảm động. Hai người họ bị cả xã hội quay lưng nhưng cũng chính họ lại là những con người lương thiện, khát khao yêu thương nhất.