K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2021

Lấy công chuộc tội nhé:

Gia đình Cay sống một mình trong rừng. Bố mẹ em đều bị câm và điếc. Cay lớn lên khỏe mạnh nhưng cũng chỉ ê a được mấy tiếng nên không được tới trường.

         Một hôm, đang chơi ở thung dốc. Cay thấy một cô bé vai mang cặp sách, tay  cầm cây nứa nhỏ cố rướn người chọc quả dâu da. Đó là Na, một học sinh lớp 5. Cay bèn trèo lên cây ngắt cùm quả chín đưa cho bạn. Lúc mở cặp cất chùm quả. Na sơ ý làm rơi sách vở xuống đất. Cay vội nhặt giúp. Quyển Tiếng Việt lật mở, Cay bị hút vào những hình vẽ vui mắt. Thấy thế, Na hỏi: “ Cay có thích học chữ à?”. Cay gật đầu. “Nhưng Cay không biết nói, làm sao học được?”. Cay thừ người rồi vội bỏ đi như để giấu buồn tủi...

      Na kể về Cay với cô giáo, cô xúc động. Cô tới nà Cay, kiểm tra khả năng nghe, nói của em. Cô tin rằng em hoàn toàn bình thường, chỉ vì sống tách biệt mọi người, không được tập nói từ bé nên em chưa nói được. Cô giáo vận động giai đình Cay về với dân bản, cho Cay đi học.

    Chuyện cậu bé Cay học chữ lan nhanh đến các bản. Được bà con giúp đỡ, chỉ vài ngày, Cay đã có căn nhà lá rộng rãi ở bản mới. Giờ đây, Cay tới lớp học với khuân mặt rạng rỡ...



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/iai-cung-em-hoc-tieng-viet-lop-5-tap-1-trang-59-60-tuan-17-tiet-1-c322a50086.html#ixzz6to401ESc

2 tháng 5 2021

con kặc

20 tháng 1 2021

Từ lâu, em đã mong ước được nhìn ngắm biển Nha Trang, một danh lam thắng cảnh bậc nhất của đất nước Việt Nam. Và cuối cùng, ước mơ ấy đã trở thành hiện thực, nhờ có hoạt động hè của thiếu nhi do xã tổ chức để khen tặng các em học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học nên em đã có một chuyến tham quan vùng biển thơ mộng này. Chuyến tham quan của em đã để lại trong em những kỉ niệm khó quên về bãi biển Nha Trang đầy nắng và gió.

Hôm đó, không cần hẹn giờ đồng hồ mà em cũng tự dậy sớm, làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng nhẹ rồi cùng mẹ chuẩn bị cho chuyến tham quan. Đúng 6 giờ, chiếc xe buýt bắt đầu khởi hành, em tạm biệt mẹ rồi cùng các bạn lên đường. Đi được một lúc, em bắt nhìn thấy hòn Vọng Phu từ xa xa. Quả đúng như mọi người nói, hòn Vọng Phu mang dáng đứng của một người vợ đang bồng con, mỏi mòn đợi người chồng.

Rồi còn những ngọn núi với những hòn đá cuội nhẵn bóng, thơ mộng diệu kì. Tiếc rằng là em không thể dừng lại để tham quan chúng được. Cuối cùng thì cũng đến nơi rồi! Biển Nha Trang đã thấp thoáng hiện lên làm chúng em ồ lên sung sướng, những đợt sóng nhẹ nhàng vỗ về bờ cát trắng. Xa xa, là những chiếc thuyền buồm đủ màu sắc đi lại một cách chậm chạp chắc vì chúng ở xa em quá.

Nước biển thật trong và mát lành, em muốn chạy ngay xuống bờ biển nhưng không được phép của anh chị phụ trách. Trên bờ cát trắng phau, những cô bé, cậu bé vui vẻ xây những lâu đài cát của mình. Xe ô tô chở chúng em đi dọc bờ biển một hồi lâu, chúng em thỏa sức ngắm bờ cát trắng trải dài và những làn nước biển trong veo.

Tạm biệt vùng biển Nha Trang xinh đẹp. Hành trình tiếp theo, chúng em đi tới Đảo Khỉ. Và lần này, chúng em phải qua một chuyến tàu nhỏ. Ngồi trên tàu, phóng tầm mắt ngắm biển và quan sát, Đảo Khỉ dần dần hiện lên với những cây dừa cao, một tấm biển nho nhỏ có vẽ hình một chú khỉ tinh nghịch và đề một dòng chữ: “Hân hạnh đón chào quý khách”.

Đoàn tham quan chúng em chọn địa điểm nghỉ chân dưới một tán dương rậm rạp để ăn bữa trưa. Ăn xong bữa trưa, chúng em đi thăm một đàn khỉ trên đảo, hình như có đến mấy trăm con, chúng thật thông minh và tinh nghịch làm sao. Chúng em được vui đùa với những chú khỉ, cho các cậu ăn hoa quả, bánh mì,….

Chơi được một lúc thì cô hướng dẫn viên du lịch đưa chúng em đến rạp xiếc để xem những tiết mục xiếc của những chú chó, chú khỉ thông minh,đáng yêu. Em và các bạn thích nhất là xiếc khỉ, một chú khỉ làm người đạp xích lô và đương nhiên cũng phải có một chú khỉ khác quần áo sang trọng ngồi chễnh chệ, tay cầm chiếc dù làm khách. Ai ai cũng háo hức và tán dương nồng nhiệt.

Khi những tiết mục của đoàn xiếc chấm dứt cũng là lúc chúng em rời đảo để đến Viện Hải dương học. Ở đây em đã được xem vô số loài san hô lớn nhỏ, nhiều loài cá quý hiếm và còn được tận mắt chứng kiến những con cá mập bơi lội trong làn nước. Chúng em lại được tận tay sờ vào bộ xương cá voi khổng lồ và gặp một loài cá được mệnh danh là nàng tiên của biển cả.

Trời đã bắt đầu tối, chuyến tham quan của em đang dần khép lại, tạm biệt thành phố Nha Trang thơ mộng để về bên gia đình! Các dãy đèn trong thành phố Nha Trang đã bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, ngả dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại. Lúc này đây, Thành phố Nha Trang được khoác lên mình một bộ cánh mới.

Thành phố về đêm với những ánh đèn đủ màu sắc của các nhà hàng, khách sạn, tòa nhà cao tầng làm thành phố trở nên lộng lẫy hơn. Cuối cùng, chúng em cũng phải rời xa những hình ảnh đẹp đẽ ấy, rời xa thành phố Nha Trang với những vẻ hối tiếc vô cùng, đi được một lúc lâu, nhiều bạn sau một chuyến đi đã ngủ thiếp đi trên ghế xe, các anh chị phụ trách thấy thế liền bày ra nhiều trò chơi lý thú, hát những bài ca thiếu nhi cho tới khi chiếc xa dừng lại tại điểm xuất phát.

Chuyến đi tham quan này mới tuyệt làm sao! Em thầm hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để những năm sau được đi thăm những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp khác của đất nước. Chuyến tham quan đã để lại cảm xúc tuyệt vời trong em và cả các bạn. Hi vọng chúng em sẽ có nhiều chuyến tham quan như vậy nữa để mở rộng tầm mắt về những khu du lịch của Việt Nam.

20 tháng 1 2021

doraemon cute bạn lạc đề ah

13 tháng 2 2018

Bạn viết lại đề bài đi , mình chưa hiểu lắm

13 tháng 2 2018

 Cạc! Cạc! cạc! Bạn Gà ơi, dậy đi! Mau ra bờ ao chúng tớ dạy cho bạn tập bơi!

Tiếng Gà trong nhà nói vọng ra:

- Tớ đi vắng mất rồi. Đến mai tớ mới về cơ!

Hai con vịt bảo nhau:

- Tiếc quá nhỉ! Thế mà chúng mình định tập bơi xong là rủ cậu Gà ra chén giun ở thửa ruộng mới cày.

Gà nhảy bổ từ trong nhà ra, quang quác nói:

- Tớ quên mất! Tớ không đi vắng đâu! Các cậu cho tớ ra ruộng kiếm giun với!

Vịt Nâu đưa mắt nhìn Vịt Trắng rồi nói:

- Thôi được, chúng tớ sẽ dẫn cậu đi ăn giun, còn tập bơi thì chúng tớ không dạy cậu nữa đâu!

Thế là chỉ vì lười và nói dối cho đến nay gà vẫn không bơi được như vịt.

9 tháng 5 2018

ko phải viết 2 câu đâu, tôi viết thành đoạn văn cơ

9 tháng 5 2018

Trái Đất giờ đây đang đứng trước nguy cơ của việc biến đổi khí hậu do con người gây ra . Vì thế , việc bảo vệ môi trường là việc làm vô cùng cần thiết của toàn nhân loại ở khắp quốc gia . Việc làm để bảo vệ môi trường là , bỏ rác vào thùng , dọn dẹp vệ sinh nơi , phải trồng cây xanh , hạn chế khí thải từ các nhà máy , hạn chế sử dụng năng lượng không tái chế và sử dụng những nguồn năng lượng sạch mới ... . Ngoài ra , chúng ta cần phải xem xét , ý thức với chính bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường và đồng thơi tham gia các hoạt động như Mùa hè Xanh , Giờ Trái Đất ... Có như vậy , Trái Đất , ngôi nhà chung của chúng ta , sẽ trở nên xanh sạch đẹp .

30 tháng 1 2018

bạn tham khảo thôi nha !

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khua xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cô' làm cho hết. Từ giường bên, có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức để chờ em...

Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu những vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai vẫn còn tinh lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.

Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời trẻ nên cho đến nay, bà vẫn còn khoẻ mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.

Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ được học ở trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng Truyện Kiều, Nhị độ mai, Phạm Công Cúc Hoa, Đồng tiền Vạn Lịch...cùng với bao nhiêu là ca dao và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một "liền chị" quan họ nổi tiếng trong vùng.

Con cháu, họ hàng và làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà là bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu thương người như thể thương thân và đối xử với láng giềng phải có tình có nghĩa.

Học bài xong, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm toả ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thỉ: "Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé! ". Bà mắng yêu: "Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm mà đi học! "

đây là bài văn của bạn Yến Elly nên bạn không được chép.

30 tháng 1 2018

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khua xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành Đềcố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cô' làm cho hết. Từ giường bên, có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức Đềchờ em...

Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian ln rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu những vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai vẫn còn tinh lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.

Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời trẻ nên cho đến nay, bà vẫn còn khoẻ mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.

Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ được học ở trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng Truyện Kiều, Nhị độ mai, Phạm Công Cúc Hoa, Đồng tiền Vạn Lịch... cùng với bao nhiêu là ca dao và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.

Con cháu, họ hàng và làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà là bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu thương người như thể thương thân và đối xử với láng giềng phải có tình có nghĩa.

Học bài xong, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm toả ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thỉ: “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé! ”. Bà mắng yêu: “Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm mà đi học! ”.

Em yêu bà lắm và mong bà nội mạnh khoẻ, sống lâu cùng con cháu.

7 tháng 5 2018

Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.

29 tháng 3 2018

Treo biển

Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:

"Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!

Truyen cuoi, Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"!

Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!

Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!

Thế là nhà hàng cất nối cái biển.

4 tháng 6 2018

bn viết dấu đc ko

4 tháng 6 2018

bạn viết có dấu mình với làm đc

6 tháng 3 2021

    Phía chân trời xa,1 cụ già khoảng 70 tuổi ung dung ngồi câu cá.Cụ mặc chiếc áo màu xanh, dáng người mảnh khảnh.Khuôn mặt cụ hơi vuông hình chữ điền trông rất phúc hậu.Râu tóc đều bạc trắng như cước nhưng da mặt cụ vẫn hồng hào,nhất là đôi mắt rất sáng và cái miệng luôn mỉm cười làm tôn thêm vẻ quắc thước , yêu đời của cụ.Đặc biệt , cụ có vầng trán cao cao biểu lộ sự thông minh, minh triết.Chòm râu của cụ dài,trắng.Thỉnh thoảng cụ đưa tay lên vuốt râu và nở nụ cười rất tươi.

23 tháng 1 2019

Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.

Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.

Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:

-  Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!

Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:

-  Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!

Bà lão móm mém cười:

-  Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?

Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.