Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi các ý:
- Những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống là những khoảng khắc quý giá đáng trân trọng.
+ Qua những trải nghiệm mới về vùng đất lạ lẫm, gặp gỡ những người bạn mới và thực hiện những điều mình yêu thích là điều tạo nên kỉ niệm. Những kỉ niệm đó giúp chúng ta cảm nhận được sự hạnh phúc, cảm giác tự tin và sự kết nối với những người xung quanh.
- Khi nhìn lại những hình ảnh và kỷ niệm đó, chúng ta có thể cảm thấy thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc đó một lần nữa.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tạo ra những kỉ niệm đẹp. Đôi khi, cuộc sống có thể trở nên khó khăn và đầy thử thách. Dẫu thế, bản thân ta có thể học cách tận dụng những thời khắc đó để tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ.
- Khép lại, những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống có ý nghĩa rất lớn đối với tinh thần và cảm xúc của mọi người. Chúng ta nên tận dụng mọi cơ hội để tạo ra những kỉ niệm đó và giữ chúng trong trái tim mình mãi mãi!
Sau đây là gợi ý của mình:
- Nêu vấn đề: Lời cảm ơn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
- Giải thích: Lời cảm ơn là hành động dùng lời nói bày tỏ sự cảm kích của bản thân đối với những người đã giúp đỡ mình.
- Bàn luận:
+ Lời cảm ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện sự biết ơn khi được người khác giúp đỡ lúc khó khăn
+ Lời cảm ơn là chất xúc tác để cuộc sống tốt đẹp hơn, lan tỏa những điều tích cực
+ Khi biết nói lời cảm ơn, người khác sẽ nhận ra thành ý của chúng ta đồng thời cũng đánh giá về trình độ văn hóa của người nói
+ Lời cảm ơn gắn kết con người lại với nhau, cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và hạnh phúc khi giúp đỡ được người khác
- Thực trạng:
+ Thật đáng tiếc khi nét đẹp nói "lời cảm ơn" đang dần mai một bởi người ta ít quan tâm nhau và tính toán nhiều hơn. Nhưng tôi luôn tin điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Nói lời "cảm ơn" để sưởi ấm trái tim cho nhau, lan tỏa những hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường đến tất cả mọi người.
=> Liên hệ bản thân
Một số ý:
- Lời cảm ơn là một trong những cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với người khác.
- Trong cuộc sống, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt với người khác mà còn hỗ trợ tinh thần ta trở nên tốt hơn.
- Khi chúng ta biết cảm ơn và tôn trọng người khác, chúng ta chũng sẽ nhận được đối xử tốt hơn và có mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.
+ Lời cảm ơn cũng giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác một cách tự nhiên và tình cảm chân thật.
- Ngoài ra, lời cảm ơn còn giúp chúng ta trở nên tự tin hơn và có lòng tin vào bản thân mình.
- Bản thân em cũng đã và đang tập nói lời cảm ơn với người khác khi họ giúp đỡ mình dù là việc nhỏ hay lớn.
- Tóm lại, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta hãy luôn biết cảm ơn và tôn trọng người khác, để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
– Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
· Giải thích
– Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
– Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
– Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
Nguồn gốc
– Một đạo lý đẹp của dân tộc hiểu học.
– Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
Biểu hiện cụ thể:
– Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
– Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
– Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
– Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
Định hướng
– Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
– Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
– Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.
c. Kết bài:
– Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
– Liên hệ bản thân, định hướng hành động.
BÀI VĂN MẪU SỐ 1
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.
thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính tr5ong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!
Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.
Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.
Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!
Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn
Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!
Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Phong cách của Hồ Chí Minh là một nguồn cảm hứng vô cùng đặc biệt đối với tôi. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba và tâm huyết, đã dẫn dắt đất nước Việt Nam qua những thời kỳ khó khăn và chiến tranh. Phong cách của ông được đánh giá cao về sự khiêm tốn, sự tận tụy và lòng yêu nước mãnh liệt. Ông luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu và luôn tìm cách giải quyết các vấn đề một cách công bằng và nhân văn. Phong cách lãnh đạo của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này.
Tham khảo thôi nhé:
I. Mở bài
- Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.
2. Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường
- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
3. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?
- Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.
- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.
- Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:
- Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:
“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.
4. Mở rộng
- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.
- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
III. Kết bài
- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.
- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.
Dàn ý cho bạn:")
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận "Vai trò của tính tự lập".
+ Những đức tính tốt cần rèn luyện, tiếp tục cuộc hành trình sống trên chính đôi chân của mình,...
Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Tự lập là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống, giúp con người tự tin và thành công.
+ Tính tự lập không chỉ đơn thuần là khả năng làm việc một mình mà còn là khả năng tự quản lý, tự điều hành và tự định hình cuộc sống của chính mình.
- Lợi ích của tính tự lập:
+ Giúp chúng ta trở nên độc lập và không phụ thuộc vào người khác.
+ Chúng ta có thể tự quyết định, đảm nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình; không cần phải chờ đợi ai đó giúp đỡ hay chỉ dẫn, mà có thể tự mình tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
- Mở rộng:
+ Bằng cách tự lập, chúng ta biết cách ưu tiên công việc, lập kế hoạch và tổ chức thời gian một cách hiệu quả.
=> Chúng ta không chỉ làm việc có kỷ luật mà còn có khả năng hoàn thành công việc một cách chính xác và đúng hẹn.
+ Tự lập còn giúp chúng ta phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi gặp phải khó khăn, chúng ta không sợ trở thành người phụ thuộc mà thay vào đó, chúng ta tìm cách tìm ra giải pháp và đối mặt với vấn đề. => trở nên linh hoạt và sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án và lựa chọn tốt nhất.
+ Đôi khi chúng ta không thể đơn độc hoàn thành công việc mà cũng cần có sự trợ giúp từ mọi người, bạn bè xung quanh ta. Vì "Muốn đi đường dài thì đi cùng nhau".
- Liên hệ bản thân: mình đã có tình tự lập chưa?, mình thể hiện điều đó qua việc gì?
+ tự giác học tập.
+ tự học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi.
+ ....
Kết đoạn:
- Khép lại, tính tự lập mang lại sự tự tin và thành công trong cuộc sống. Không ngại khó khăn, thử thách và luôn vững tin vào bản thân. Đó là một phẩm chất quan trọng với mọi người!
- Định nghĩa: Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách.
Vai trò của tính tự lập:
+ Làm chủ cuộc sống mình một cách tích cực không bị bất kì ai chi phối, ảnh hưởng
+ Rèn luyện được những tính cách khác: có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu
+ Người có tính tự lập sẽ chiếm giữ được niềm tin với mọi người và thăng tiến xa hơn
+ Học được cách tìm tòi nỗ lực tự vượt qua khó khăn trong cuộc sống
Từ những gợi ý trên bạn bổ sung thêm ý của mình là có thể hình thành một đoạn văn theo yêu cầu đề bài
Em tham khảo:
Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau, tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu. Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.
Bạn có thể đăng lại và chia nhỏ câu hỏi ra được không ạ?
Đoạn văn thì bạn đăng tiếp nha:")
Câu 1:
Xác định PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả bài viết, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng/
Vì khi lười biếng, khi đó ta không thể tạo ra cơ hội phát triển bản thân hay nắm bắt được cơ hội. Sống vô nghĩa, không có ý chí nghị lực, không có ước mơ, dễ bị xã hội đào thải và sống có giúp ích được gì cho chính mình, cho người sinh ra mình, cho cuộc đời.
Câu 3:
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn
"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."
Chủ ngữ 1: tôi
Vị ngữ 1: là lý thuyết bên bờ vực
Chủ ngữ 2: kẻ địch cạnh tranh với mình
Vị ngữ 2: không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.
+ Câu văn trên là kiểu câu trần thuật xét theo mục đích nói, là câu ghép xét theo cấu tạo.
Câu 4:
Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên:
+ Thành phần biệt lập: chắc chắn.
+ Phép liên kết: phép lặp "tôi"
Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."
Vì trong hoàn cảnh khó khăn thì buộc con người ta phải nghĩ được cách, làm được việc giúp chính bản thân mình "sinh tồn" hay thích nghi được hoàn cảnh buộc sống. Từ đó bản thân mỗi người sẽ sống có lý tưởng, tức là sống có mục tiêu cố gắng phấn đấu vượt lên chính mình và vượt qua khó khăn.
Câu 6:
Đọc đoạn trích, em rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Sống là không lười biếng, phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng tiếng lên phía trước; gặp khó khăn không nản lòng mà phải biết thích nghi và biến đó thành cơ hội để chạm đến thành công cho bản thân trong tương lai.
Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc(1). Trước hết, đó là sự suy nghĩ nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ cùa nhân dân ta về một nghề đáng được coi trọng và một con người đáng được tôn vinh(2). Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc văn hiến và tôn vinh người thầy là bằng chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học(3). Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực(4). bồi dưỡng nhân lưc; bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp(5). Xưa, ông cha ta đã nói "hiền tài là nguyên khí quốc gia"; nay, ta lại khẳng định "giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu" - những điều đó không thể không liên quan đến truyền thông tôn sư trọng đạo của dân tộc ta(6). Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là như thế(7). Nó là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh(8).
"Tôn sư trọng đạo" là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống ,trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy .Tôn sư trọng đạo là quý trọng thầy và đồng thời phải biết chăm lo học hành, giữ cái đạo của thầy dạy, mở mang cái đạo của thầy, làm cho thầy vẻ vang. "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Vai trò người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người.Nghề dạy học gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Nhân dân ta rất coi trọng việc học hành. Thầy giáo được cả xã hội quý trọng và đặt vào vị trí cao nhất . Ngày nay, truyền thống đó được bổ sung và phát huy: Đảng và nhà nước ta có những chính sách tích cực để khuyến khích giáo dục và dần được xã hội hoá. Người thầy vẫn được đề cao và coi trọng với tư cách là người chở đò cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta. Nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...Trước thực trạng đó, quan niệm tôn sư trọng đạo cần được phát huy và bổ sung ý nghĩa: phải trả quan hệ thầy trò về đúng nghĩa của nó, phải coi trọng việc học thực chất, tránh bệnh thành tích và quay cóp trong thi cử…Phải ý thức được tính chân lí của truyền thống tôn sư trọng đạo để giữ gìn và phát huy. Đồng thời, phải rèn luyện để nâng cao tính tích cực chủ động trong việc học tập. Truyền thống quý báu trên cần được quan tâm đặc biệt và để đạt được điều đó thì mỗi người cần chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, luôn sống trọn nghĩa đúng như câu: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”.