K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2016
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu 2. Kĩ năng: Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý tiếng ViệtII. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Bảng phụ chứa đáp án bài tập 1 - Bảng phụ chứa nội dung bài tập 2 - Tranh ảnh minh họa nhân vật lịch sử ( Phù Đổng Thiên Vương, Triệu Thị Trinh) - Bút xạ 2. Học sinh - Sách giáo khoa - Vở bài tập Tiếng ViệtIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời gian Hoạt động của giáo viên Dự kiến hoạt động của học sinh 1p 3p 30p 1p 1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu thành phần dự giờ - Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS đứng tại chỗ: “Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta có thể dùng những từ ngữ nào để thay thế?” ? Việc thay thế những từ ngữ như vậy có tác dụng gì? - Nhận xét, ghi điểm 3. Dạy bài mới 3.1. Giới thiệu bài Các em đã được học cách liên kết câu trong bài bằng thay thế từ ngữ. Tiết luyện tập ngày hôm nay sẽ giúp các em phát hiện được những từ thay thế trong đoạn văn và biết lựa chọn từ ngữ để - Hát - 1 HS trả lời: “Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước” - Trả lời: “Để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh bị lặp nhiều lần” - Lắng nghe
 
17 tháng 3 2016

nguyễn thắng tùng bị hâm à, hỏi viết văn chứ ai hỏi giáo án đâu

nếugiáoán
thìtôicũngbiếtsẵn
saocũngrấtcảm
ơnbạnlầnsau
đọcđềnha

 

Bác Hồ là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, em bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuôi, lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế, Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hồ về Bác.

10 tháng 3 2017

(1) Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương tói thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả inọi người thời xưa.

(2) Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng.

(3) Tuy thế Người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm, rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

-Tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế:Tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.

17 tháng 7 2021

Tham khảo từ link nhé:

 https://hoidap247.com/cau-hoi/817002

8 tháng 11 2018

Cứ mỗi mùa hè đến, Chúng tôi - những người giáo viên trẻ lại xung phong lên trên vùng núi Hà Giang để dậy học, thay cho các giao viên trên này để về quê thăm gia đình. Bản Tờ O nằm trên một cao nguyên đá dốc dếch, cả bản chỉ có mấy chục hộ. Ngôi trường nằm ở ngay đầu con đường vào bản. Nhìn tưởng như một ngôi nhà cấp 4, có tuổi đời khoảng 50 năm ở dưới xuôi vậy. Bên trong, trang thiết bị còn thô sơ hơn cả vẻ ngoài của nó. Bàn ghế không còn cái nào lành lặn, bảng thì đã tróc hết từng lớp sơn, phải dùng những lõi thỏi pin quét lên, viết không ăn phấn. Mái nhà thì chả khác nào bầu trời, thủng lỗ chỗ. Điều kiện khó khăn là thế, mà những người giáo viên ở trên đây vẫn cố gắng dậy học, họ vẫn đi vận động từng nhà một cho con em đi học, không lúc nào họ ca thán nửa lời.Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu vì một vùng cao có chư. Nghĩ đến đây tôi lại thấy thật đáng khâm phục họ. Là người giáo viên, tôi hứa mình phải thật cố gắng hơn nữa, để có thể san sẻ bớt phần nào những khó khăn của người giáo viên vùng cao.

7 tháng 11 2018

Chuyển từ Tiểu học sang Trung học cơ sở quả là một thử thách lớn đối với nhiều học sinh lớp 6 trong đó có cả tôi: thầy cô mới, bạn mới, chương trình học mới, phương pháp học mới,… Tôi đã gặp biết bao khó khăn và rắc rối. Nhưng tôi may mắn vì có những người bạn tốt, các bạn đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình để tôi thích nghi với môi trường mới. Quỳnh Anh là một người bạn tốt như thế của tôi. Quỳnh Anh có thân hình cân đối, có vầng trán cao và rộng. Quỳnh Anh học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Toán và môn Ngữ Văn. Các thầy cô đều rất quý Quỳnh Anh. Dù học giỏi nhất lớp nhưng Quỳnh Anh không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo mà bạn luôn chan hoà, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Vì thế, trong lớp ai cũng quý mến bạn. Trái ngược hẳn với Quỳnh Anh, tôi là một học sinh học yếu lại rất hậu đậu. Hôm nào đi học, tôi cũng quên không sách thì vở, bài tập chẳng bao giờ làm được đầy đủ. Cả lớp thường gọi tôi là Nô-bi-ta một cách đầy chế giễu. Các bạn trong lớp chẳng ai thích chơi với tôi cả. Chỉ có Quỳnh Anh là thường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài. Nhưng vì mặc cảm, tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Quỳnh Anh. Chỉ từ khi cô phân công Quỳnh Anh kèm cặp tôi trong học tập thì tôi có trốn cũng không được. Sáng nào đến lớp, bạn ấy cũng kiểm tra bài học và bài làm của tôi. Nếu tôi không làm hoặc không học bài đầy đủ thì bạn ấy sẽ báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Và đương nhiên, cô sẽ gọi điện về báo cho bố mẹ và tôi sẽ bị ăn đòn. Những buổi chiều không phải đi học, Quỳnh Anh lại dến nhà tôi để giảng bài cho tôi. Những phần tôi không hiểu, bạn đều kiên nhẫn giảng đi giảng lại cho đến khi tôi hiểu mới thôi. Dù phải giảng nhiều lần nhưng không bao giờ Quỳnh Anh cáu gắt, quát mắng tôi. Nhờ sự giúp đỡ của bạn ấy, điểm số của tôi dần dần nhích lên. Tôi không còn sợ mỗi khi bị thầy cô giáo gọi đến tên. Các bạn ở trong lớp cũng không còn xì xào, chế giễu mỗi khi tôi lên bảng. Thỉnh thoảng, tôi còn được thầy cô khen trong học tập. Từ việc khó chịu với sự quản lí của Quỳnh Anh, tôi càng ngày càng hiểu và cảm mến bạn. Khi việc học tập của tôi có tiến bộ, thầy giáo lại tiếp tục phân công bạn ấy giúp đỡ một số bạn khác trong lớp. Với ai, Quỳnh Anh cũng nhiệt tình hết sức và nhờ đó, sức học của các bạn tiến bộ trông thấy. Cả lớp tôi ai cũng phục bạn, mọi người hăng hái học tập, thi đua lẫn nhau. Phong trào học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Quỳnh  thực sự là một tấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Lan đã giúp đỡ tôi.

NG
3 tháng 12 2023

Đoạn a:

      Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em nếu em không bán được diêm hay không xin được ít tiền bố thí nào. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Sáng hôm sau, người ta thấy bên đường có một cô bé chết cóng nhưng trên môi vẫn nở nụ cười. Cô bé bán diêm đã chết khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

Đoạn b:

       Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình anh em cũng như sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Ban đầu người anh đã luôn nghi ngờ và không tin tưởng người em, luôn cho rằng những việc làm của em mình là sai. Nhưng sau khi biết bức tranh mà người em gái đã vẽ về mình thì mọi suy nghĩ, định kiến về em ban đầu mất hết. Kể từ khi đó, trong lòng người anh chỉ còn lại sự xúc động, nỗi ân hận, giằn vặt bản thân. Từ đây, người anh sẽ yêu và hiểu em mình hơn, tình cảm anh em họ sẽ trở nên gắn kết nhiều hơn nữa.

Chú thích:

Trạng ngữ là phần được in đậm.

15 tháng 4 2022

Tác phẩm ''Cô bé bán diêm'' là một trong những tác phẩm truyện ngắn hẳn đã để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, những bài học về giá trị cuộc sống. Cô bé trong câu truyện trên là hình ảnh đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Giữa mùa đông rét giá một cô bé đáng thương lang thang giữa chốn phồn hoa đô thị. Những tòa nhà cao chọc trời, những món ăn ngon mắt đến lạ thường như khắc họa lên sự giàu có, nguy nga giữa thành phố đó. Thế nhưng vẫn có một cô bé nghèo khô đang lang thang trong sự đói rét. Sự thờ ơ vô cảm của những con người kia đã gián tiếp gây ra cái chết đáng thương tâm của cô bé đáng thương, tội nghiệp kia. Câu truyện trên phản ánh tính thờ ơ, vô cảm giữa người với người. Qua đó cho thấy cuộc sống này còn quá nhiều mãnh đời bất hạnh. Họ cần lắm một lời động viên, sẽ chia, an ui. Những điều đơn giản đó cũng đủ để sưởi ấm những tâm hồn bất hạnh rồi.

10 tháng 7 2020
Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một trong số đó. Đây chính là người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân. Bằng nghị lực phi thường và ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh đã giúp thầy để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, cậu nhóc cũng thèm lắm. Thấy con ham học, năm lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến cậu bé nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, cậu đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, cậu không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…
10 tháng 7 2020

Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Người mẹ thứ hai của em ở trường là cô Dung. là người đã dạy em từng con chữ, dạy em cái hay của văn chương, sự kì diệu của những con số. Cô cũng là người dạy em biết cách ứng xử, biết sống đúng mực. Mỗi điều đáng quý ấy em đều khắc sâu trong lòng. Chúng là hành trang để em có thể phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Sau này dẫu có đi đâu bao xa em vẫn sẽ luôn nhớ về cô, người phụ nữ dịu dàng đã dạy chúng em biết bao điều quý giá trong cuộc sống.