Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình đã phụ lòng tin của bố mẹ. Mình là một đứa con hư . Mình rất ân hận và nghĩ lại rằng .Tại sao mình lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng đắn của mẹ cha? Tại sao mình không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong mình ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở mình rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, mình có nghe nhưng mình đã không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy.Giờ đây, mình ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được. Bố cũng đã từng dạy mình thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thi sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sông của bản thân. Vậy mà mình đã để thời gian trôi qua vô ích!
Tôi đã phụ lòng tin của cha mẹ, tôi để họ lúc đặt hết niềm tin vào mình lúc thì để họ thất vọng về tôi quá nhiều như vậy cũng chả khác gì cầm dao đâm cha mẹ tôi. Tôi hận chính bản thân tôi, đôi khi tự hỏi phải làm gì để có thể thay đổi được con người mình và làm để mọi thứ trong cuộc sống này nhẹ nhàng hơn. Tôi thấy mình hỏi những câu quá ngu, cha mẹ có coi tôi là con họ không? hay là Mình ghét cha mẹ đúng hay sai nhỉ? chắc đúng hỏi toàn những câu ngu...Chả bao giờ tôi nhận ra được những điều tốt đẹp trong thế giới này nhất là tình cảm cha mẹ dành cho bản thân tôi..Trong học tập tôi luôn lúc hứa rồi chả bao giờ thực hiện toàn là những câu nói chả có thật.. Tội nhận ra người đêm tôi tới thế giới này là cha mẹ chứ không phải ai khác...Họ dạy tôi từng li từng tí cho tôi biết về cuộc sống này cho tôi biết về ý nghĩa của nó...Cha mẹ dạy con thời gian trôi qua là sẽ không lấy lại được đâu con , vì vậy hãy biết trận trọng nó nhé nếu con không biết trân trọng nó ngay từ bây giờ thì con sẽ chẳng bao giờ lớn lên được đâu thậm chí nó còn làm con hối hận về những gì mình đã mất. Vậy ra chúa tạo ra người mẹ người cha là để sinh ra con để nuôi con chứ không phải để đó. Cha mẹ tôi hết lòng vì tôi họ nói tôi hãy tin tưởng vào những gì mà con đã và đang làm hãy làm chủ nó đừng để ai lấy nó đi. Một khi còn làm chủ được bản thân và những gì con đang làm thì cha mẹ tin con sẽ thành công rất lớn và điều đó sẽ làm con tự tin và kiêu hãnh với mọi người xung quanh. Cha mẹ ơi, con hư lắm đúng không ? cha mẹ hết lòng vì con còn con thì chỉ biết để ngoài tai những gì cha mẹ dạy bảo.
Bạn tham khảo nha:
Mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình. Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng mà thầm lặng và vị tha. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta càng thấy yêu mẹ hơn vì tình yêu thương vô bờ bến của người dành cho ta. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, cố gắng thành người để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục lớn lao của cha mẹ đối với mình.
Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bố rất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bốvậy!”. Từ đau lòng, người bốchuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bốdường như là không thể kìm nén được khi bốnhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bốphải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.
Để cho conthấy được lỗi lầm của mình, người bốđã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điềunày, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêura những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích, Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.
Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu đượcnhững giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bốđặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.
Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bốkhông hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rất yêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.
Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bốmà trái lại, càng yêu thương bố hơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình chá con và tình cảm gia đình.
BẠN HỌC TỐT !!!
Qua bức thư ta thấy ông bố rất yêu thw con ,cậu con trai bé nhỏ của mình.Tuy yêu thw con hết mực,nhưng bố rất nhiêm khắc,kiên quyết.Cuối bức thư thái độ của bố càng quyết liệt hơn.Yêu và ghét,còn và mất đc bố nên lên 1 cách kiên quyết.Qua bức thư 1 lần nữa ta lại nhận ra ng bố nghiêm khắc trong việc giáo dục đạo đức cho con..Bố dạy con cách ăn nói pảo lễ phép,pải bt kính trọng và ghi nhớ công ơn to lướn của bố mẹ và pải bt thành khẩn sửa chữa lỗi lầm.Bức thư viết cách cho cta trên 1 thế kỉ của 1 ông bố gửi cho con trong 1 gđ nước Ý nhưng cta vẫn cảm thấy gần gũi thân thiết xúc động.Bài học về lòng bt ơn và kính trọng bố mẹ đc đặt ra 1 cách nghiêm túc.Con cái kg nên kg đc almf cho bố mẹ đau lòng dù chỉ 1 lần 1 lời nói vô lễ.Vô lễ là bất hiếu.Bất hiếu,bất trunglà tội lớn xưa này đều quan niệm như thế
THAM KHẢO NHA
M.1:
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.
M.2:
Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã khắc họa được tình cảnh bất hạnh của nhân dân từ hai hình ảnh đối lập. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan “phụ mẫu” ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi. Nếu viên quan phụ mẫu vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự. Để rồi sức người nhỏ bé làm sao địch nổi sức trời, cuối cùng con đê cũng vỡ khiến cho nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Mà quan thì lại sung sướng vì vừa ù được ván bài. Thật xót xa thay cho số phận của nhân dân khi gặp phải một “kẻ lòng lang dạ thú”, chẳng những không ra sức giúp đỡ nhân dân, mà còn vui vẻ hưởng lạc. Qua truyện ngắn này, người đọc đã hiểu rõ được tình cảnh của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.
M.3:
Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân thực tình cảnh của người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn là người dân đang cùng nhau gắng sức hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le. Trước tình thế thảm hại của người dân, bậc quan phụ mẫu lại ung dung ngồi đánh bài trong tình. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình càng làm rõ sự khổ cực đó. Trong khi nhân dân ra sức chống chọi lại với thiên tai, kẻ làm “cha mẹ” của dân lại chỉ biết ngồi đánh bài thật sung sướng. Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảnh khổ cực của nhân dân không chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.
Tham Khảo:
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.
Để mà nói về ông bố ngầu ngầu này thì đây nhé ~ (Tham khảo)
Qua bức thư của bố En-ri-cô , cho thấy người mẹ trong bài là một có thể bỏ cả mạng sống của mình để con mình được sống hạnh phúc, có cuộc sống bình an trên cõi đời này. Chỉ cần con còn sống mẹ có làm sao đi nữa thì mẹ vẫn an lòng vì con của mẹ đang được sống và được dạy dỗ từng li từng tí. Mẹ thức mấy đêm chăm sóc, coi chừng từng hơi thở của con để giữ con bên cạnh của mẹ đó quả là hình ảnh đẹp của người mẹ dành cho người con yêu quý của mình. Mẹ đã làm tất cả vì con vậy nên những gì mẹ làm thì bản thân mẹ sẽ không bao giờ hối hận.
Sự vô lễ của En-ri-cô với mẹ trước mặt cô giáo làm người bố rất đau lòng, ông cảm thấy như một nhát dao đâm vào tim: “En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!”. Từ đau lòng, người bố chuyển sang tức giận người con vô lễ, sự tức giận của bố dường như là không thể kìm nén được khi bố nhớ lại những gì mẹ đã làm cho con khi con còn nhỏ: “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. Điều này trở thành lí do người bố phải phê phán nghiêm khắc con bằng một bức thư chứa chan tình cảm.
Để cho con thấy được lỗi lầm của mình, người bố đã chỉ cho En-ri-cô thấy được tình yêu thương vô bờ bến và sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với En-ri-cô: “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!”, và “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”. Nêu ra những việc làm nhỏ nhất đến những sự hi sinh cao cả, người bố đã cho thấy được giá trị của người mẹ đối với đời sống của người con: “Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Không chỉ hôm nay và mai sau vẫn thế: “Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che”. Nêu ra những điều này, người bố mong muốn En-ri-cô thấy được giá trị của người mẹ trong cuộc sống, những điều đó là tài sản vô giá mà nếu đánh mất đi, con sẽ không bao giờ tìm lại dược. Những gì hôm nay con làm mẹ buồn thì mai sau khi nhớ lại con “sẽ không thể sống thanh thản”. Khi đó “Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.
Những lời nói của bố không phải để ghét bỏ con, đe dọa con mà thể hiện một tình thương yêu thật sự đối với con, muốn làm cho con hiểu được những giá trị đích thực của cuộc sống. Một lời yêu cầu mà bố đặt ra với con thật đẹp, thật ý nghĩa, giúp thắt chặt tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình: “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con”.
Lời nói của người bố thật giản dị và thắm thiết, thể hiện tình, thương con của ông. Bố thương con nhưng bố không hề chiều con mà trái lại bố rất nghiêm khắc, một sự nghiêm khắc tích cực. Lời phê phán của bố vừa có lí, vừa có tình, vừa thể hiện tình yêu thương chân thành và trọn đạo lí: “Bố rất yêu con, En ri-cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”.
Những lời nghiêm khắc nhưng chân thành của người bố đã giúp En-ri-cô nhanh chóng nhận ra lỗi lầm của mình đối với mẹ. En-ri-cô không những không giận bố mà trái lại, càng yêu thương bố hơn và nhận ra được những giá trị đích thực của tình mẹ con, tình cha con và tình cảm gia đình.
mik cungc từng tham khảo bài này rồi
nó rất hay chúc bạn học tốt
nhớ kích đúng cho mik nha