Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Nhiệt độ thấp nhất tháng của ba trạm: trạm Hà Nội, Huế (tháng 1); trạm Tp. Hồ Chí Minh (tháng 12).
– Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm: trạm Hà Nội (tháng 1), trạm Huế (tháng 3), trạm TP. Hồ Chí Minh (tháng 2).
– Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông: mùa gió đông bắc tạo nên mùa đông lạnh mưa phùn ở miền Bắc. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng ẩm, ổn định suốt mùa. Riêng duyên hải Trung Bộ có mùa mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
a) Tính cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân thương mại của một số quốc gia Đông Á năm 2001
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc năm 2001
c) Nhận xét
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản là cao nhất, tiếp đến là Trung Quốc, Hàn Quốc.
- Cán cân thương mại của các quốc gia trên đều dương. Trong đó, Nhật Bản có cán cân thương mại cao nhất và thấp nhất là Hàn Quốc (dẫn chứng).
Giai đoạn 1985 - 2004:
- Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc đều tăng liên tục và chiếm vị trí thứ nhất (than, thép, xi măng, phân đạm), thứ nhì (điện) thế giới.
- Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc không đều nhau:
+ Xi măng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (tăng gấp 6,6 lần), tiếp đến là thép (tăng gấp 5,8 lần), điện (tăng gấp 5,6 lần), phân dạm (tăng gấp 2,2 lần).
+ Than có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (tăng gấp 1,7 lần).
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000
- Nhận xét:
+ Từ năm 1990 đến năm 2000, tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước cuả Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
+ Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vẫn còn cao.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) của Cô-oét, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào năm 2001
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.
- Cô-oét có GDP/người cao nhất (19040 USD), tiếp đến là Hàn Quốc (8861 USD), Trung Quốc (911 USD) và sau đó là Lào (317 USD).
- GDP/người của Cô-oét gấp 2,15 lần GDP/người của Hàn Quốc, gấp 20,9 lần GDP/người của Trung Quốc và gấp hơn 60 lần GDP/người của Lào. Hàn Quốc có GDP/người gấp 9,73 lần GDP/người của Trung Quốc, gấp gần 28 lần GDP/người của Lào. Trung Quốc có GDP/người gấp 2,87 lần GDP của Lào.
* Giải thích
- Cô-oét do có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành nước giàu nên có GDP/người cao.
- Hàn Quốc là nước công nghiệp mới, có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh nên có GDP/người đạt ở mức trung bình trên.
- Trung Quốc là nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh; tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên có GDP/người ở mức trung bình dưới.
- Lào là nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên GDP/người đạt ở mức thấp.
- Nông nghiệp:
+ Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như: khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.
+ Cây công nghiệp là cao su, cà phê, mía,... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn.
- Công nghiệp:
+ Luyện kim: có ở Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, thường ở các trung tâm công nghiệp gần biển, do có nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu.
+ Chế tạo máy: có ở hầu hết các quốc gia và chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp gần biển do thuận tiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như xuất sản phẩm đã được chế biến.
+ Công nghiệp hóa chất: phân bố chủ yếu ở In-đômê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru- nây, Thái Lan và Việt Nam.
+ Công nghiệp thực phẩm: có mặt ở hầu hết các quốc gia.