Cho bảng số liệu sau:

Xuất, nhậ...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2019

a) Tính cán cân xuất nhập khẩu

Cán cân thương mại của một số quốc gia Đông Á năm 2001

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân thương mại của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc năm 2001

 c) Nhận xét

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản là cao nhất, tiếp đến là Trung Quốc, Hàn Quốc.

- Cán cân thương mại của các quc gia trên đều dương. Trong đó, Nhật Bản có cán cân thương mại cao nhất và thấp nhất là Hàn Quốc (dẫn chứng).

15 tháng 5 2017

a) Tính cán cân thương mại

Cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004

- Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004

 c) Nhận xét

* Tình hình xuất nhập khẩu

Giai đoạn 1990 - 2004:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đều tăng, nhưng không ổn định.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 523 tỉ USD (năm 1990) lên 1020,2 tỉ USD (năm 2004), tăng 497,2 tỉ USD (tăng gấp 1,95 lần).

+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 287,6 tỉ USD (năm 1990) lên 565,7 tỉ USD (năm 2004), tăng 278,1 tỉ USD (tăng gấp 1,97 lần).

+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 235,4 tỉ USD (năm 1990) lên 454,5 tỉ USD (năm 2004), tăng 219,1 tỉ USD (tăng gấp 1,93 lần).

+ Sự không ổn định của tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng, từ năm 2000 đến năm 2001 giảm, từ năm 2001 đến năm 2004 tăng (dẫn chứng).

- Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân thương mại luôn luôn dương.

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn giá trị nhập khẩu.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

* Cơ cấu xuất nhập khấu

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm (dẫn chứng).

- Trong giai đoạn 1990 - 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 0,4%, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng, nhưng chưa có sự ổn định.

+ Từ năm 1990 đến năm 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,9%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

+ Từ năm 1995 đến năm 2001, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm (3,3%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng tương ứng.

+ Từ năm 2001 đến năm 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,8%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

20 tháng 6 2017

a) Cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục từ 610,4 tỉ USD (năm 1990) lên 1601,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 991,3 tỉ USD (tăng gấp 2,63 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 319,3 tỉ USD (năm 1990) lên 833,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 514,4 tỉ USD (tăng gấp 2,61 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 291,1 tỉ USD (năm 1990) lên 768,0 tỉ USD (năm 2010), tăng 476,9 tỉ USD (tăng gấp 2,64 lần).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu.

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.

- Giá trị cán cân xuất nhập khẩu tăng từ 28,2 tỉ USD (năm 1990) lên 65,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 37,5 tỉ USD (tăng gấp 2,33 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

1 tháng 10 2017

Nhận xét : Từ năm 1800 đến năm 2005, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.

27 tháng 2 2019

a) Cán cân xuất nhập khẩu của Ấn Độ qua các năm

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của Ấn Độ giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 – 2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Ấn Độ tăng liên tục từ 49,7 tỷ USD (năm 1990) lên 825,4 tỷ USD (năm 2010), tăng 775,7 tỷ USD (tăng gấp 16,607 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 22,6 tỷ USD (năm 1990) lên 375,4 tỷ USD (năm 2010), tăng 352,8 tỷ USD (tăng gấp 16,611 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 27,1 tỷ USD (năm 1990) lên 450,0 tỷ | USD (năm 2010), tăng 422,9 tỷ USD (tăng gấp 16,605 lần).

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị nhập khẩu.

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn âm với giá trị âm ngày càng lớn trong giai đoạn 2000 – 2010 (dẫn chứng).

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

23 tháng 6 2018

a) Cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thế hiện giá trị xuât khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990-2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng liên tục từ 5,2 tỉ USD (năm 1990) lên 174,5 tí USD (năm 2010), tăng 169,3 tỉ USD (tăng gấp 33,56 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 2,4 tỉ USD (năm 1990) lên 79,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 77,3 tỉ USD (tăng gấp 33,21 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 2,8 tỉ USD (năm 1990) lên 94,8 tỉ USD (năm 2010), tăng 92,0 tỉ USD (tăng gấp 33,86 lần).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn âm với giá trị âm ngày càng tăng (dẫn chứng).

Câu 17:  Dựa vào bảng số liệu sau: GDP/ người một số nước châu Á năm 2017Quốc giaNhật BảnCô - oétHàn QuốcTrung QuốcThái LanLàoViệt NamGDP/người( USD)38.42829.040297438827659424572389Biểu đồ thích hợp thể hiện thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) các nước châu Á?A. Cột.                                                                       C....
Đọc tiếp

Câu 17:  Dựa vào bảng số liệu sau:

GDP/ người một số nước châu Á năm 2017

Quốc gia

Nhật Bản

Cô - oét

Hàn Quốc

Trung Quốc

Thái Lan

Lào

Việt Nam

GDP/người

( USD)

38.428

29.040

29743

8827

6594

2457

2389

Biểu đồ thích hợp thể hiện thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) các nước châu Á?

A. Cột.                                                                       C. Miền.

B. Tròn.                                                                      D.Đường

 

Câu 18: Dựa vào bảng số liệu sau:

 

Khu vực

Đông Á

Nam Á

Đông Nam Á

Trung Á

Tây Nam Á

Diện tích (nghìn/km2)

11762

4489

4495

4402

7016

Dân số năm 2017

(triệu người)

1625

1885

644

71

269

 

Tính mật độ dân số của khu vực Đông Á và Nam Á năm 2017 lần lượt là?

A. 135 người/km2 và 417 người/km2

B. 136 người/km2 và 418 người/km2

C. 137 người/km2 và 419 người/km2

D. 138 người/km2 và 420 người/km2

Câu 19: Quốc gia Đông Á có dân số đông nhất thế giới là

A. Nhật Bản.                                                                 B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ.                                                                      D. Liên Bang Nga.

Câu 20: Nhân tố quan trọng nhất giúp Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc thứ 2 thế giới?

A. Con người.

B. Khoa học – công nghệ.

C. Tài nguyên thiên nhiên.

D. Điều kiện tự nhiên.

Câu 21: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

A. Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.

C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 22: Các quốc gia thuộc Đông Á là

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.

B. Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên.

C. Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

D. Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ.

Câu 23: Đông Á tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.                                                B. Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương.                                             D. Bắc Băng Dương.

Câu 24: Các hệ thống sông lớn ở Đông Á gồm

A. sông A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.

B. sông Ô-bi, Lê-na, A-mua.

C. sông Mê Công, Hoàng Hà, Trường Giang.

D. sông Nin, sông Ấn, sông Hằng.

Câu 25: Quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai động đất, núi lửa ở khu vực Đông Á là

A. Triều Tiên.        B. Trung Quốc.          C. Hàn Quốc.              D. Nhật Bản.

Câu 26: Mang lại lượng mưa lớn cho phần đất liền của Đông Á là

A. gió mùa tây bắc.

B. gió mùa đông nam.

C. gió tây bắc.

D. gió mùa tây nam.

Câu 27: Cảnh quan chủ yếu ở phía tây phần đất liền Đông Á là

A. rừng nhiệt đới ẩm.

B. đồng cỏ cao và xavan cây bụi.

C. thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

D. cảnh quan núi cao.

Câu 28: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua một số năm

(Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

2014

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

54,5

Nhập khẩu

60,7

46,5

48,6

45,5

 

Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 – 2014?

A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục.

B. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục.

C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.

D. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.

Câu 29: Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc là gì?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

B. Nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện.

C. Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh.

D. Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Câu 30: Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của Trung Quốc là

A. giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân.

B. trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

C. sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

D. có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới.

Câu 31: Các quốc gia nào dưới đây thuộc nhóm các nước công nghiệp mới ở châu Á?

A. Trung Quốc, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a.

B. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.

C. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

D. Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.

Câu 32: Các tôn giáo chính ở Nam Á là

A. Hồi giáo và Phật giáo.

B. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

D. Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

Câu 33: Nam Á không tiếp giáp với khu vực nào của châu Á?

A. Bắc Á.                                                                            B. Trung Á.

C. Đông Nam Á.                                                                 D. Đông Á.

Câu 34: Cảnh quan chủ yếu ở phía tây phần đất liền Đông Á là

A. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. đồng cỏ cao và xavan cây bụi.

C. thảo nguyên khô, hoang mạc.

D. cảnh quan núi cao và xavan.

Câu 35: Các quốc gia/ vùng lãnh thổ thuộc phần đất liền của Đông Á là

A. Trung Quốc, Đài Loan.

B. Trung Quốc, Triều Tiên.

C. Nhật Bản, Hải Nam.

D. Nhật Bản, Triều Tiên.

Câu 36: Các quốc gia thuộc Đông Á là

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.

B. Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên.

C. Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

D. Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ.

Câu 37: Phía tây Trung Quốc có dạng địa hình chủ yếu nào dưới đây?

A. Các đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.

B. Hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và bồn địa lớn.

C. Vùng đồi, núi thấp và đồng bằng rộng lớn.

D. Dải đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển phía Đông.

0
23 tháng 11 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc năm 1990 và năm 2010

+ Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 1035 , 0 150 , 3 = 2 , 6   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc năm 1990 và năm 2010 (%)

b) Nhận xét

- Năm 1990, giá trị nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao hơn giá trị xuất khẩu (51,0% so với 49,0%). Năm 2010, giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao hơn (51,3% so với 48,7%).

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hàn Quốc có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng từ 49,0% (năm 1990) lên 51,3% (năm 2010), tăng 2,3%.

+ Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm từ 51,0% (năm 1990) xuống còn 48,7% (năm 2010), giảm tương ứng 2,3%.

6.Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:

- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.

- Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.

Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển.

7. mik chx nghĩ

6.

* Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:

- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.

- Các khu vực: miền núi và đảo dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.

* Nguyên nhân:

- Vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện sống thuận lợi: khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng, các hoạt động sản xuất sinh hoạt diễn ra thuận lợi, dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Vùng còn lại chủ yếu là khu vực địa hình miền núi, khó khăn cho giao thông, kinh tế chậm phát triển nên dân cư thưa thớt hơn.


7.