K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2016

               Cuộc kháng chiến trong quá khứ qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã trở về cuộc sống hằng ngày. Sự bận rộn hôm nay đã khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm trong chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm Ánh trăng cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp: không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ.

                        Hồi nhỏ sống với đồng

                        Với sông rồi với bể

                        Hồi chiến tranh ở rừng

                        Vầng trăng thành tri kỉ.

          Hình ảnh những đồng, sông, bể, rừng nguyên sơ, thuần hậu trong khở thơ đầu này là nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tuổi thơ và năm tháng chiến tranh, cả một quãng đường dài sống trong tình yêu thương, gắn bó với thiên nhiên, với những miền quê ấy, vầng trăng thành tri kỉ. Trăng như mái nhà, như người bạn thân thiết của tâm hồn. Ở đó tâm hồn tình cảm của con người cũng đơn sơ thuần phát như chính thiên nhiên. Trăng và người đã tạo nên mối giao tiếp, giao hòa thủy chung tưởng như không bao giờ có thể quên được.

                      Từ hồi về thành phố

                      Quen ánh điện cửa gương

                      Vầng trăng đi qua ngõ

                      Như người dưng qua đường.

           Khi chiến tranh kết thúc, người lính trở về bị hấp dẫn bởi đô thị với ánh điện, cửa gương, những ánh sáng nhân tạo đã làm họ quên đi ánh sáng tự nhiên hiền dịu của ánh trắng. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người thờ ơ, vô tình với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến hào mà trăng là biểu tượng.

                          Vầng trăng đi qua ngõ

                          Như người dưng qua đường.

          Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trằng tình nghĩa trở thành “người dưng qua đường”, Nguyễn Duy đã diễn tả được cái thay đổi của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng cùng thời gian “xa mặt cách lòng” đến phũ phàng. So sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.

         Cũng như dòng sông có khúc phẳng lặng,êm đềm, cũng có khúc ghềnh thác dữ dội. Cuộc đời vốn cũng nhiều biến động. Ghi lại một tình huống, cuộc sống nơi thị thành của những con người từ rừng về thành phố, Nguyễn Duy đặt con người vào bối cảnh.

                         Thình lình đèn điện tắt

                         Phòng buynh đinh tối om

                         Vội bật tung cửa sổ

                        Đột ngột vầng trăng tròn.

           Khi ánh trăng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao trùm hết không gian thì vầng trăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trước ánh trăng thân thương của tuổi thơ trên những nẻo đường ta sống và trong cuộc chiến gian khổ ác liệt. Cuộc sống hiện đại làm cho lòng người thay đổi... Trước người bạn vô tình ấy, trăng chẳng nói, chẳng trách khiến người lính cảm thấy có cái gì rưng rưng. Ánh trăng soi chiếu khiến người ta nhận ra độ lệch của nhân cách mình.

                          Trăng cứ tròn vành vạch

                          Kể chi người vô tình

                          Ánh trăng im phăng phắc

                           Đủ cho ta giật mình.

             Ánh trăng trước sau vẫn vậy mộc mạc, giản dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn đầy một cách trong sáng, vô tư, mặc cho thời gian trôi, mặc cho bạn bầu xưa ai đó quay lưng dù trong quá khứ vốn là tri kỉ. Nhưng trăng cũng khơi gợi niềm xúc động, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong khổ thơ “vô ngôn” thể hiện sự thức tỉnh đáng quý này. Qua bài thơ, Nguyễn Duy đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của lương tri. Dường như cuộc sống mới đầy đủ hơn khiến cho con người lãng quên ánh trăng. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người không bao giờ ngừng nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải một sớm một chiều.

           Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũng cảm của con người. Người lính năm xưa ấy đã dành trọn quá khứ soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả tốt đẹp.

           Ánh trăng là bài thơ không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.

 

 

19 tháng 8 2019

Bố cục chia làm 2 phần:

   + Phần 1 (từ đầu tới Làm nên Đất Nước muôn đời): Đất nước được cảm nhận trên mọi phương diện văn hóa, phong tục, truyền thống địa lý, lịch sử…

   + Phần 2 (còn lại): Người dân sáng tạo, truyền giữ những giá trị của đất nước

13 tháng 3 2023

- Trình tự triển khai: nêu vấn đề -> đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> khái quát lại vấn đề 

- Bố cục văn bản:

+ Mở bài: từ Điều rất quan trọng đến thanh bạch, tuyệt đẹp.

+ Thân bài: từ Con người của Bác đến thế giới ngày nay.

+ Kết bài: từ Giản dị trong đời sống đến anh hùng cách mạng.

 

27 tháng 1 2016
Nguyễn Duy được người đọc biết đến như một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa nét duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc. Nhiều bài gây hiệu ứng rộng rãi trong công chúng bởi sự lên tiếng vừa khẳng khái, bộc trực vừa trầm tĩnh, sâu sắc của nhà thơ về những vấn đề bức xúc của xã hội Việt Nam đương đại. 

Các tác-phẩm chính, về thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987),… về các thể loại khác: Em – Sóng (kịch thơ,. 1983), Khoảng cách (tiểu thuyết, 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút kí, 1986),… Nhà thơ sáng tác bài Đò Lèn năm 1983, trong một dịp trở về quê hương để sống lại với những kỉ niệm buồn vui thời thơ ấu. Bài thơ là tâm tư, nỗi niềm của tác giả khi nhớ về tuổi thơ hồn nhiên, khờ dại, về nỗi vất vả mưu sinh của bà ngoại để nuôi mình, về sự ân hận muộn màng khi biết thương bà thì bà đã qua đời. Thông qua đó, tác giả muốn nói với mình, với mọi người là hãy sống tử tế đối với những người ruột thịt thân yêu.

 Bài thơ mang cái tên rất bình dị, mộc mạc: Đò Lèn. Đó là tên quê hương tác giả, cũng giống như trăm nghìn cái tên làng xóm quen thuộc khác ô nông thôn Việt Nam như thôn Đông, thôn Đoài, xóm Thượng, xóm Hạ… Nhưng khi tác giả đưa vào thơ thì nó đã trở thành một trời nhớ thương da diết    khôn nguôi về những    năm tháng tuổi nhỏ sống bên bà ngoại kính yêu, xen    lẫn nỗi ân hận, xót xa… Mạch cảm xúc liên kết hiện tại với quá khứ. Đứa cháu bé nhỏ ngày xưa nay đã là người lính, sau bao trận chiến vào sống ra chết và những sóng gió cuộc đời, trong giây phút hồi tưởng, hình ảnh quê hương và kỉ niệm tuổi thơ sống dậy. Bài thơ chia làm ba phần. Phần một là hai khổ đầu: Tuổi thơ hồn nhiên nghịch ngợm. Phần hai là ba khổ tiếp theo: Hình ảnh bà ngoại vất vả, lam lũ trong cuộc sống nghèo khổ. Phần ba là khổ cuối : Tình thương yêu chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với bà ngoại kính yêu và sự day dứt xót xa, ân hận muộn màng. Trong bài thơ, “cái tôi” thuở nhỏ được tác giả tái hiện chân thực và sống động. Tác giả không giấu giếm mà thật thà kể rằng thời thơ ấu mình cũng nghịch ngợm, dại khờ giống như bao đứa trẻ khác ở vùng quê nghèo. Đó là thái độ thẳng thắn, tôn trọng sự thật, không thi vị hóa quá khứ của mình. Chính vì thế, tác giả đã đem lại cho người đọc cảm tình pha chút ngạc nhiên, thú vị. Thời thơ bé hiện lên rõ ràng như một cuốn phim quay chậm trong kí ức nhà thơ: Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá 
níu váy bà đi chợ Bình Lâm 
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật 
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Tác giả không đơn thuần kể về tuổi thơ mà gửi gắm vào đó sự ăn năn hối hận về những suy nghĩ và hành động nông nổi của mình khi sống với bà ngoại. Vì thế, kí ức tuổi thơ hiện lên trong tâm tưởng thật sống động, rưng rưng cảm xúc, vừa rất riêng vừa gần gũi với mọi người. Trong cảm nhận hồn nhiên, ngây thơ của cậu bé, hình ảnh làng quê thật yên bình, tươi đẹp với bao thú vui con trẻ : câu cá, bắt chim, hái trộm hoa quả, đi xem lễ ở đền, ở chùa, theo bà ra chợ… Cậu bé nông thôn hiếu động, nghịch ngợm : câu cá ở cống Na, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, thậm chí đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần. Có người sẽ cho rằng đó là những trò quậy phá quá đáng, xem thường tiên, Phật, nhưng thật ra, những chuyện ấy cũng bình thường. Ở nông thôn, không nơi nào linh thiêng bằng như đình chùa, đền miếu, nhưng cũng chẳng nơi nào yên bình, thân thuộc hơn chốn ấy đối với trẻ thơ. Vì thế, khi nhớ vể thời nhỏ dại, tác giả kể tất chẳng giấu chuyện gì nên giọng kể rất tự nhiên, pha chút hóm hỉnh. Hết kỉ niệm này đến kỉ niệm khác cứ lần lượt hiện lên. Dường như nhà thơ kể để cho vơi nỗi nhớ, để mà hoài niệm, để mà sung sướng về một thời thơ ấu hồn nhiên không thể nào quên: Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị 
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng 
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm 
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Cậu bé lên chơi đền Cây Thị, đi đêm xem lễ đền Sòng với sự tò mò và niềm say mê, háo hức của tuổi thơ. Cậu bé cảm nhận sâu sắc về không khí, hương vị đặc biệt ở chốn thiêng liêng: mùi huệ trắng quyện hương trầm thơm lắm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng. Dường như cậu bé đã để hồn mình hòa nhập vào thế giới nửa hư nửa thực. Sau một thời gian dài đi chiến đấu trở về mà nhà thơ vẫn còn nhớ đến từng chi tiết. Những hình ảnh chập chờn huyền ảo ấy gây ấn tượng sâu đậm biết chừng nào và cứ vương vấn mãi trong cõi nhớ. Trên cái nền là quá khứ tuổi thơ, hình ảnh người bà hiện lên cùng khung cảnh thân thiết của quê hương. Nhà thơ cảm thông, thương mến bà mình và cũng là cảm thông, thương mến quê hương. Các địa danh: cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, đồng Quan, Ba Trại, Quán Chảo, Đồng Giao, ga Lèn hiện lên rõ mồn một trong kí ức nhà thơ bởi nơi nào cũng in dấu kỉ niệm, cũng mang bóng dáng người bà. Bà ngoại chính là sợi dây nối quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất, nối mỗi cá nhân với gốc rễ của mình. Bởi vì, người ta thường sống trong hiện tại với cả quá khứ và tương lai. Sau những đoạn thơ hồi tưởng với âm điệu bâng khuâng, da diết, bây giờ lời kể và cảm xúc của nhà thơ đã là của một người lính lâu không về quê ngoại. Bắt đầu là lời hối lỗi chân thành về sự hồn nhiên đến vô tâm của đứa cháu thơ dại ngày xưa: Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bài thơ mang tên Đò Lèn nhưng nội dung chủ yếu lại viết về bà ngoại , kính yêu của nhà thơ. Hình ảnh bà ngoại trở thành hình tượng nghệ thuật gây xúc động sâu xa trong tâm hồn người đọc. Bài thơ chỉ có 24 câu nhưng từ bà xuất hiện tới 9 lần. Ngay cả ở khổ thơ thứ hai tuy không nhắc tới bà nhưng hình ảnh bà vẫn thấp thoáng trong mỗi dòng thơ, mỗi chi tiết nghệ thuật. Đó là hình ảnh người bà với cuộc đời cơ cực, vất vả, tất tả ngược xuôi chẳng lúc nào ngơi nghỉ: khi đi chợ Bình Lâm, khi mò cua xúc tép, lúc gánh chè xanh Ba Trại ngược về Quán Cháo, Đồng Quan trong những đêm giá rét. Kể cả khi máy bay giặc Mỹ đánh phá làng quê, bà vẫn lặn lội đi bán trứng ở ga Lèn. Tất cả đều vì cuộc sống của đứa cháu yêu dấu. Thấp thoáng trong đoạn thơ là hình ảnh của những người bà, người mẹ Việt Nam bao đời luôn chịu đựng nhọc nhằn, vất vả, tảo tần khuya sớm, chịu thương chịu khó hi sinh thầm lặng cả đời cho chồng, cho con, cho cháu. Câu thơ níu váy bà đi chợ Bình Lâm gợi lên hình ảnh cậu bé lên năm, lên mười ngơ ngác, rụt rè lần đầu được theo bà đi chợ, đến chỗ đông người đồng thời cũng thể hiện sự chở che của người bà đối với đứa cháu. Đặc biệt xúc động là hình ảnh bà trong câu thơ: Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn, vừa nói lên nỗi vất vả, cực nhọc vừa thể hiện sự lẻ loi, cô độc của bà trên con đường mưu sinh cơ cực, trong đêm    đông giá rét. Giống như hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú xương: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Nhắc đến người bà kính yêu của mình, trong mỗi hình ảnh, mỗi từ ngữ của bài thơ, tác giả đều gửi gắm niềm cảm xúc rưng rưng thương mến và biết ơn. Cách kể chuyện thong thả, chậm rãi, tự nhiên của Nguyễn Duy rất phù hợp với dòng hồi tưởng thấm đẫm suy tư và cảm xúc: …bà mò cua xúc tép ở Đồng Quan …bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn… …bà tồi đi bán trứng ô ga Lèn…
Đó cũng chính là cảm nhận sâu sắc về người bà của nhà thơ – đứa cháu nhỏ năm nào – âm thầm mà thấu hiểu, mà thấm thía. Dường như công việc của bà làm cả đời không bao giờ hết. Nỗi cay cực, khốn khó của một đời người cứ,vận vào bà. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết về bà hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ và dồn nén thành nỗi xót xa ân hận khôn nguôi. Bài thơ này có cặp hình tượng sóng đôi là: bà và tôi (cháu). Một đằng, bà lầm lũi tần tảo sớm hôm ; một đằng, tôi (cháu) sống bên bà nhưng dửng dưng, vô tình, chẳng biết gì về sự vất vả, cực nhọc của bà với cháu, dành cho cháu. Sự tương phản đó đã ẩn chứa một lời hối lỗi. Lúc ấy, cậu bé hồn nhiên, ngây thơ không hề biết là mình có lỗi: Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực 
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần 
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng 
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm Cậu bé đang ở giữa lằn ranh của hai bờ hư – thực: một bên là bà ngoại lam lũ của mình; một bên là tiên, Phật, thánh, thần. Nói khác đi, một bên là thế giới thực của cuộc đời đầy gian truân khó nhọc; một bên là thế giới lung linh, siêu hình. Giữa hai thế giới ấy là hình ảnh cậu bé thơ dại, vô tư đến trong suốt. Cậu tận hưởng tất cả những gì của thế giới thực và mơ màng với thế giới huyền ảo. Trong tâm hồn của cậu, bà cũng là tiên, là Phật, là thánh thần. Tất cả đều cao cả, vời vợi, lung linh. Đó là trí tưởng tượng kỳ diệu của tuổi ấu thơ một đi không trở lại. Cậu bé nhận những gì mà bà đem đến cho mình như một lẽ đương nhiên, tất yếu, không cần suy nghĩ, không cần biết gì hơn. Vì thế, mãi sau này nhà thơ mới ngậm ngùi tự trách: Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế. Câu thơ như tiếng khóc cố nén vào trong. Và dĩ nhiên, thế giới mơ tưởng bao giờ cũng tươi đẹp, cũng khác hẳn với cuộc sống bình thường. Nó cuốn hút đến mức khiến cậu bé ăn củ dong riềng luộc sượng mà vẫn cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm. Câu thơ: Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực đã diễn tả rất đúng tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên đến độ vô tâm, vô tình. Có lẽ cậu bé sẽ cứ chông chênh mãi giữa hai bờ hư – thực nếu không có một biến cố kinh hoàng làm thay đổi tất cả: Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất 
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền 
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết 
bà tôi đi bán trứng ờ ga Lèn Sau những trận bom Mỹ tàn phá quê hương, cậu bé chợt hiểu ra một điều: Hóa ra, những thế lực siêu nhiên mà cậu vẫn hoài vọng, say    mê chỉ    là hư ảo, trước    một sự thực là bà ngoại của cậu vẫn vất vả,    long đong. Chỉ    có bà ngoại mới là người chở che, nuôi nấng, đem lại tất cả những gì tốt đẹp cho cậu. Trận bom Mỹ ấy có thể san phẳng nhà cửa, chùa chiền, đình đền… nhưng không thể xua tan ấn tượng vệ thế giới huyền diệu của mùi huệ trắng quyện khói trầm và điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng đã in sâu vào tâm khảm của cậu bé. Phải rất lâu sau, trước nhiều biến cố dữ dội của Chiến tranh, cậu bé năm nào khi đã trở thành người lính dạn dày khói lửa mới hiểu trọn vẹn về bà ngoại của mình. Vì thế, khi đối diện với quá khứ trong tâm tưởng, cậu bé năm xưa – nhà thơ bây giờ chỉ còn biết day dứt, xót xa, ân hận: khi tôi biết thương bà thì đã muộn 
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi. Chiến tranh phi nghĩa của kẻ thù xâm lược đã buộc nhà thơ phải xa bà, xa quê hương để vào chiến trường giết giặc. Cuộc chiến kéo dài đã cướp đi cơ hội bà cháu gặp nhau. Cháu thương bà trong nỗi ân hận khôn nguôi vì thuở ấu thơ được sống cạnh bà mà không hiểu được cuộc đời cơ cực nghèo khổ của bà, không cùng bà chia sẻ nỗi lo toan mà cứ mải thả hồn vào cõi mộng. Hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi hiếu động, nghịch ngợm hiện lên rõ ràng trong kí ức nhà thơ. Tình thương của nhà thơ đối với bà thật chân thành và cảm động nhưng giờ đây, tất cả đều đã muộn màng. Nhà thơ kín đáo nhắc đến một sự thật: phần lớn con người ta chỉ thực sự biết yêu thương người thân khi cơ hội đền đáp ơn nghĩa đã không còn. Đấy cũng là bi kịch tinh thần thường thấy xưa nay. Điều này có ý nghĩa thức tỉnh bất ngờ. Câu chuyện bà cháu trong bài thơ là bài học vô giá đối với những ai có thái độ dửng dưng khi thụ hưởng những thành quả lao động do người khác đem lại, chỉ biết nhận mà không biết cho, không quan tâm đến người thân yêu của mình. Bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm của con người, nói đến những điều thật giản dị nhưng lại có giá trị vĩnh hằng. Cảm xúc chân thành và những suy tư sâu sắc của nhà thơ được diễn tả bằng một hình thức nghệ thuật vừa giàu tính dân gian vừa phảng phất phong vị thơ cổ điển phương Đông. Cái hay nhất của bài thơ Đò Lèn chính là hiện thực cuộc đời đã làm rung động sâu xa trái tim người đọc.
Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)
11 tháng 3 2016

 

                Hàng ngàn năm nay, vầng trăng đã hiện trong thơ. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đó cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy viết năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

             Khác với những bài thơ thời chiến tranh mà con người chỉ có một lí tưởng chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, con người không có điều kiện sống cho những gì thuộc về riêng tư hay chuyện đời thường. Đọc bài thơ này , ta nhân ra cái điều mới lạ ấy. Bước từ chiến tranh sang thời bình, con người bắt đầu có những toan tính, những ham muốn được hưởng thụ. Nguyễn Duy mượn vầng trăng và người lính nói về một sự thay đổi trong lòng người.

Vầng trăng trong thời tuổi thơ và chiến tranh gắn bó đẹp là vậy thế mà do hoàn cảnh, con người lãng quên để rồi từ trong sâu thẳm tâm hồn, con người phải day dứt. Hai khổ kết trong bài là một sự thức tỉnh, một bài học làm người.

                Trăng cứ tròn vành vạch

                Kể chi người vô tình

               Ánh trăng im phăng phắc

               Đủ cho ta giật mình.

         Vầng trăng vẫn đẹp và tròn đầy như biểu tượng bao dung, nghĩa tình của nhân dân không đòi hỏi được đền đáp. Nhưng trăng cũng “im phăng phắc” với ánh mắt nghiêm nghị, thái độ nghiêm khắc, khiến tình cảm của người lính trong giây lát đã lãng quên quá khứ, trong sa ngã đời sống đã tự vấn lương tâm mình, tự sám hối với lòng mình. Cái rưng rưng muốn bật khóc và cái giật mình tỉnh ngộ thể hiện tấm lòng chân thực của người lính.

         Với ý nghĩa này, Ánh trăng mang tính chất triết lí sâu sắc, có tác dụng cảnh tỉnh ai đã lãng quên quá khứ tốt đẹp. Cần biết sống thủy chung, nghĩa tình. Sau chiến tranh “Thời tôi sống biết bao câu hỏi lớn/ Câu trả lời thật không dễ dàng chi”. Ánh trăng của Nguyễn Duy giúp mọi người tìm được câu trả lời thấm thía trong cái “giật mình”, “rưng rưng” ấy.

 

 

11 tháng 3 2016

Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc, dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động, cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa. Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.

29 tháng 6 2019

- Đúng

- Nguyễn Duy đã góp phần làm mới thể thơ lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại.