K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 9 2018

a. Từ láy "vằng vằng" trong câu thơ đã góp phần miêu tả vầng trăng sáng tròn, soi tỏ, chứng giám cho câu thề nguyền giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Từ "đinh ninh" và "song song" cho thấy sự hòa hợp, đồng điệu giữa hai tâm hồn, hai người cùng quyết và thề sẽ gắn kết với nhau.

b. Từ láy "phất phơ" nói về sự chập chờn, heo hắt của những bóng hòa -> gợi cảnh buồn, nhuốm màu tâm trạng.

Từ láy "đằng đẵng" gợi tả dòng thời gian triền miên, chảy trôi chậm chạp, một giờ mà như bằng cả năm -> tâm trạng buồn, ứ đọng.

Từ láy "dằng dặc" càng khắc sâu nỗi buồn, sự bi lụy, ngao ngán của người chinh phụ chờ chồng trở về.

c. Từ láy "lom khom" được đảo lên đầu câu nhấn mạnh dáng hình nhỏ bé của con người trước khung cảnh.

Từ láy "lác đác" được đảo ngữ, nhấn mạnh sự thưa thớt của những nếp nhà.

=> bóng hình con người và sự sống có xuất hiện nhưng thưa thớt, ít ỏi và càng thêm gợi lên nỗi buồn, sự cô độc đến rợn người.

d. Từ láy "le te" diễn tả độ thấp, nhỏ bé của nếp nhà năm gian.

Từ láy "lập lòe" diễn tả sự chờn vờn của những đuốc lửa (đóm lửa) trong đêm tối. 

Từ láy "phất phơ" diễn tả sự leo heo, nhạt nhòa của lưng dậu.

Từ láy "lóng lánh" diễn tả vẻ chếnh choáng của ánh trăng in trên mặt ao.

=> Cảnh đẹp với những đường nét mờ ảo, nhạt nhòa, không rõ ràng. Cảnh được nhìn qua con mắt của một người đang ngà ngà say, đó là con người lánh đục tìm trong, trở về làng quê thanh tịnh để tìm thú vui khuây khỏa và lánh trốn quan trường hiểm ác.

27 tháng 9 2018

c,Tìm từ láy:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Đây là đoạn trích trong tác phẩm " THu Ẩm "
Tác giả là   Nguyễn Khuyến
Một vài tác hẩm khác về mùa thu của tác giả  : Thu Vịnh , Thu điếu 

4 tháng 10 2018

có ai giúp mình giải bài này với

27 tháng 9 2018

Trong đoạn thơ , tác giả sử dụng các biện pháp tu từ : các từ tượng hình , các từ láy . Chúng đều có tác dụng làm cho câu văn phong phú , sinh động , giúp cho người đọc hình dung được ý nghĩa và giá trị biểu đạt của đoạn văn , đoạn thơ.

5 tháng 10 2018

Từ láy là: le te, lập loè, phất phơ và lóng lánh. Giá trị biểu cảm là làm Nổi bật lên sự tối tăm của căn nhà

2 tháng 10 2018

có giá trị biểu cảm, tăng sức hấp dẫn cho câu thơ và thể hiện tình yêu của tác giả

7 tháng 10 2016

Hai câu thơ trong bài " Qua Đèo ngang " của Bà Huyện Thanh Quan:

    Lom khom dưới núi tiều vài chú

     Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Qua đây, em thấy Bà Huyện Thanh Quan là một người rất khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ. Từ " lom khom " , " lác đác " là 2 từ láy. Để cho bài thơ thêm sinh động, rõ nét hơn trc mắt người đọc, bầ còn sử dụng số từ " vài " và " mấy " để làm tăng lên sự vắng vẻ, leo lắt. Thiên nhiên thật rộng lớn và hùng vĩ, còn con người thì có phần nhỏ bé trước thiên nhiên.

Bài này trên lớp mình chưa học nhưng học đội tuyển từ hồi cuối lp 6 nên có nhớ chút, có thiếu j thông cảm nha, nhưng đây cụ thể và đầy đủ rồi nha hihi

7 tháng 10 2016

thì cậu chép  ra đi

 

9 tháng 10 2020

1, Lom khom, lác đác ở đây chỉ sự còn vài người ở đâu đó. Lom khom còn có nghĩa là hành động hơi cúi người xuống, nhấp nhơ để làm 1 việc gì đó,
2, Mênh mông bát ngát ở đây là chỉ sự bao la rộng lớn của cánh đồng, đứng ở đâu nhìn ở đâu cũng thấy cáng đồng bao la rộng lớn.
3, Phất phơ ở đây có nghĩa là đung đưa nhờ sức gió. Từ láy này có giá trị rất lớn trong việc miêu tả vẻ đẹp của cô thôn nữ bằng cách ví cô như chẽn lúa đòng đòng.

8 tháng 10 2016

Bài thơ Qua Đèo Ngang được ra đời khi nhà thơ có việc đi qua Đèo Ngang. Trước cảnh đẹp hoang vu của chốn thiên nhiên nhà thơ đã sáng tác ra bài thơ này. Hai câu thơ mang lại giá trị biểu cảm trong toàn bộ bài thơ.

Nhà thơ đã vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom), Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động.

Từ “lác đác” cũng có sức gợi tinh tế như thế. Nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang vắng mà ở đây là mấy nhà chợ. Mà như ta biết, chợ búa là nơi thể hiện đời sống kinh tế của khu dân cư, chợ vắng vẻ nghĩa là nơi ấy nghèo đói, lam lũ lắm. Điều đặc biệt là hai từ tượng hình độc đáo ấy được đảo lên đầu câu thơ đã nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ, đói nghèo của người dân vùng Đèo Ngang. Chẳng những thế, các từ chỉ lượng rất ít ỏi: “vài”, “mấy” nó nhắc đến sự vắng vẻ, tiêu điều của sự sống. Đã vậy, các từ chỉ lượng ấy bị tách riêng ra khỏi danh từ để các sự vật “tiều”, “chợ” đứng một mình chơ vơ giữa câu thơ càng tô đậm sự heo hút, vắng lặng của con người.

Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi tác giả đã vẽ lên cuộc sống nghèo nàn sơ xác nơi chốn thiên nhiên hoang vu này. Đó là cái tài hiếm có của nữ thi sĩ này. Qua hai câu thơ tác giả cũng bộc lộ sự thương cảm cho những con người đang phải chịu đựng cảnh sống khó khăn, gian khổm, nhất là với các em nhỏ.

 

8 tháng 10 2016

“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Giữa không gian mênh mông, trống trải của Đèo Ngang không phải là không tồn tại sự sống, vẫn có người, có chợ nhưng lại quá thưa thớt. Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả. Sự tồn tại đó không làm cho không gian trở nên ấm cúng mà trái lại càng tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật mà thôi! Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Là người phụ nữ đoan trang ở chốn phố phường đông đúc mà giờ lại chứng kiến cảnh tượng trái ngược với khung cảnh hàng ngày được thấy nên cái buồn của cảnh đã bộc lộ cái buồn kết đọng trong lòng bà. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Đến đây, em cảm nhận được một vẻ đẹp hoang sơ, heo hút buồn của Đèo Ngang qua con mắt của nhà thơ. Nữ sĩ đã thành công trong việc mượn cảnh tả tình, bày tỏ nỗi niềm hoài cổ, man mác buồn của mình. Cảnh buồn, người buồn, thậm chí cả những âm thanh vang vọng trong chiều tà cũng làm tăng thêm nỗi buồn da diết trong lòng kẻ xa quê

23 tháng 6 2021

Gạch chân dưới câu rút gọn được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, 

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. 

Lom khom dưới núi, tiều vài chú, 

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. 

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, 

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. 

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, 

Một mảnh tình riêng, ta với ta. 

7 tháng 11 2021

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. 

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,