K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2020

nhưng mình cần bài riêng nha bn, nhưng mình cũng cảm ơn.

20 tháng 4 2020

ukm, ko sao đâu

29 tháng 4 2022

Mn ơi giúp mị nhanh với mic cần gấp 

29 tháng 4 2022

Dù thầy Nguyễn Ngọc Ký bị mất 2 tay nhưng thầy vẫn kiên trì làm và viét bài bằng chân và chữ của thầy rất đẹp

5 tháng 6 2019

- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

5 tháng 1 2022

                    Bài làm

Qua các câu chuyện có thật vươn lên như tấm gương của ông Nguyễn Ngọc Kí em rút ra được là phải nỗ lực phấn đấu ko được bỏ cuộc dù hoàn cảnh gì cho nữa chúng ta củng phải cần sự châm chỉ , sự quyết tâm để thành công .

Đề 1 :

Mùa hè, là quãng thời gian vô cùng thú vị, vì em sẽ có được kỳ nghỉ dài thay vì đến lớp học mỗi sáng. Em còn nhớ năm lên 5 tuổi, em được về quê ngoại cùng chị. Đó là mùa hè đáng nhớ nhất của em.

Hè đấy, khi chuẩn bị bước vào lớp 1, em và chị gái được mẹ cho về quê ngoại chơi. Quê nội em ở Nghệ An, còn quê ngoại ở Hải Phòng cách nhau tầm 300 km. Nên hầu như mỗi lần về thăm quê ngoại em chỉ được đi với mẹ hoặc bố mà chưa lần nào đi với chị. Nên lần đó em rất háo hức.

Hai chị em được ở chơi quê ngoại tận 1 tháng. Nhà ngoài đẹp lắm với vườn cây trái sum suê. Căn nhà nhỏ của ngoại nằm gọn giữa những lùm cây xanh. Hàng ngày em sẽ cùng ngoại ra vườn hái xoài, hồng xiêm,… được leo trèo đủ thứ.

Mùa hè đó em cũng có thêm nhiều bạn mới. Ban đầu khi em nói giọng Nghệ An các bạn không hiểu lắm. Những dần dà chúng em cũng hiểu được ý của nhau… Tiếng nô đùa của lũ trẻ vang vọng cả khu vườn. Nhà ngoại vì thế cũng vui nhộn hẳn.

Rồi kỳ nghỉ hè cũng hết, hai chị em phải tạm biệt ngoại, tạm biệt những người bạn mới trở về với việc học tập. Ngoại buồn lắm. Em thấy ngoại khóc. Hình ảnh đó cứ in sâu trong trái tim em.

Đề 2 : 

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: "Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu". Ông khẽ nói với em rằng: "Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người". Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.


Đề 3 :

Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.

Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.

Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.

Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.

Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui. ”. Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.

Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.

Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.


Đề 4 :

Trong gia đình tôi, bố là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.

Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.

Hôm nào em đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn em. Bố dặn dò em rất kỹ, nào là “đi học hôm nay phải…”, rồi thì “phải nghe lời cô giáo…”, nhưng câu cuối cùng vẫn là “con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào em mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt em làm bản kiểm điểm. Nghiêm khắc với em như vậy nhưng ẩn sâu trong con người của bố là một người bố yêu thương em vô bờ. Nhờ vào kỷ niệm một lần bị ốm mà em biết được điều đó. 

Hôm đó em bị sốt cao và mằn mệt mê man, bố là người cuống quýt chạy ngược xuôi mua thuốc rồi gọi bác sĩ về khám bệnh cho em, đêm đến bố còn không ngủ và chỉ thức ngồi ở bên cạnh em để trông em, chốc chốc lại sờ trán xem em đã hạ sốt chưa và cứ như vậy cho tới khi trời sáng.

Nhờ trận ốm hôm đó mà em hiểu ra rằng những lần bố nghiêm khắc với mình cũng chỉ vì muốn em được tốt hơn, ngoan hơn và giỏi hơn. Vì thế mà em vẫn luôn yêu bố em rất nhiều.

Bố em! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với em, bố không giỏi thể hiện tình cảm nhưng trong nhà bố luôn biết khi mình cần cương, cần nhu và dạy các con những điều vô giá trong cuộc sống. Bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua.

Bố em là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố con như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình em. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố được rất nhiều người kính trọng.

Em rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.

cre: mạng

cậu có thẻ tham khảo một số bài viết trên đây, chúc cậu học tốt^^


 

8 tháng 2 2022

cần cù thì bù ziêng nâng ko làm mà đòi có ân thì ân đầu gối

4 tháng 11 2018

chưa thấy thầy bao giờ nên chưa thể giới thiệu

12 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Tỉnh cảm mà người mẹ dành cho con cái giống như nước ngoài biển khơi chẳng gì đong đếm đủ. Tình cảm thiêng liêng ấy, được thể hiện qua từng cử chỉ, hành động và lời nói, dù chỉ từ những điều nhỏ nhặt nhất. Em luôn cảm nhận được tình cảm nồng nàn ấy của mẹ, nhưng rõ ràng nhất chính là vào lần mẹ chăm sóc em khi em bị ốm.

Cuối tuần vừa rồi, do lúc đi học quên mang áo mưa nên khi về đến nhà em đã bị ướt sũng. Tuy đã nhanh chóng đi tắm và thay áo quần nhưng tối đấy em vẫn bị sốt cao. Mới đầu, chỉ là những cơn ớn lạnh trong người, một lát sau thì em cảm thấy lạnh run, đau nhức toàn thân. Lúc ấy, mẹ vừa đi làm về, không thấy em ra mở cổng nên mẹ đã nghi ngờ, vội chạy vào phòng xem em. Nhìn thấy em mệt mỏi nằm trên giường, mẹ vội ném túi xuống đất rồi chạy lại phía em. Mẹ liên tục sờ má, xoa đầu và hỏi han em. Cảm nhận được nhiệt độ cơ thể em rất cao, lại nhìn em mệt mỏi nằm yên, mắt mẹ rơm rớm, giọng mẹ nghẹn lại, cố bình tĩnh mà hỏi em:

- Sao con lại bị ốm thế này? Con có mệt lắm không? Con đau ở đâu để mẹ đi mua thuốc?

Sau khi nghe em giải thích, mẹ nhận ra ngay là em bị cảm lạnh do dầm mưa. Ngay lập tức, mẹ xuống nhà làm cho em một ly nước gừng và đem theo cả viên thuốc hạ sốt. Sau khi em uống thuốc xong, mẹ lại dỗ em ngủ. Bàn tay mẹ dịu dàng chườm khăn, vuốt ve, vỗ về em. Cảm giác như em trở lại ngày bé, nằm yên trong lòng mẹ. Thì ra, mẹ vẫn vậy, vẫn yêu thương em như thế, chỉ là vì em đã lớn nên mẹ chẳng thể hiện rõ ràng như ngày thơ ấu mà thôi. Chìm trong tình yêu thương của mẹ, em dần thiếp đi lúc nào nào không hay. Một lát sau, mẹ gọi em dậy để ăn một bát cháo tía tô nóng rồi ngủ tiếp. Tay em còn run, nên mẹ múc từng thìa một rồi đút cho em. Ánh mắt mẹ lúc ấy sao mà hiền từ đến vậy, nó đong đầy tình yêu thương và sự lo lắng cho em. Suốt đêm hôm ấy, mẹ chẳng về phòng mà nằm cạnh chăm sóc cho em.

Sáng hôm sau em hạ sốt, mẹ vui lắm. Trên khuôn mặt mẹ rạng rỡ niềm hạnh phúc khi đứa con của mình lại khỏe mạnh, hằn lên những vết chân chim sau khóe mắt. Sau lần này, em lại càng yêu thương mẹ nhiều hơn. Em hứa, sẽ ngoan ngoãn, vâng lời mẹ để mẹ không phải lo lắng, buồn bã như thế một lần nào nữa.

 
12 tháng 12 2021

cảm ơn bạn rất nhiều ạ !!

28 tháng 10 2018

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

k mk nhé

28 tháng 10 2018

Tả cô giáo dạy Ngữ văn - Văn Miêu Tả - Lớp 6

BÀI LÀM

Cứ đến thứ hai hằng tuần là lớp chúng em có ba tiết liền của cô giáo chủ nhiệm, thích nhất là hai tiết Ngữ văn. Cả lớp chúng em bao giờ cũng hồi hộp, thích thú chờ những giờ học Văn do cô dạy.

Cô giáo của em thuộc lớp trung niên. Dáng người tầm thước và khuôn mặt tròn trĩnh khiến cô rất dễ gần. Cô có nước da mai mái, nghe nói là hậu quả của trận sốt rét từ hồi cô dạy trên rừng núi Sơn La. Đôi mắt cô rất hiền hậu và nụ cười đầy thiện cảm. Mặt cô không có nét nào đặc biệt, không đẹp nhưng lũ chúng em lại rất yêu thích. Có lẽ bởi sự tận tâm của cô đối với học trò.

Từ buổi học trước cô đã dặn cả lớp tiết sau soạn bài thơ “Lượm” của Tố Hữu và tìm đọc tập thơ “Từ ấy” của ông. Vì thế mà hôm nay cả lớp háo hức đợi cô giảng bài học mới.

Bài học bắt đầu sau khi cô giảng về cuộc đời thơ và cuộc đời cách mạng của nhà thơ. Chúng em hiểu được từ một em Phước đi ở đợ bị đuổi ra khỏi nhà đầy cay cực và bơ vơ, đến một chú bé Lượm hồn nhiên đi hoạt động cách mạng ở bài học mới này là một bước chuyển mình của thiếu nhi Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm xưa.

Chúng em đem theo tình cảm đó để đọc và tìm hiểu bài thơ. Cô hướng dẫn cách đọc, sau đó chọn bạn đọc các phần khác nhau. Thế là Lượm hiện lên nhỏ bé, xinh xắn và tinh nghịch, yêu đời vô cùng trong giọng đọc của bạn thứ nhất. Chiến tranh bom đạn đầy máu lửa như vậy nhưng chú đến với cách mạng hoan hỉ, vui vẻ như đi hội. Bạn thứ hai đọc Lượm lại làm hiện lên hình ảnh một chú bé liên lạc không sợ hiểm nguy, sẵn sàng nhận nhiệm vụ đưa thư hỏa tốc cho chiến trường. Em vui vẻ đến với cách mạng, vui vẻ nhận nhiệm vụ và cũng vui vẻ nhận cái chết vì dân, vì nước. Bạn thứ ba đọc giọng chùng hẳn xuống, Lượm hiện về tươi tắn và đáng yêu trong niềm thương, nỗi nhớ của mỗi người. Sự hi sinh của em cao quý, nên hình ảnh của em sống mãi trong lòng chúng ta.

Dựa vào không khí xúc động đó, cô viết tên bài thơ lên bảng và đặt nhiều câu hỏi cho chúng em. Câu hỏi nào các bạn cũng đua nhau giơ tay, hăng hái phát biểu. Cô luôn đặt ra những tình huống để các bạn tranh luận với nhau, chỗ nào khó cô mới giảng: cô luôn khuyến khích động viên chúng em suy nghĩ tìm tòi và bổ sung cho nhau. Cả lớp thật sự náo nhiệt, sôi nổi, đôi khi quá đà cô lại phải nhắc nhở. Chúng em chỉ thật sự lặng đi khi cô giảng giải. Cô cầm sách giáo khoa trên tay và nói về vẻ đáng yêu của Lượm. Cô đi đi lại lại trên bảng khi nói về sự đáng quý của chú bé. Những cử chỉ dứt khoát, những lời khẳng định và ca ngợi phẩm chất của Lượm đã khiến chúng em mê say và cảm phục biết bao. Ánh mắt của cô sáng lên, nét biểu cảm lộ rõ trên khuôn mặt, cô nói như hướng chúng em tới ước mơ muốn lập nên những chiến công anh hùng như Lượm. Khi chú bé liên lạc hi sinh, cô nói nhiều về cách sử dụng từ “nằm” của nhà thơ, cô cho rằng nhà thơ đã tạo cho hình ảnh của Lượm như một thiên thần yên nghỉ vậy. Lượm chiến đấu cho sự sống còn của Tổ quốc, nên khi ngã xuống em được sự sống của cánh đồng lúa nâng đỡ, ôm ấp. Đặc biệt giọng cô trở nên xót xa, thương cảm bởi hình ảnh Lượm được nhắc lại ở kết bài thơ. Cô chậm rãi đi xuống lớp, vừa đi cô vừa nói về ngòi bút tài hoa của nhà thơ khi thể hiện hai lần khổ thơ miêu tả chú bé anh dũng đó. Nhưng ở mỗi lần đó mang một ý nghĩa khác biệt.

Tiết học đã kết thúc, cả lớp lặng đi bởi một dư âm tốt đẹp do bài học và do cô giáo đã tạo ra. Cô mỉm cười, nói lời cảm ơn thay cho lời chào. Chúng em thầm cảm ơn cô đã đem đến cho tâm hồn non trẻ của mình những bài học Ngữ văn thú vị và bổ ích. Em mong mình học tốt môn này để khỏi phụ lòng cô.