K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2022

TK

Bài 1 trang 191 SGK Sinh học 7 | SGK Sinh lớp 7

14 tháng 2 2021
1. Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống

Các loài cá trên thế giới rất đa dạng và phong phú về số lượng, môi trường sống.

Trên thế giới có khoảng 25.415 loài cá. Ở Việt Nam đã phát hiện 2.753 loài, trong đó có 2 lớp chính là lớp Cá sụn và lớp Cá xương. 

a. Lớp cá sụn

- Số loài: 850 loài.

- Môi trường sống: nước mặn và nước lợ.

- Đặc điểm:

+ Bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần.

+ Da nhám.

+ Miệng nằm ở mặt bụng.

- Đại diện: cá nhám, cá đuối, ...

 

 

Cá nhám

Cá đuối

b. Cá xương

- Số loài: 24.565 loài.

- Môi trường sống: nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

- Đặc điểm:

+ Bộ xương bằng chất xương.

+ Xương nắp mang che các khe mang.

+ Da phủ vảy xương có chất nhầy.

- Đại diện: cá chép, cá vền, …

- Một số loài cá sống ở những điều kiện khác nhau.

 

 

- Những loài cá sống ở trong những môi trường và điều kiện khác nhau thì có cấu tạo và tập tính sinh học khác nhau.

Bảng. Ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo của loài cá

STT

Đặc điểm của môi trường

Đại diện

Hình dạng

Đặc điểm khúc đuôi

Đặc điểm vây

Khả năng di chuyển

1

Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu

Cá nhám

Thon dài

Khỏe

Bình thường

Nhanh

2

Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu nhiều

Cá vền, cá chép

Tương đối ngắn

Yếu

Bình thường

Bơi chậm

3

Trong những hốc bùn đất ở đáy

Lươn

Rất dài

Rất yếu, nhỏ

Tiêu biến

Rất chậm (trườn)

4

Trên mặt đáy biển

Cá bơn, cá đuối

Dẹt, mỏng

Rất yếu, nhỏ

To hoặc nhỏ

Kém

15 tháng 2 2021

bn chăm quá hahihiyeu

7 tháng 1 2021

Sự đa dạng của loài cá:

+ Các loài cá trên thế giới rất đa dạng và phong phú về số lượng, môi trường sống.

+ Trên thế giới có khoảng 25415 loài cá. Ở Việt Nam đã phát hiện 2753 loài, trong đó có 2 lớp chính: lớp Cá sụn và lớp Cá xương. 

Môi trường sống của lớp cá: nước mặn, nước lợ, nước ngọt

5 tháng 5 2021

môi trường hoang mạc có động vật phong phú hơn môi trường khác, vì một số lí do nào đó. Biện pháp: săn bắn động vật rồi đổi cho nước khác các động vật nước mình chưa có

1/Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước và bắt mồi về đêm?2/Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?3/Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?4/Trình bày đặc điểm cầu tạo của các nhóm Chim thích nghi với các đời sống?5/Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ...
Đọc tiếp

1/Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt,gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

2/Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?

3/Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?

4/Trình bày đặc điểm cầu tạo của các nhóm Chim thích nghi với các đời sống?

5/Nêu sự phân hóa và chuyên hóa một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các nghành Động vật:hô hấp,tuần hoàn,thần kinh,sinh dục.

6/Nhận xét về sự đa dạng sinh học động vật sống ở môi trường đới lanh,hoang mạc đới nóng và môi trương nhiệt đới gió mùa?giải thích?

7/Lợi ích của đa dạng sinh học và chỉ rõ nguyên nhân làm giảm độ đa dạng sinh học,biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

13
16 tháng 3 2016

1/ Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì : 
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

2/ - Ếch phân tính, sinh sản vào cuối xuân. Ếch cái đẻ trứng tập trung thành đám trong chất nhầy nổi lên trên mặt nước, trứng được thụ tinh ngoài
    - Trứng được thụ tinh phát triển thành nòng nọc. Nòng nọc mọc 2 chân sau, bắt đầu hình thành phổi rồi mọc 2 chân trước, đuôi ếch con thoái hoá dần, trở thành ếch lớn

3/  Sinh học 7

4/-Đặc điểm chung

+ Mình có lông vũbao phủ+ Chi trước biến đổi thành cánh+ Có mỏ sừng+ Phổi có mang ống khí, có túi khí tham gia hôhấp.+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể5/ Sinh học 76/- Môi trường đới lạnh: động vật thưa thớt, thấp lùn; chỉ có một số ít loài tồn tại vì môi trường ở đây quanh năm đóng băng, khắc nghiệt   - Môi trường nhiệt đới gió mùa: có số loài động vật ít nhưng chúng rất đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính, thích nghi với điều kiện khô hạn Vì khí hậu ở đây nóng và khô, các vực nước rất hiếm phân bố rộng rãi cách xa nhau.7/ - Lợi ích của đa dạng sinh học      + Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người      + Dược phẩm: một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị      + Trong nóng nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo      + Làm cảnh, giống vật nuôi, phục vụ du lịch,...- nguyên nhân làm giảm độ đa dạng sinh học:  + Ý thức của người dân  + Nhu cầu phát triển của đô thị  + ....- biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học + Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi  + Thuận hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
16 tháng 3 2016

Vì các đặc điểm cơ thể nó thích hợp cho việc sống ở nơi ẩm ước, gần bờ nước và bắt mồi về đêm

4 tháng 5 2021

* Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh:

* Cấu tạo

+ Bộ lông dày giúp giữ nhiệt cho cơ thể.

+ Mỡ dưới da dày giúp giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét.

+ Lông màu trắng (mùa đông) dễ lẫn vào tuyết, che mắt kẻ thù.

* Tập tính:

+ Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét giúp tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp.

+ Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.

* Đặc điểm của động vật thích nghi với khí hậu khô nóng (hoang mạc).

* Cấu tạo:

+ Chân dài giúp hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.

+ Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày giúp đi không bị lún, đệm thịt chống nóng.

+ Bướu mỡ lạc đà giúp dự trữ mỡ, nước, trao đổi chất.

+ Màu lông nhạt giống màu môi trường giúp lẩn trốn kẻ thù. 

* Tập tính:

+ Mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân giúp hạn chế tiếp xúc với cát nóng.

+ Hoạt động vào ban đêm giúp tránh nóng ban ngày.

+ Khả năng đi xa tốt, nhịn khát để tìm nguồn nước.

* Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa

+ Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm tương đối ổn định, thích hợp cho sự sống của mọi loài sinh vật.

+ Thuận lợi cho sự phát triển của thực vật quanh năm, cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ.

+ Tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng.

9 tháng 5 2017

Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% được xếp vào cấp độ rất nguy cấp(CR); Giảm 50%thì được xếp vào cấp độ nguy cấp (EN);Giảm 20% thì được xếp vào cấp độ sẽ nguy cấp (VU).Bất kì một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn (sống trong điều kiện được bảo vệ) thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp (LR).