Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.
Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.
Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc.Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.
* Những nét lớn về tình hình văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:
- Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập. Trong nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn ra sức củng cố quyền thống trị, phục hồi kinh tế, văn hóa.
- Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo, tìm mọi cách hạn chế Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian nhưng Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian vẫn tiếp tục phát triển. Nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao, đàn áp Thiên chúa giáo.
- Giáo dục Nho giáo được củng cố. Năm 1807, triều Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiền. Năm 1822, Minh Mạng cho khôi phục lại quy chế thi Hội và thi Đình. Tuy nhiên, chất lượng và nội dung giáo dục ngày càng suy giảm.
- Cùng với sự phát triển của văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm cũng phát triển rực rỡ với nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các tập thơ của Hồ Xuân Hương...
- Thành tựu khoa học thời kì này chủ yếu là các bộ lịch sử, địa lí lịch sử, các bộ bách khoa toàn thư như Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú...
- Kiến trúc nổi bật với các công trình kiến trúc thành quách, lăng tẩm như kinh thành Huế, lăng Gia Long, Minh Mạng... Khuê văn các trở thành đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.
- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển với các loại hình như vẽ tranh dân gian, ca hát, diễn xướng...
* Những nét lớn về tình hình xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
- Trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, nhiều chính sách tích cực của nhà Nguyễn đã không còn tích cực, đời sống nhân dân lâm vào tình trạng khốn cùng.
- Nhà Nguyễn cố gắng hoàn chỉnh bộ máy nhà nước nhằm ổn định đất nước nhưng vẫn không ngăn chặn được sự phát triên của tệ nạn tham ô, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu tha hóa.
- ở nông thôn, địa chủ tiếp tục hoành hành, ức hiếp nhân dân,
- Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, làm bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân.
* Chính sách toàn diện của nhà Nguyễn đã để lại những hậu quả về nguy cơ mất nước.
- Thế kỉ XIX, vào lúc xã hội phong kiến Việt nam đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng thì chủ nghĩa phương Tây từ giai đoạn tự do cạnh tranh đến chuyển sang giai đoạn độc quyền. Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường ở các nước phương Tây ngày càng trở nên cần thiết. Đứng trước tình hình đó các nước tư bản chủ nghĩa đua nhau chạy sang Phương Đông biến các nước này thành thuộc địa.
- Do những đường lối sai lầm của nhà Nguyễn về chính trị còn mang tính bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và không mang tính dân tộc. Đường lối còn bảo thủ trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn đã tạo cớ cho phương tây xâm lược nước ta.
- Do chính sách về kinh tế - xã hội, chính sách bảo vệ công điền, doanh điền... không giải qyết được những mâu thuẫn trong xã hội, đời sống nhân dân rơi vào tình trạng khốn cùng.
- Góp phần làm cho đất nước trở nên suy kiệt, lòng dân li tán nên việc mất nước từ không tất yếu trở nên tất yếu. Lần đầu tiên, nước ta phải đối mặt với một kẻ thù mạnh đến từ phưong Tây với chế độ tư bản, có nhiều vũ khí, hỏa lực mạnh và hiện đại. Tra\ong khi đó, nước ta còn lạc hầu nên Việt nam đứng trước nguy cơ bị thực dân xâm lược.
Mọi người tóm tắt thêm cả quá trình hình thành, phát triển và suy vong ( MK viết thiếu)
Quốc gia cổ Champa | Phù Nam | |
Cơ sở hình thành | Hình thành trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. | - Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I |
Địa bàn | ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ | Hình thành tại châu thổ sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh) |
Tóm tắt quá trình hình thành | Hình thành ở ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh. - Nhà Hán đặt quận Nhật Nam chia thành 5 huyện (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam); huyện Tượng Lâm xa nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). - Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập từ tay nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. - Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận và đổi tên nước là Cham-pa. | - Văn hóa Óc Eo được hình thành trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) vào cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng và sắt cách ngày nay khoảng 1500 - 2000 năm. - Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành một quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III - V. |
Những nét chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa | * Kinh tế - Nông nghiệp trồng lúa, sử dụng công cụ sắt, sức kéo của trâu bò, dùng guồng nước trong sản xuất. - Nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản phát triển và kĩ thuật xây tháp đạt tới trình độ rất cao: dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng khu Thánh địa Mỹ Sơn. * Chính trị: - Theo thể chế quân chủ, vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo. - Giúp việc có tể tướng và các đại thần. - Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn: châu -> huyện, làng. - Kinh đô ở Sin-ha-pu-ra (Quảng Nam), rồi In- đra-pu-ra (Quảng Nam), dời đến Vi-giay-a (Chà Bàn - Bình Định). * Văn hóa: - Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn. - Theo đạo Hin-đu và Phật Giáo. - Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết. * Xã hội: tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc và nô lệ. - Thế kỷ X - XV phát triển, sau đó suy thoái và là một bộ phận của lãnh thổ, cư dân và văn hóa Việt Nam. | - Sản xuất nông nghiệp, làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. - Ở nhà sàn, theo đạo Phật và đạo Hinđu. - Nghệ thuật: ca, múa, nhạc. - Xã hội phân hóa giàu nghèo: tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ. |
* Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong điều kiện tự nhiên và kinh tế:
- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dựa trên điều kiện tự nhiên thuận lợi: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc…hàng năm có phù sa màu mỡ, có nước tưới theo mùa.
- Nền kinh tế chính của cư dân phương Đông là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nông nghiệp, các ngành nghề thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng khá phát triển, đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
- Nhờ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế đó, các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành:
+ Ai Cập cổ đại được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.
+ Lưỡng Hà được hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN, do hàng chục nước nhỏ của người Su – me.
+ Ấn Độ vào giữa thiên niên kỷ IV TCN.
+ Trung Quốc cuối thiên niên kỷ III TCN.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỷ IV- III TCN, khi cư dân chưa hề biết tới công cụ bằng sắt.
* Những nét lớn về xã hội cổ đại phương Đông
Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hóa sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị:
- Giai cấp thống trị:
+ Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.
+ Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân.
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội; tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch; tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.
+ Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó, và hầu hạ quý tộc.
- Tình hình kinh tế
+ Nông nghiệp: trồng lúa, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
+ Thủ công nghiệp:phát triển nghề dệt, làm trang sức, đóng gạch, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
- Về văn hóa:
+ Thế kỉ IV có chữ viết từ chữ Phạn của Ấn Độ
+ Cư dân Cham-pa theo Balamon giáo và Phật giáo
+ Người Chăm có tập tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.
- Về xã hội
Xã hội Chăm bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc vào nô lệ. Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá, thu kiếm lâm sản. Cham pha phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.
Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X :
- Kinh tế : chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Ngoài nông nghiệp thì các nghề thủ công như dệt, đóng gạch, xây dựng tháp, khai thác lâm thủy sản khá phát triển.
- Văn hoá : từ thế kỉ IV, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Tôn giáo là Hindu giáo và Phật giáo. Người Chăm có tập tục ăn trầu, ở nhà sàn, hỏa táng người chết.
- Xã hội : được chia thành 3 tầng lớp là : quý tộc, dân tự do, nông dân phụ thuộc và nô tì.
Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X :
- Kinh tế : chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Ngoài nông nghiệp thì các nghề thủ công như dệt, đóng gạch, xây dựng tháp, khai thác lâm thủy sản khá phát triển.
- -- Văn hoá : từ thế kỉ IV, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Tôn giáo là Hindu giáo và Phật giáo. Người Chăm có tập tục ăn trầu, ở nhà sàn, hỏa táng người chết.
- Xã hội : được chia thành 3 tầng lớp là : quý tộc, dân tự do, nông dân phụ thuộc và nô tì
Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần ; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
Trong khoảng 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô - 3,5 lần, lúa mạch - 5,5 lần ; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.
Như vậy, ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mĩ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa) ; có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì ở giai đoạn này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt. Họ trở thành những “vua công nghiệp”, đồng thời cũng là chủ những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moóc-gân và Rốc-phe-lơ.
“Công ti thép Mĩ của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm...
Tơrớt dầu lửa "Stan-đa" của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước... Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển vé ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.
b) Tình hình chính trị
Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.
Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.
Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.
Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...
Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.
Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.
Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần ; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.
Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
Trong khoảng 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô - 3,5 lần, lúa mạch - 5,5 lần ; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.
Như vậy, ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mĩ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa) ; có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.
Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì ở giai đoạn này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt. Họ trở thành những “vua công nghiệp”, đồng thời cũng là chủ những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moóc-gân và Rốc-phe-lơ.
“Công ti thép Mĩ của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm...
Tơrớt dầu lửa "Stan-đa" của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước... Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển vé ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.
b) Tình hình chính trị
Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.
Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.
Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.
Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...
Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.
- Tình hình kinh tế:
+ Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
+ Ngoại thương đường biển rất phát triển.
- Tình hình văn hóa
+ Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn
+ Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín
+ Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.
- Tình hình xã hội
Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.