K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Giun đũa lợn thuộc loài Ascaris suum, họ Ascarididae có hình giống như chiếc đũa, kí sinh trong ruột non của lợn. Giun đực ở đuôi có móc, thường nhỏ và ngắn hơn giun cái. Trứng giun khi bị lợn ăn phải sẽ phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non. Một vòng đời con giun cái có thể để tới 27 triệu trứng, trung bình 200 nghìn trứng ngày Trứng giun theo phân ra ngoài và có thể tồn tại đến 5 năm. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hoá.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Mầm bệnh là vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae, tồn tại vài tháng trong xác và chất thái của động vật bị bệnh; bị diệt sau vài giờ bởi các chất sát trùng thông thường, sau vài giây ở nhiệt độ 100 C.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển là loại RNA virus, thuộc chi Pestivirus, họ Flaviviridae. Mầm bệnh tồn tại lâu trong môi trường acid, khô, lạnh và bị diệt ngay khi đun sôi hoặc sử dụng các chất sát trùng thông thường như formol 3%, NaOH 3%, nước vôi 10%, vôi bột,...

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Mầm bệnh là virus cúm nhóm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có 2 kháng nguyên bề mặt là H (Haemagglutinin) và N (Neuraminidase). Mầm bệnh tồn tại vài tuần trong chất hữu cơ ở môi trường tự nhiên và bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường. Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo 2 dường chính là hô hấp và tiêu hoá

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Mầm bệnh là vi khuẩn Gram âm Pasteurella, có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường đất ẩm ướt, nhiều chất hữu cơ và thiếu ánh sáng. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường nhiều hơn vào mùa mưa.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Mầm bệnh là tiên mao trùng Trypanosoma evansi, là một loại kí sinh trùng đơn bảo, có hình mũi khoan, sống kí sinh và di chuyển được trong máu nhờ một rơi tự do. Trâu, bò bị nhiễm bệnh thông qua vật trung gian truyền bệnh là các loại ruồi trâu (mỏng) hút máu. Trâu, bò bắt đầu phát bệnh sau khoảng một tuần kể từ khi bị nhiễm bệnh.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh: thường rõ nhất ở lợn từ 2 đến 4 tháng tuổi; con vật chậm lớn, gầy còm, xu lông...; khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi, khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột. Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Sử dụng vỏ rễ cây xoan, bằng cách cạo bỏ lớp vỏ nâu sau đó thái nhỏ, phơi khô, sao vàng và tán thành bột hoặc sao vàng, nấu thành cao lỏng. Sử dụng nguyên liệu trên sắc nước cho heo bệnh uống.
Hạt keo dậu cũng là một nguyên liệu được sử dụng trong điều trị giun đũa cho heo. Sử dụng 100g hạt keo dậu sao đó rang vàng, tán nhỏ. Sử dụng với liều 1g tẩy cho 1kg thể trọng/ngày, bà con cho heo ăn trong 3 ngày liên tiếp, tình trạng bệnh sẽ cải thiện.

7 tháng 11 2023

Tham khảo: 

Đặc điểm gây bệnh tụ huyết trùng lợn: vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đương không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng lợn: do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.

5 tháng 8 2023

- Đặc điểm:

+ Có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật chủ mang mần bệnh.

+ Lợn ở tất cả các độ tuổi đều có thể nhiễm bệnh.

- Nguyên nhân: do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra.