K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2022

Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và  những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.

4 tháng 1 2022

Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và  những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.

14 tháng 11 2016

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em.

14 tháng 11 2016

“Con trở về tìm lại ký ức xưa

Thời dại dột yêu thương và nỗi nhớ

Tuổi học trò nước mắt nhòa trang vở

Và nụ cười tràn vào những giấc mơ”.

(Thầy tôi - My Sa)

Tình cờ em bắt gặp những câu thơ này trên một trang báo. Vần thơ tha thiết và chan chứa những nổi niềm như chính nổi lòng của em vậy. Bao ký ức của cô hiện về dìu những năm tháng học trò về bên em. Em nhớ cô nhiều lắm cô ơi!

Nhớ về cô em nhớ dáng người cô gầy yếu, mái tóc quăn xã mỗi khi đến lớp. Cô không phải là giáo viên chủ nhiệm của em, nhưng đối với em cô là người mẹ hiền thứ hai trong cuộc đời. Ngày ấy khi em còn là học sinh của mái trường THPT thị xã Quảng Trị. Ngày đầu tiên bước vào mái trường cấp III, mọi thứ đối với em trở nên xa lạ, bỡ ngỡ. Em vốn tính người ít nói lại hay mặc cảm về thân phận của mình khiến em thu mình lại không muốn giao thiệp cùng với ai như con ốc thu mình vào trong vỏ. Và rồi em đã gặp cô đó là năm cuối cùng của quãng đời học sinh. Cô là giáo viên dạy bộ môn lịch sử, môn học mà đứa học trò nào lớp em cũng không thích, chán nản vì toàn là những con số và sự kiện. Suốt hai năm học lớp 10 và 11 lớp chúng em đa số điểm thấp bởi môn sử vì chúng bạn không ấn tượng với môn học này nên không học bài. Vả lại lớp chúng em thuộc vào loại lớp cá biệt của trường. Giáo viên chủ nhiệm cũng thường đau đầu nhức óc với lớp em. Tuần nào xếp hạng thi đua cũng đứng vào top cao nhất của trường tính từ dưới lên.

Đến năm lớp 12 vẫn những trò đùa tinh nghịch ấy của lũ bạn, nhưng giáo viên bộ môn có sự thay đổi. Cô giáo dạy bộ môn sử không phải cô giáo cũ nữa mà là cô giáo mới. Cô có khuôn mặt hiền từ luôn nở nụ cười trìu mến, giọng cô miền bắc ấm áp truyền cảm đến lạ lùng. Đôi mắt cô thăm thẳm như chứa đựng đầy những tình thương bao la mà cô dành cho chúng em. Rồi những tiết học lịch sử cô dạy, chúng em không còn cảm thấy khô khan, ngáp ngủ như những năm học trước nữa mà trở nên sinh động hẳn lên bởi cô đã đem đến một luồng sinh khí mới, một phương pháp mới trong công tác giảng dạy. Tiết học nào, bài học nào cô cũng lồng ghép kể nhưng câu chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử. Cô đã khơi dậy trong chúng em niềm tự hào dân tộc, về sự hy sinh của các thế hệ cha anh để cho đất nước được nở hoa độc lập, tự do. Từ đó thấy mình sống phải đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Em còn nhớ rất rõ tiết học ngày ấy, cô giảng bài “ Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc”. Cô đã đưa chúng em về tuổi thơ của Bác, hành trình tìm đường cứu nước gian lao của Bác qua những mẫu chuyện “ Đôi bàn tay”, “ Những viên gạch hồng” và giọng cô xúc động ngẹn ngào rưng rưng nước mắt khi cô giảng sự kiện: Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt nam sau bao nhiêu năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Sau này được Người ghi lại: “ Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sung sướng biết bao! Tôi vui mừng phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

Cả lớp lặng im như hòa vào nhịp xúc động của cô. Trống đánh ra về rồi mà chúng em không hề hay biết. Hiếm có tiết học nào như thế. Kể từ tiết học hôm ấy chúng em đứa nào cũng mong đến giờ học môn sử cho dù là tiết 5 tiết cuối cùng đứa nào cũng đói bụng và mệt lả. Khi kể câu chuyện lịch sử chưa xong câu kết bao giờ cô cũng khép lại “ hồi sau sẽ rõ”, làm chúng em háo hức mong đợi như xem một bộ phim vậy, khiến những cái đầu cứng cổ của mấy cậu con trai quậy phá cũng phải thay đổi thái độ học tập của mình.

Không chỉ là giáo viên bộ môn dạy nhiệt tình, tâm huyết, cô còn là người mẹ hiền thứ hai đời em. Cô rất hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của em, một người con sống không có bố. Gia đình em lại nghèo nữa chỉ có mình mẹ em lam lũ, vất vả nuôi con ăn học thành người. Những lúc ngồi tâm sự với cô về tuổi thơ của mình cô ôm em vào lòng an ủi động viên và lau những giọt nước mắt trên khóe mi em. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng như có một lá chắn nào đó đang che chở cho em, làm điểm tựa cho em vững bước trên đường đời.

Cô còn cho em nhiều món quà nữa như áo quần, sách vở…để em tự tin hòa nhập với bạn bè trong trường, lớp. Em xin được từ chối nhưng thấy nét mặt cô thoáng buồn, cô nói “ cô coi em như đứa con gái của cô mà thôi em cứ nhận đi”. Từ đó có chuyện gì vui hay buồn hai cô trò tâm sự và chia sẻ. Tấm lòng của cô như là nguồn động viên để em “ vượt lên chính mình’’ hòa nhập với cộng đồng.

Em cứ nhớ mãi lời cô khuyên bảo nếu mình thích cái gì thì nên theo đuổi và quyết tâm làm đến cùng. Dạo đó bạn bè em háo hức rộn ràng theo việc đăng ký thi vào trường đại học, cao đẳng. Còn em không định hướng cho mình ngành gì, trường nào cả. Em rất phân vân và muốn tham khảo ý kiến của cô và nhận từ cô một lời động viên: “ Nếu em thích học ngành lịch sử thì cô sẽ em tài liệu để ôn tập”. Từ lần đó trong đầu em lóe vụt lên suy nghĩ và đi đến quyết định là đăng ký vào trường Đại học Sư phạm Huế khoa Lịch sử, ước mơ trở thành cô giáo dạy môn Lịch sử như cô.

Với quyết tâm nỗ lực của em cùng với những lời động viên của cô đã giúp ước mơ của em trở thành hiện thực. Năm đó cầm giấy báo trúng tuyển đại học em vô cùng sung sướng và chạy về báo với cô để cô mừng. Hai cô trò ôm nhau trong niềm hạnh phúc khó tả.

Rồi thời gian dần trôi, chúng em rời mái trường cấp III, đi tiếp những bước đường tương lai đang rộng mở, bỏ lại sau lưng những tháng ngày êm ả sống bên cô, bỏ lại đằng sau một ánh mắt sâu thẳm đang dõi theo từng bước chúng tôi đi, dắt chúng tôi vượt qua những nấc thang khó đi nhất, đưa chúng tôi đến với thế giới mới trải đầy nắng và hoa trên con đường xa lạ nhưng sẽ thân quên sau này. Một chuyến đò nữa cô lại đưa sang sông, rồi tiếp tục quay về bến đậu cũ chèo lái những con thuyền cập bến tương lai.

Giờ đây em đã lớn khôn và sải cánh bay xa trên mọi nẻo đường nhưng những kỷ niệm của tuổi học trò, về cô em không thể nào quên được. Trở lại mái trường xưa, ngôi trường cô đã từng dạy và em đang đứng trên bục giảng kế thừa sự nghiệp của cô để giảng bài lịch sử cho các em. Hình bóng cô thấp thoáng đâu đây như ngày xưa đó nhưng em không tìm thấy cô nữa bởi cô đã nghỉ hưu và chuyển vào sinh sống ở Đà Nẵng. Giờ đây không còn gặp cô để tâm sự nhiều nữa nhưng em luôn nhớ về cô và mãi mãi in sâu trong tâm trí em – người mẹ hiền thứ hai trong đời tôi.

Câu 1:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Câu 2: 

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

17 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Quê hương em đang vào độ lúa chín, những thửa ruộng được phủ màu vàng bát ngát tận cuối chân trời. Vừa thanh bình lại vừa đẹp làm sao.

Mới ngày nào còn là những bông lúa non đang thời kỳ trổ bông, vậy mà hôm nay đã chín vàng hết cả. Nhìn từ xa, những cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng óng khổng lồ trải dài khắp xóm làng. Đến gần, ngắm nghía từng bông lúa mẩy hạt đã chín hẳn, bông nặng trĩu kéo cành lúa cong xuống. Một làn gió thổi qua, những bông lúa nhấp nhô như những đợt sóng mềm mại và dịu dàng. Đây cánh đồng lúa chín vàng, kia những con đường làng phủ đầy hoa đẹp đẽ, một không gian ngày mùa rực rỡ sắc màu. Thỉnh thoảng có tiếng mấy chú chim chiền chiện bay ngang qua cánh đồng. Những bông lúa chụm đầu vào nhau như đang trò chuyện. Bà con í ới gọi nhau đi gặt lúa, những chiếc nón, những tấm lưng nhấp nhô và tiếng cười nói vui vẻ của mọi người và tiếng xe công nông chở lúa về hợp tác xã để tuốt. Không gian thật nhộn nhịp và vui vẻ. Ánh nắng trên cao hắt xuống, hắt xuống cánh đồng lúa vàng ươm lấp lánh như những hạt vàng hạt ngọc. Hắt cả lên khuôn mặt của những người dân quê mình chân lấm tay bùn. Ngắm cánh đồng lúa luôn khiến em có một cảm giác yên bình, giản dị, đây là công sức lao động vất vả cần cù của người dán, màu lúa chín vàng ươm là một mùa màng bội thu đã về. Nhìn cánh đồng lúa bát ngát, bóng mẹ gặt, bóng cha chở lúa về và xa xa những đàn cò trắng thẳng cánh bay, thấy quê hương mình thật đẹp. Những hạt lúa là hạt vàng, hạt ngọc quý giá vô ngần, chứa đựng tinh hoa của trời đấy. Hạt lúa to và mẩy nhìn thật thích. Sao quên được những ngày thả diều cùng lũ bạn, ngồi chơi cỏ gà bên bờ mương và những ngày cùng cha phơi thóc.

Cánh đồng lúa bình dị và quen thuộc, nhưng với em đây là một cảnh đẹp, một không gian yên bình mà em yêu nhất. Nhìn cánh đồng lúa, em càng yêu thêm quê hương, yêu bàn tay lao động cần cù của người dân quê mình.

17 tháng 12 2021

tham khao:

Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình. Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẳn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cầy cáy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu chở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương. Quê tôi chẳng giàu có cũng chẳng nhộn nhịp tấp nập, quê tôi là một nơi bình dị, là vùng nông thôn suốt những năm tháng đều phải chịu nắng mưa dãi dầu, cuộc sống tuy khó khăn nhưng tất cả rất yên bình và nhẹ nhàng không có sự cãi vả hay tranh dành, đó là nơi tôi được sinh ra và lớn lên là nơi in đậm kí ức tuổi thơ của tôi, in đậm dấu ấn về ông bà, về những người thân yêu mà tôi luôn mong mỏi tìm về. 
28 tháng 11 2021

tham khảo:

Trước cổng nhà em có trồng một cây bàng. Tuy không quá cao lớn nhưng cây vẫn có một vẻ đẹp rất riêng.

Từ hồi nhà em chuyển về đây là đã có cây bàng rồi, nên cũng không biết cây đã bao nhiêu tuổi. Cây không cao lắm, chỉ hơn cột đèn đường một chút. Thân cây thẳng, to và vạm vỡ như cây cột đình. Lớp vỏ bên ngoài sần sùi, riêng phần vỏ gần gốc được quét vôi trắng để bảo vệ cây. Cây bàng có ba cành chính to chừng bắp tay. Từ đó tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ lại đẻ ra nhánh con, chi chít đan vào nhau như mạng nhện. Lá bàng to chừng gần bằng quyển vở, như hình giọt nước. Mùa xuân, hè lá xanh biếc, tươi mát. Mùa thu lá chuyển đỏ, cam rồi rụng hết về cội.

Em và các bạn rất thích chơi dưới gốc cây bàng. Nào là chơi nấu ăn, nhảy dây, đọc truyện. Không thì chỉ đơn giản là ngồi trò chuyện đủ thứ trên đời, rồi tiện tay lấy một chiếc lá bàng làm quạt. Thế là vui vẻ hết buổi chiều.

Em rất quý cây bàng. Nên mong cây sẽ luôn khỏe mạnh và xanh tốt.

28 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Trước cổng nhà em có trồng một cây bàng. Tuy không quá cao lớn nhưng cây vẫn có một vẻ đẹp rất riêng.

Từ hồi nhà em chuyển về đây là đã có cây bàng rồi, nên cũng không biết cây đã bao nhiêu tuổi. Cây không cao lắm, chỉ hơn cột đèn đường một chút. Thân cây thẳng, to và vạm vỡ như cây cột đình. Lớp vỏ bên ngoài sần sùi, riêng phần vỏ gần gốc được quét vôi trắng để bảo vệ cây. Cây bàng có ba cành chính to chừng bắp tay. Từ đó tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ lại đẻ ra nhánh con, chi chít đan vào nhau như mạng nhện. Lá bàng to chừng gần bằng quyển vở, như hình giọt nước. Mùa xuân, hè lá xanh biếc, tươi mát. Mùa thu lá chuyển đỏ, cam rồi rụng hết về cội.

Em và các bạn rất thích chơi dưới gốc cây bàng. Nào là chơi nấu ăn, nhảy dây, đọc truyện. Không thì chỉ đơn giản là ngồi trò chuyện đủ thứ trên đời, rồi tiện tay lấy một chiếc lá bàng làm quạt. Thế là vui vẻ hết buổi chiều.

Em rất quý cây bàng. Nên mong cây sẽ luôn khỏe mạnh và xanh tốt

26 tháng 11 2016

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời

26 tháng 11 2016

Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.

Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.

Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.

Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.

Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.

Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.

Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.

Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!

  
9 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Bố em rất hay đi công tác xa nhà, vì công việc nên có khi cả tháng bố mới về nhà một lần, biết em rất nhớ bố nên lần nào bố đi công tác cũng mua quà cho em, mỗi lần là một món quà khác nhau, món quà lần gần đây nhất là một chú búp bê lật đật.

Em có một người bố rất tuyệt vời, bố luôn tâm lý và thấu hiểu mọi điều, mỗi một món quà của bố đều mang ý nghĩa, ví dụ như nếu em bị ốm bố sẽ mua quà là đồ ăn bổ dưỡng, lần này bố tặng cho em con lật đật là muốn nhắn nhủ em phải kiên cường, mạnh mẽ, tự biết đứng lên khi vấp ngã. Con lật đật có hình dáng mũm mĩm rất đáng yêu, chiếc bụng to tròn với khuôn mặt tròn xoe, đôi mắt long lanh, hai má phúng phính và luôn nở nụ cười tươi. Con lật đật được làm bằng nhựa cứng và thiết kế phần chân nặng chắc, lật đất dù có bị xô đẩy về mọi phía mạnh đến cỡ nào cũng không bao giờ bị ngã, nó có khả năng tự đứng dậy và cân bằng trở lại trạng thái ban đầu. Mỗi khi em nhớ bố hay em buồn về một chuyện gì đó em lại ngồi chơi với con lật đật, nhìn nó nghiêng ngả rất buồn cười và đáng yêu, chỉ cần cử động là con lật đật lại phát ra tiếng nhạc, những bản nhạc du dương dễ chịu khiến em cảm thấy rất thư giãn, thoải mái tinh thần.

Món quà búp bê lật đật em vẫn luôn gìn giữ bên mình, thi thoảng em vẫn chơi với nó để lấy lại tinh thần học tập, con lật đật giúp em có những suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn trong cuộc sống.