Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Giai đoạn sau cai sữa (7 - 20kg):
- Nhu cầu năng lượng (ME) và protein cao. protein thô 20%, ME 3 300 Kcal/kg.
- Khẩu phần phải được chế biến tốt, cho ăn nhiều bữa/ngày.
Giai đoạn lợn choai (20 - 60kg):
- Khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 16-18%, ME 3 200 Kcal/kg
- Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu
Giai đoạn vỗ béo (60 - 100kg):
- Khẩu phần ăn giảm protein thô 19%, ME 3200 Kcal/kg
- Nước uống sạch và đầy đủ theo nhu cầu
Tham khảo:
1. Nuôi dưỡng, chăm sóc bê theo mẹ
Giai đoạn này bê bú sữa mẹ, cần phải giữ ấm, tránh gió lùa.
Từ tháng thứ 2 có thể tập ăn cho bê với thức ăn tập ăn vả cỏ xanh.
Cai sữa cho bê khi bê có thể thu nhận 2 kg thức ăn tinh tính theo vật chất khô ngày, thường vào lúc bê 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng sữa thay thế có thể giúp cai sữa sớm bê ở khoảng 3 – 4 tháng tuổi.
Cho bê vận động tự do dưới ánh nắng trong thời tiết nắng ấm để có đủ vitamin D giúp chắc Xương.
Cai sữa ở 6 tháng tuổi.Nhu cầu protein trong khẩu phần ở giai đoạn này cao, trung bình 14%.
2. Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn sinh trưởng
Giai đoạn này bỏ tập trung phát triển khung xương và đạt khối lượng, kích thước của bò trưởng thành. Khẩu phần ăn chủ yếu là thức ăn thô, xanh có bổ sung thức ăn tính và khoáng. Hàm lượng Ca và P trong khẩu phần ăn lần lượt là 0,3 – 0,6% và 0,2 – 0,4%. 3. Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn vỗ béo Sử dụng khẩu phần ăn 60 – 70% thức ăn tinh và 30 – 40% thức ăn thô, xanh vì giai đoạn này bỏ tăng trưởng nhanh. Khối lượng cơ thể bò có thể tăng từ 1,3 đến 1,6 kg/con/ngày với các giống bò năng suất cao. Cuối giai đoạn này bỏ bắt đầu tích lũy mỡ, vì vậy không nên kéo dài thời gian nuôi. Giai đoạn vỗ béo, protein khẩu phần giảm xuống trung bình 90 %. Chuồng trại, mảng ăn, máng uống cần được vệ sinh định kì. Tẩy giun, sản cho bỏ trước khi vỗ béo. Tiêm vaccine phòng các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, bại liệt, 2 lần/ năm.
1. Biểu hiện lợn nái sắp sinh:
- Cắn phá chuồng (làm tổ).
- Ăn ít hoặc bỏ ăn.
- Bầu vú căng bóp ra tia sữa
- Khi thấy dịch nhờn có phân su thì lợn nái sẽ đẻ trong vòng 30 phút trở lại.
2. Chuẩn bị
- Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ, ô úm
- Chuẩn bi dụng cụ đỡ đẻ, dung dịch sát trùng.
- Vệ sinh cho lợn nái trước khi sinh
- Chuyên lợn nái lên chuồng đẻ
3. Đỡ đẻ:
- Thời gian đẻ 5 – 10 phút/con.
- Can thiệp khó đẻ: sau 1h lợn nái chưa sinh hoặc thời gian đẻ kéo dài.
- Lợn con đẻ ra cần được lau sạch nhót ở miệng, mũi, lau khô toàn thân cắt rốn, bấm răng nanh, chuyển vào ô úm.
4. Chăm sóc lợn nái và lợn con sau sinh:
- Kiểm tra sót nhau ở lợn mẹ.
- Ô úm lợn con có đèn sưởi nhiệt độ 35 °C. Những ngày sau giảm 2 °C/ngày đến ngày thứ 8 duy trì 23-25 °C.
- Cho lợn con bú sữa đầu trong 16h sau sinh (con nhỏ bú trước).
- Tiêm sắt cho lợn con trong 1 – 3 ngày tuổi.
- Thiến lợn đực ở 3 – 7 ngày tuổi.
- Cho tập ăn sớm 4 – 5 ngày tuổi.
- Cai sữa cho lợn con 21 – 28 ngày tuổi.
- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là thực hiện các công việc:
+ Chuẩn bị chuồng nuôi và mật độ nuôi.
+ Thức ăn và cho ăn.
+ Chăm sóc.
- Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng, lợn thịt và bò sữa cần chú ý những vấn đề: chuồng nuôi, mật độ nuôi, thức ăn và cho ăn, chăm sóc.
Tham khảo:
Một số ứng dụng công nghệ cao chủ yếu trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:
- Công nghệ ứng dụng trong sản xuất và chế biến thức ăn: thức ăn hỗn hợp, thức ăn ủ men. thức ăn ủ chua,...
- Công nghệ ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học cho chăn nuôi (men ủ thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lí chất thải, probiotics,...) và các sản phẩm bồ sung thức ăn (enzyme, amino acid, sinh khối nắm men, premix,...).
-Công ngệ trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh: ứng dụng kĩ thuật PCR trong chân đoán bệnh; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine, thuốc kháng sinh, các chế phẩm hỗ trợ phòng. trị bệnh,...; ứng dụng các thiết bị hiện đại như cảm biến, camera giám sát,... hỗ trợ theo dõi sức khoẻ vật nuôi.
Tham khảo!
Những công việc cần làm để nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
- Chuẩn bị chuồng trại một cách tốt nhất, chọn nơi đủ mát, đủ ấm, đủ ánh sáng để làm chuồng
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con.
- Tiêm thuốc phòng các bệnh theo đúng từng giai đoạn
- Giữ ấm cho cơ thể.
- Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh).
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng.
- Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi.
- Cần phải cho vật nuôi vận động, tắm chải thường xuyên, kiểm tra thể trọng và tinh dịch.
- Thức ăn phải có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin.
- Thường xuyên bổ sung các loại thức ăn để đảm bảo vật nuôi được đủ chất
- Làm cho khả năng phối giống và chất lượng đời sau có thể tăng lên.
Tham khảo:
Giai đoạn 1: Nuôi dưỡng, chăm sóc bê theo mẹ
- Giai đoạn này bê bú sữa mẹ, cần phải giữ ấm, tránh gió lùa. Từ tháng thứ 2 có thể tập ăn cho bé với thức ăn tập ăn và cỏ xanh. Cai sữa cho bê khi bê có thể thu nhận 2 kg thức ăn tinh tính theo vật chất khô/ngày, thường vào lúc bê 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng sữa thay thế có thể giúp cai sữa sớm bê ở khoảng 3 – 4 tháng tuổi
- Cho bê vận động tự do dưới ánh nắng trong thời tiết nắng ấm để có dù vitamin D giúp chắc xương. Cai sữa ở 6 tháng tuổi. Nhu cầu protein trong khẩu phần ở giai đoạn này cao, trung bình 14%.
Giai đoạn 2: Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn sinh trưởng
- Giai đoạn này bò tập trung phát triển khung xương và đạt khối lượng, kích thước của bò trưởng thành. Khẩu phần ăn chủ yếu là thức ăn thô, xanh có bổ sung thức ăn tính và khoáng. Hàm lượng Ca và P trong khâu phần ăn lần lượt là 0,3 - 0,6% và 0,4%
Giai đoạn 3: Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn vỗ béo
- Sử dụng khẩu phần ăn 60 - 70% thức ăn tinh và 30 – 40 % thức ăn thô, xanh vì giai đoạn này bỏ tăng trưởng nhanh. Khối lượng cơ thể bỏ có thể tăng từ 1,3 đến 1,6 kg/con/ngày với các giống bò năng suất cao. Cuối giai đoạn này bỏ bắt đầu tích lũy mỡ, vì vậy không nên kéo dài thời gian nuôi. Giai đoạn vỗ béo, protem khẩu phần giảm xuống trung bình 9%
- Chuồng trại, máng ăn, máng uống cần được vệ sinh định kì
- Tẩy giun, sán cho bò trước khi vỗ béo
- Tiêm vaccine phòng các bệnh lở mồm long móng, tự huyết trung, bại liệt, 2 lần năm.
* Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng:
- Chuồng nuôi: làm ở vị trí yên tĩnh và có thêm ổ đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng; ổ đẻ bố trí chắc chắn, thu trứng thuận lợi, số lượng phù hợp.
- Mật độ: từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng.
- Thức ăn: đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
- Cho ăn: 2 lần/ngày; bổ sung bột vỏ trứng, bột xương, vỏ sò, vỏ hến; uống nước sạch theo nhu cầu.
- Chăm sóc:
+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.
+ Nhiệt độ: 18oC đến 25oC, độ ẩm: 65% đến 80%.
+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.
+ Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày.
* Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt:
- Chuồng nuôi: làm nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.
- Thức ăn: phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
- Cho ăn: Theo 2 cách:
+ Tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể.
+ Đổ đầy cám vào máng ăn tự động, hết lại đổ tiếp.
- Chăm sóc:
+ Đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.
+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.
+ Tiêm vaccine đầy đủ, theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.
* Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa:
- Chuồng nuôi: thông thoáng tự nhiên
+ Bán công nghiệp
+ Công nghiệp
- Thức ăn: thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung.
- Cho ăn: trộn lẫn thức ăn tinh với thức ăn thô.
- Chăm sóc:
+ Chống nóng cho bò sữa.
+ Chiếu sáng hợp lí.
+ Giảm thiểu tối đa các stress.
+ Vệ sinh và quản lí sức khỏe.
+ Khai thác sữa.
Cần thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc hợp lí cho lợn mẹ để phòng bệnh phân trắng lợn con vì các lý do sau:
1. Phòng ngừa lây nhiễm: Lợn mẹ có vai trò quan trọng trong việc truyền nhiễm các bệnh cho lợn con thông qua sữa mẹ hoặc tiếp xúc trực tiếp. Bằng cách cung cấp chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tốt cho lợn mẹ, ta có thể tăng cường hệ miễn dịch của chúng và giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho lợn con.
2. Tăng cường sức khỏe lợn con: Lợn con được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt từ lợn mẹ sẽ có sức khỏe tốt hơn, kháng bệnh tốt hơn và có khả năng phát triển tốt hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh phân trắng và các bệnh khác.
3. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ: Lợn mẹ cần được cung cấp chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và sản xuất sữa mẹ chất lượng. Sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp lợn con phát triển khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt
4. Kiểm soát môi trường nuôi: Đảm bảo môi trường nuôi của lợn mẹ sạch sẽ, thoáng mát và không gây stress cho chúng. Môi trường nuôi tốt giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và tăng cường sức khỏe cho lợn mẹ và lợn con.
5. Giám sát sức khỏe: Theo dõi sức khỏe của lợn mẹ định kỳ và kiểm tra các triệu chứng bất thường. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và xử lý kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Tham khảo:
- Giai đoạn mang thai từ 1 đến 90 ngày: khẩu phần ăn 1,8 – 2,2 kg/con/ngày.
- Giai đoạn từ 91 đến 107 ngày tăng lượng thức ăn lên 2,5 – 3 kg/con/ngày.
- Giai đoạn chưa kì cuối từ 108 ngày đến lúc dẻ cần giảm dần lượng thức ăn từ 3 kg/con/ngày xuống 0,5 kg/con/ngày vào ngày đẻ để tránh chèn ép bào thai và giúp lợn núi dễ đẻ.
- Trong thời gian chửa nên cho nái ăn thêm cỏ, rau xanh để chống táo bón.
- Khi lợn nái đẻ có thể không cho ăn để tránh sốt sữa.
- Nái đẻ xong nên tăng dần lượng thức ăn đến ngày thứ 7. Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn theo nhu cầu. Thời kì lợn nái nuôi con, thức ăn phải có chất lượng tốt, không mốc hỏng. Mảng ăn, mảng uống phải được vệ sinh sạch sẽ và cung cấp nhiều nước.