Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề | Phương pháp nghiên cứu | Các bước thực hiện nghiên cứu |
a) Xác định hàm lượng đường trong máu | Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm | - Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm + Chuẩn bị máy đo đường huyết, cồn sát trùng, kim chích. - Bước 2: Tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm + Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo + Lắp kim lấy máu vào ống bút + Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn + Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác. + Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về + Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn. + Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo. + Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu. + Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn - Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm + Báo cáo chỉ số đo đường huyết thu nhận được. + Tham chiếu với chỉ số đường huyết tiêu chuẩn để đưa ra đánh giá sơ bộ về tình hình sức khỏe. - Bước 4: Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm. |
b) Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ | Phương pháp thực nghiệm khoa học | - Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế mô hình thực nghiệm + Chuẩn bị vườn cây thí nghiệm (cây trồng 18 tháng có thể xử lí ra hoa). + Chọn loại tác nhân tác động để thiết kế mô hình thí nghiệm: Ví dụ chọn tác nhân thời gian chiếu sáng thì chia làm các lô thí nghiệm với thời gian chiếu gian vào ban đêm khác nhau như 0 giờ, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ,… (mỗi lô thí nghiệm cần có đủ số lượng cây nhất định khoảng 50 - 100 cây cho mỗi lô). - Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu + Tiến hành tưới nước và bón phân cho các cây với chế độ như nhau. + Theo dõi, ghi chép tỉ lệ ra hoa, năng suất quả giữa các lô thí nghiệm. - Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập và báo cáo kết quả thực nghiệm + Lập bảng so sánh tỉ lệ ra hoa, năng suất quả từ đó rút ra kết luận về thời gian chiếu sáng vào ban đêm thích hợp để kích thích thanh long ra hoa trái vụ. |
c) Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người | Phương pháp quan sát | - Bước 1: Xác định đối tượng quan sát và phạm vi quan sát + Đối tượng quan sát: Cấu tạo của cơ thể người. + Phạm vi quan sát: Tranh ảnh, mô hình cấu tạo của cơ thể người. - Bước 2: Xác định công cụ quan sát + Quan sát trực tiếp bằng mắt thường. - Bước 3: Thu thập, ghi chép và xử lí các dữ liệu quan sát được + Tiến hành ghi chép bằng sổ tay, máy ảnh,… để ghi nhận về các phần, các cơ quan cấu tạo cơ thể người. |
Tên bệnh | Tên virus
| Phương thức lây truyền | Thiệt hại | Biện pháp phòng bệnh | Đề xuất khẩu hiệu tuyên truyền phòng bệnh |
Covid - 19 | Virus corona | Qua đường hô hấp | Suy giảm sức khỏe cộng đồng. | Đeo khẩu trang, cách li y tế, tiêm vacine,… | Thông điệp 5K. |
Vàng lùn xoắn lá ở lúa | Virus lùn xoắn lá | Do vật trung gian truyền bệnh (rầy nâu) | Gây thiệt hại lớn về sản lượng lúa thu hoạch. | Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh, sử dụng các giống kháng rầy | Diệt rầy nâu, kháng sâu hại |
Đa lượng
- Hàm lượng: 99,4 %
- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
- Đại diện: C, H, O, N, S, K...
Vi lượng
- Hàm lượng: 0,4 %
- Vai trò: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào như tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin.
- Đại diện: Fe, Cu, Mo, Bo, I…
- Cách bảo quản của cửa hàng tạp hóa là sai do theo thông tin trên nắp hộp, cần bảo quản sữa chua ở điều kiện lạnh với nhiệt độ 6 oC – 8 oC.
- Giải thích hiện tượng nắp hộp sữa chua bị phồng lên: Ở điều kiện từ 28 – 30 oC, vi khuẩn lactic trong hộp sữa chua không bị ức chế nên tiếp tục hoạt động lên men tạo lactic acid, tạo ra bọt khí CO2 và nước. Khí CO2 sinh ra làm cho nắp hộp sữa chua bị phồng lên.
- Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.
- Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.
Bảng 11.2. Tổng kết các giai đoạn của hô hấp tế bào
Đường phân
Oxi hóa pyruvic acid
và chu trình Krebs
Chuỗi truyền electron
Nơi
xảy ra
Tế bào chất
Chất nền ti thể
Màng trong ti thể
Nguyên liệu
Glucose, ADP, NAD+, Pi
Pyruvic acid, ADP, Pi, NAD+, FAD
NADH, FADH2, ADP, Pi, O2
Sản phẩm
Pyruvic acid, ATP, NADH
ATP, NADH, FADH2, CO2
ATP, H2O, NAD+, FAD+
Phương trình tổng quát
Glucose + 2 ADP + 2 Pi + 2 NAD+ → 2 pyruvic acid + 2 ATP + 2 NADH
2 pyruvic acid + 2 ADP + 2 Pi + 8 NAD+ + 2 FAD+ → 6 CO2 + 2 ATP + 8 NADH + FADH2
10 NADH + 2 FADH2 + 34 ADP + 34 Pi + 3 O2 → 10 NAD+ + 2 FAD + 34 ATP + 6 H2O