K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2017

Em mời khách vào nhà chơi. Giới thiệu khách với bà nội. Kéo ghế mời khách ngồi. Pha trà rót nước mời khách. Mời bà và khách uống nước. Xin phép bà ngồi nói chuyện với khách. Tiễn khách ra về. Mời khách có dịp quay lại chơi.

18 tháng 9 2017

trích trong : 102 ..........GÌ ĐÓ Ý ( kể về bác Hồ; hiếu khách ..... )

Anh Việt Phương đã kể câu chuyện khi Bác Hồ gặp một cháu nhỏ, con một đồng chí làm việc ở Trung ương. Đồng chí ấy đưa con vào cơ quan nhưng vì bận công tác nên buổi trưa chưa về kịp. Do vậy, Bác “mời” cháu nhỏ cùng ăn cơm với Bác (xin nhớ trong ngôn ngữ của Bác, không có chữ “cho”, mà chỉ có “tặng”, “biếu”, “mời”, “chia”…). Hôm ấy, bác Tô (Đồng chí Phạm Văn Đồng) cũng dùng bữa với hai bác cháu.

Ngồi vào mâm cơm chú bé sợ lắm, không biết “mở đầu” trận “chiến đấu” từ đâu. Mâm cơm chỉ có một bát canh nên chú bé chưa dám lấy; còn đĩa thịt gà lại để gần phía bác Tô. Nhìn chú bé, Bác biết ý nên gắp bỏ vào bát của cháu miếng thịt gà, suất của Bác. Sau đó, Bác lại gắp thêm thức ăn, chan canh vào bát cơm của cháu nhỏ. “Tiêu diệt” được hai bát, chú bé đặt bát xuống mâm cơm và nói “Cháu ăn xong rồi ạ” rồi ù té chạy. Bác mời cháu bé quay lại và ôn tồn bảo:

- Này cháu, chưa xong đâu. Cháu vào đây. Thế này nhé, hôm nay bác Tô và Bác Hồ (xin chú ý: bác Tô trước) mời cháu ăn cơm. Cháu ăn xong, cháu phải cảm ơn rồi mới đi chứ, không cảm ơn đã đi là không được đâu.

Cháu bé vòng tay, cúi đầu:

- Cháu cảm ơn Bác Hồ, cháu cảm ơn bác Tô ạ… ạ…

Vừa nói xong, cháu bé lại co cẳng chạy. Ra đến cửa, Bác Hồ lại gọi:

- Chưa, chưa xong đâu, cháu lại đây. Cháu còn nhỏ, bây giờ về nhà cũng chơi thôi. Cháu ăn xong, cháu phải đi rửa bát của cháu cho sạch, đặt lên bàn, chứ không được để cô cháu hầu cháu đâu.

Nghe lời Bác dạy, cháu nhỏ mang bát đi rửa, rửa đi rửa lại, sạch sẽ rồi mang vào xếp lên kệ. Sau khi cháu nhỏ làm xong việc, Bác Hồ nhẹ nhàng bảo:

- Mời cháu ngồi xuống ăn “tráng miệng” với Bác, bác Tô có việc về rồi.

Bác Hồ cắt quả táo làm hai phần: phần trên nhỏ, phần dưới to trông như một cái nồi đồng có cái vung.

- Bây giờ hai Bác cháu mình chia nhau nhé, Bác mời cháu cái “vung” nhỏ còn Bác ăn cái “nồi” to. Cháu có biết tại sao Bác chia như vậy không? Bác thì lao động, buổi sáng làm việc, buổi chiều làm việc. Lao động như vậy là Bác phải ăn nhiều nên Bác ăn cái “nồi to”. Cháu thì chưa lao động nên cháu ăn cái “vung” nhỏ thôi. Cháu nhớ khi về gia đình ăn cơm với bố mẹ, cháu phải biết chia phần. Bố mẹ đi lao động cả ngày, bố mẹ phải ăn phần to. Cháu chia cho bố mẹ phần to, cháu ăn phần nhỏ thôi. Cháu đừng giành ăn phần to của bố mẹ nhé…

Một cựu chiến binh nghe chuyện xong nói:

- Bác dạy cán bộ đấy! Làm tùy sức, hưởng tùy năng… xã hội chủ nghĩa đấy! Còn cái anh làm ít ăn nhiều, ăn vụng, ăn trộm thì còn lâu, còn “Tết”, đất nước mới khá lên được…

20 tháng 12 2020

lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác

 

20 tháng 12 2020

bn ơi còn phải kể 4 việc làm kể về lễ độ nữa chứ

17 tháng 2 2022

Truyền thống:

  Làm giàu từ nghề làm gốm truyền thống.

Kế thường nghề làm cốm của gia đình khi lớn lên chị Nguyễn Thị Tuyết Nga ở xã cát tường huyện phù cát tỉnh Bình Định quyết định chọn nghề làm gốm truyền thống để lập nghiệp chị nha để mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm và thương hiệu nổi tiếng Đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm đến nay nghề gốm truyền thống của gia đình chị Nga đã xây dựng được thương hiệu nổi tiếng mang lại thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở địa phương.

Yêu thương con người : 

Thiên Sứ 7 Tuổi Hiến Giác Mạc.

Cũng giống như những người bạn cùng tuổi Nguyễn Hải An là một cô bé có nhiều ước mơ em thích vẽ tranh và các hát suốt ngày tháng 9 năm 2017 , Hải An bị bệnh u não có ưu đãi chèn lên dây thần kinh nên y học không thể can thiệp được từ đó mẹ em xin nghỉ việc để đồng hành cùng con gái nhỏ mẹ hãy kể chuyện cho Hải Anh nghe về chuyện hiến tặng nội tạng cho người bị bệnh một lần khi con tỉnh táo em tâm sự với mẹ con cũng muốn sau này làm thế nào khi mất đi những bộ phận vẫn còn tồn tại vẫn sống trên cơ thể của người khác 6 tháng 2 năm 2018 tại bệnh viện mắt trung ương đã diễn ra hai ta ghép giác mạc thành công món quà mà bé ăn để lại sau gần một giờ phẫu thuật hai người may mắn nhận được giác mạc là bệnh nhân 42 tuổi mắc bệnh loạn dưỡng giác mạc di truyền và bệnh nhân trên 70 tuổi bị bệnh sẹo đục giác mạc như vậy hai bệnh nhân được ghép giác mạc đã nhìn rõ như bình thường.

11 tháng 10 2016

- Đi hỏi về chào. 
- Đi thưa về trình. 
- Đi thưa cho biết về trình cho hay. 
- Đi thưa về gửi. 
- Gọi dạ bảo vâng. 
- Lời chào cao hơn mâm cổ. 
- Tiếng mời thơm hơn mùi rượu. 
- Tiên học lễ hậu học học văn. 
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều. 
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. 
- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng. 
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà 
Kính già, già để tuổi cho

11 tháng 10 2016

   -Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

   -Tiên học lễ hậu học học văn. 

  -Yêu trẻ, trẻ đến nhà 
Kính già, già để tuổi cho

15 tháng 10 2016

- Đi hỏi về chào 

- Lời chào cao hơn mâm cỗ 

- Tiếng mời thơm hơn mùi rượu

-Tiên học lễ hậu học văn 

- Muốn sang thì bắc cầu Kiều 

-Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy 

- Ăn coi nồi , ngồi nom hướng 

- Yêu trẻ, trẻ đến nhà 

-Kính già , già để tuổi cho 

- Tôn sư trọng đạo 

- Kính trên , nhường dưới banhqua

 

11 tháng 12 2016

- Đi thưa về gửi

- Trên kính dưới nhường

- Lời chào cao hơn mâm cỗ

- Tiên học lễ hậu học văn

- Tôn sư trọng đạo

- Yêu trẻ, trẻ đến nhà

Kính già, già để tuổi cho

- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
22 tháng 12 2020

1. Một số hành vi của siêng năng kiên trì: Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày; Học, làm bài tập về nhà đầy đủ; hoàn thành những việc bản thân đã hứa; làm việc tự lập, không ỷ lại.

2. Một số ca dao tục ngữ về lễ độ: 

-Đi hỏi về chào.

- Đi thưa về trình

- Lời chào cao hơn mâm cổ.

- Tiếng mời thơm hơn mùi rượu.

- Tiên học lễ hậu học học văn.

- Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng.

- Yêu trẻ, trẻ đến nhà Kính già, già để tuổi cho

 

17 tháng 11 2021

Ai ai trong chúng ta cũng đều cần những tấm lòng yêu thương, nhân ái của người với người để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Có được lòng yêu thương, sự nhân ái, đùm bọc của mọi người, chúng ta sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa và ấm áp hơn. Tình thương yêu, lòng nhân ái không chỉ được thể hiện giữa các thành viên trong gia đình mà nó cần được lan rộng giữa người với người, không kể già, trẻ, lớn, bé, không kể giàu nghèo...

Dưới đây hãy cùng lắng nghe những câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người hay đã được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay để càng hiểu hơn về những bài học quý báu này bạn nhé.

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Thương người như thể thương thân.

 

Chỉ gói gọn trong 6 từ đơn giản, thế nhưng câu ca dao tục ngữ về lòng yêu thương con người này lại có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Tình yêu thương xuất phát từ đáy lòng, sự yêu thương mọi người trong gia đình, yêu thương đồng bào, đồng chí cũng giống với yêu thương chính bản thân mỗi người vậy.

 

 

24 tháng 11 2016

Câu chuyện về tấm gương nghèo vượt khó trong học tập

- Sách giáo dục công dân bài 11 trang 26

Câu chuyện về công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em

- Sách giáo dục công dân bài 12 trang 29

Câu chuyện về Công dân nước Cộng hòa xã hội Việt Nam

- Sách giáo dục công dân bài 13 trang 32

Câu chuyện về quyền và nghĩa vụ học tập

- Sách giáo dục công dân bài 15 trang 39

Tất cả đều nằm trong sách giáo dục công dân

16 tháng 4 2021

Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

16 tháng 4 2021

Mình làm từng câu 1 nhé.

18 tháng 1

Câu 1: Tự nhận thức bản thân là gì? Vì sao phải tự nhận thức đúng đắn bản thân mình?

- Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ về bản thân mình, bao gồm tính cách, cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, giá trị, mục tiêu,... Người có khả năng tự nhận thức tốt có thể đánh giá bản thân một cách khách quan, biết được mình cần gì, muốn gì, hiểu được những tác động của bản thân đến người khác.

- Tự nhận thức đúng đắn bản thân là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta:

+  Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
+ Hiểu được những mong muốn, nhu cầu của bản thân để đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
+ Tự tin và thành công trong cuộc sống.

Câu 2: Một câu chuyện về sự tự nhận thức bản thân

                                           Bài làm
Em từng đọc một câu chuyện về một chàng trai có tên là Nam. Nam là một học sinh giỏi, luôn được bạn bè và thầy cô yêu quý. Tuy nhiên, Nam lại có một nhược điểm là rất tự cao, luôn cho rằng mình giỏi nhất. Một ngày nọ, Nam tham gia một cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Nam rất tự tin vào khả năng của mình và nghĩ chắc chắn sẽ giành giải cao. Tuy nhiên, kết quả lại không như mong đợi. Nam chỉ đạt giải khuyến khích. Lần đầu tiên trong đời Nam phải đối mặt với thất bại, Nam cảm thấy rất thất vọng và xấu hổ. Nam bắt đầu suy nghĩ lại về bản thân và nhận ra rằng mình đã quá tự cao, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Sau đó, Nam đã thay đổi bản thân. Nam trở nên khiêm tốn hơn, luôn lắng nghe ý kiến của người khác và cố gắng học hỏi thêm. Kết quả là trong những năm học tiếp theo, Nam đã đạt được nhiều thành tích cao hơn và trở thành một người thành công trong cuộc sống. Câu chuyện của Nam là một minh chứng cho tầm quan trọng của sự tự nhận thức bản thân. Khi chúng ta biết nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, chúng ta sẽ có thể thay đổi và phát triển bản thân theo hướng tích cực.