Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Rùa và thỏ (Bài đọc thêm)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang có" sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười.
Nó nghĩ: ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm...
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Phỏng theo LA PHÔNG-TEN
* Ý nghĩa: Thỏ chủ quan, tự cao, tự đại nên đã thất bại trong cuộc chạy thi với Rùa.
Rùa và thỏ (Bài đọc thêm)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang có" sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười.Nó nghĩ: ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm...
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.
Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái.
BÀI THAM KHẢO
Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng sa tanh hồng của cô búp bê xinh đẹp.
Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.
Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm chạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm lừng được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.
Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ, bé nhanh chóng thiếp vào giấc ngủ ngon lành.
Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Tha làm sao được!
Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú giỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.
Nhưng... Ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bầy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết con cá nướng ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.
Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt Trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chỉ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.
Nguồn: loigiaihay.com
Câu chuyện mà tôi muốn kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề la "Một tấm lòng vàng" được mẹ tôi kể cho tôi nghe vào tối chủ nhật tuần trước. Câu chuyện thật cảm động về một cô gái mồ côi mẹ, có một tấm lòng yêu thương người già cả, neo đơn, thật đáng trân trọng. Tên chị ấy là Quỳnh Hương, một học sinh lớp mười hai trường chuyên. Còn bà Năm Hợi, một bà lão láng giềng với chị Quỳnh Hương. Bà co ba người con, tất cả đều hy sinh trong kháng chiến Chống Mĩ. Vừa qua bà được chính phủ phong tặng danh hiệu " Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà không có cháu chắt gì cả sống thui thủi một mình nên chị Quỳnh Hương thương bà lắm. Thường ngày chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng bóp chân… cho bà những lúc trở trời hơi gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Năm như bà ruột của mình. Có một lần do bận ôn thi học kì, cả hai ngày chị không sang thăm bà được. Sáng hôm đó, chị tranh thủ chạy qua với bà một tí. Đứng ngoài sân chị gọi hai ba tiếng, không thấy bà trả lời. Chị đẩy cửa bước vào, căn nhà lạnh lẽo không một tiếng động. Thấy bà nằm co ro trên giường, chị la to: "Bà! Bà ơi ! Bà làm sao thế, hở bà ? Chị vỗi giở chiếc khăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt nhìn chị Hương thều thào nói trong hơi thở: " Cháu đến với bà đó à! Bà thấy mệt, chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dạy mà không cựa được mình"
- Suột hai ngày nay, bà chưa ăn gì hở bà ? Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!
Rồi chị đỡ bà dạy, lấy đầu xoa bóp cho bà. Một lúc sau, bà Năm tỉnh hẳn. Chị để bà ngồi tựa vào thành giường rồi vội vã chạy ra tiệm phở mua cho bà tô cháo hành.
Đời chị Hương cũng quá ư vất vả, bất hạnh. Mồ côi mẹ từ lúc ba tuổi, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy, chị đã thấm thía cảnh cô đơn bóng chiesc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Năm và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ.
Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:
- Bà ăn chút cháo cho khỏe, bà nhé!
Rồi chị đút từng muỗng cháo cho bà, chăm bà như trước đây mẹ tôi đã chăm sóc cho ngoại tôi như thế
Chao ôi! Chị Hương thật tuyệt. Chị là tấm gương là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh mà chúng ta cần noi theo
Câu chuyện về chị Quỳnh Hương. Một tấm lòng vàng là thế đấy
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
Câu chuyện mà tôi muốn kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề la "Một tấm lòng vàng" được mẹ tôi kể cho tôi nghe vào tối chủ nhật tuần trước. Câu chuyện thật cảm động về một cô gái mồ côi mẹ, có một tấm lòng yêu thương người già cả, neo đơn, thật đáng trân trọng. Tên chị ấy là Quỳnh Hương, một học sinh lớp mười hai trường chuyên. Còn bà Năm Hợi, một bà lão láng giềng với chị Quỳnh Hương. Bà co ba người con, tất cả đều hy sinh trong kháng chiến Chống Mĩ. Vừa qua bà được chính phủ phong tặng danh hiệu " Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà không có cháu chắt gì cả sống thui thủi một mình nên chị Quỳnh Hương thương bà lắm. Thường ngày chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng bóp chân… cho bà những lúc trở trời hơi gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Năm như bà ruột của mình. Có một lần do bận ôn thi học kì, cả hai ngày chị không sang thăm bà được. Sáng hôm đó, chị tranh thủ chạy qua với bà một tí. Đứng ngoài sân chị gọi hai ba tiếng, không thấy bà trả lời. Chị đẩy cửa bước vào, căn nhà lạnh lẽo không một tiếng động. Thấy bà nằm co ro trên giường, chị la to: "Bà! Bà ơi ! Bà làm sao thế, hở bà ? Chị vỗi giở chiếc khăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt nhìn chị Hương thều thào nói trong hơi thở: " Cháu đến với bà đó à! Bà thấy mệt, chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dạy mà không cựa được mình"
- Suột hai ngày nay, bà chưa ăn gì hở bà ? Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!
Rồi chị đỡ bà dạy, lấy đầu xoa bóp cho bà. Một lúc sau, bà Năm tỉnh hẳn. Chị để bà ngồi tựa vào thành giường rồi vội vã chạy ra tiệm phở mua cho bà tô cháo hành.
Đời chị Hương cũng quá ư vất vả, bất hạnh. Mồ côi mẹ từ lúc ba tuổi, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy, chị đã thấm thía cảnh cô đơn bóng chiesc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Năm và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ.
Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:
- Bà ăn chút cháo cho khỏe, bà nhé!
Rồi chị đút từng muỗng cháo cho bà, chăm bà như trước đây mẹ tôi đã chăm sóc cho ngoại tôi như thế
Chao ôi! Chị Hương thật tuyệt. Chị là tấm gương là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh mà chúng ta cần noi theo
Câu chuyện về chị Quỳnh Hương. Một tấm lòng vàng là thế đấy
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
1 hôm , có 1 cô bé đang đi trên phố ; đột nhiên 1 ông lão ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt cô , hai hàng nước mắt trên mi cứ rơi xuống ; ông chìa bàn tay thôi ráp ra xin cô ít tiền . Cô đã lục đủ các túi áo của mình nhưng chẳng có gì cả , ông lão vẫn đợi , tay cô run lẩy bẩy . Chẳng còn cách khác , cô liền nắm chặt lấy bàn tay ông lão , nói :"Xin ông đừng giận cháu , cháu chẳng có gì để cho ông cả " Ông liền nói "Cảm ơn cháu..." . Ông lão đi mất , cô bé hiểu ra rằng :"Tình cảm không xuất phát từ vật chất ; mà nó xuất phát từ chính tấm lòng của mình"
Bạn thêm mở bài với kết bài nhé mình đang bận
câu chuyện người ăn xin không có tấm lòng nhân hậu. Mà là tấm lòng trắc ẩn cơ
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường. đây nha
Lòng nhân hậu là vô cùng đáng quý trọng cuộc sống mỗi người. Nó không chỉ giúp bản thân ta trở nên lương thiện và giàu có trong tâm hồn mà còn nhận được sự yêu quý, tôn trọng từ người khác. Em từng đọc trên báo một câu chuyện về vị bác sĩ có lòng nhân hậu, hôm nay em sẽ kể lại cho cô và các bạn trong lớp nghe ạ.
Đó là câu chuyện về vị bác sĩ Trần Quốc Khánh, năm nay bác ấy đã 36 tuổi. Bác Khánh sinh ra tại vùng quê nghèo của tỉnh Nghệ An, nhờ tinh thần ham học và chăm chỉ mà bác tốt nghiệp trường đại học Y Hà Nội, chuyên ngành bác sĩ đa khoa. Hiện này, Bác đang công tác tại một bệnh viện của Hà Nội.
Hiểu được sức khỏe rất quan trọng với mỗi người cũng như giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân mình, bác sĩ khách thường xuyên phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook về các vấn đề và những lời khuyên bổ ích về cột sống cho người bệnh. Bác ấy luôn mong chờ những người thợ xe ôm, cô bán cá hay bác nông dân, nếu có cơ hội có thể lắng nghe được mình tư vấn để họ hiểu hơn về bệnh tình của mình (nếu có).
Để ủng hộ và hỗ trợ những người dân nghèo trên quê nội của mình, bác sĩ Khánh đã tổ chức một đêm nhạc thiện nguyện mang tên "Quỹ đầu tư phẫu thuật cho bệnh nhân nghèo". Đêm nhạc đã vận động được hơn một tỉ đồng, hỗ trợ chi phí phẫu thuật chữa bệnh cho hơn 10 trường hợp khó khăn.
Ngoài ra, bác sĩ Khánh còn vận động mọi người quyên góp quần áo, sách vở để gửi tặng những người nghèo ở Yên Bái, Hà Tĩnh. Những nghĩa cử cao đẹp đó là nguồn động viên về tinh thần và vật chất lớn lao mà bác sĩ đã dành cho mọi người. Bác bảo rằng :" Tôi còn nhiều kế hoạch sắp tới cho những bệnh nhân quanh mình. Với tôi, sống là cho đi”, có lẽ bằng trái tim nhân hậu của một người lương y, bác sĩ đã dành tất cả sự tận tâm và nhiệt huyết của mình cho tất cả mọi người.
Em có dịp đọc rất nhiều truyện ngắn khá hay nhân lúc rỗi. Em ấn tượng nhất là truyện Cái chậu nứt. Truyện đề cao tấm lòng nhân hậu của con người, kể cả đối với đồ vật.
Chuyện kể về một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một chậu bị nứt nên về đến nhà nước chỉ còn phân nửa. Chiếc chậu nguyên rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, chiếc chậu nứt thì áy náy, day dứt vì nhiệm vụ không hoàn thành. Một ngày kia, chiếc chậu nứt gặp ông chủ: “Xin lỗi ông, tôi rất tiếc về khả năng của mình, tôi cảm thấy thật xấu hổ”. Người chủ chau mày, lộ vẻ không hiểu. Chiếc chậu tiếp: “Công sức ông bỏ ra nhiều mà chỉ nhận được một nửa là do lỗi của tôi”. Người chủ nói ngay: “Ngươi không có lỗi gì cả, hãy chú ý đến những luống cải sát rào”. Quả đúng là những luống cải xanh mướt đang mơn mởn hứng lấy những ánh nắng mai rực rỡ bên bờ rào. Chiếc chậu nứt thấy vui vẻ một lúc nhưng khi về đến nhà vẫn chỉ còn phân nửa nước. Nó nói nhỏ: “Tôi xin lỗi ông chủ”. Người chủ nói: “Ngươi không thấy cải chỉ trổ trên bờ rào, phía của ngươi thôi sao? Ta đã tận dụng vết nứt của ngươi và đã gieo những hạt giống phía bên ngươi. Ngươi đã tưới tắm cho chúng. Ta cắt những lá cải đó để làm thức ăn, mang ra chợ bán. Nếu không có ngươi, gia đình ta không có bữa ăn ngon thế này đâu”.
Câu chuyện giúp ta hiểu rằng làm người bao dung, nhân hậu luôn được đền đáp xứng đáng.
Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lấn nước ta lần thứ ba. Thế giặc rất mạnh nên triều đình lãnh đạo toàn quân và dân rút về cố thủ ở những nơi hiểm yếu, để mặc thành quách, làng mạc trống trải gây hoang mang cho địch và bảo toàn lực lượng. Trên đường rút quân, Hưng Đạo Vương lệnh cho các tướng chốt đóng tại những nơi hiểm yếu cản bước tiến của giặc để bảo vệ Thái Thượng Hoàng và Thượng Hoàng. Danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân Cấm Dực, trấn giữ bãi sông Thiên Mạc. Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng chẳng may sa vào tay giặc. Biết ông là tướng tài, giặc ra sức dụ dỗ ông, hứa sẽ phong cho ông làm vương đất Bắc. Trần Bình Trọng khẳng khái đáp:
- Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc.
Biết không thể chiêu dụ ông, giặc trói ông ở bãi sông Thiên Mạc chờ nước triều dìm ông chết. Trần Bình Trọng hy sinh khi mới hai mươi sáu tuổi, tấm gương trung liệt của ông chói sáng nghìn thu.
Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.
Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.
Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.
Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.
Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.