K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2018

Mỗi chúng ta, ai ai cũng được nhận tình thương của mẹ dành cho ta phải không các bạn? Mẹ là người đã nâng niu, chăm sóc ta từ khi ta còn thơ bé. Mẹ luôn luôn chia sẻ, động viên khi chúng ta gặp những niềm vui hay nỗi buồn. Sau đây, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện về tình thương yêu đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất, câu chuyện như sau:

Thuở xưa, có một gha đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã xấp xỉ tuổi sáu mươi còn người con chỉ độ chín, mười tuổi. Sức già con dại, mẹ không làm được gì nhiều chỉ đủ để đắp đổi qua ngày. Tuy nghèo nhưng hai mẹ con sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu quý mến.

Một ngày nọ, sau buổi làm đồng về, bà mẹ bỗng nhuốm bệnh. Làn da bà xanh xao, cặp môi khô nứt. Bà con trong xóm đến thăm, giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang nhưng bệnh tình của bà vẫn không thuyên giảm. Hằng ngày, cậu bé phải túc trực bên gường bệnh không rời nửa bước. Nhiều lúc, cậu phải nhịn ăn nhường cho mẹ. Tuy vất vả nhưng cậu bé vẫn không than vãn gì. Một hôm, người mẹ nói:

– Con ạ ! Miệng mẹ khô quá, bây giờ mà được ăn một quả táo thì sẽ khỏe lên nhiều. Nhưng mùa này kiếm đâu ra táo con nhỉ !

Cậu bé thầm nghĩ : Ôi! Thương mẹ quá ! Mùa này đất đai khô cằn thì kiếm đâu ra táo đây? Phải vào rừng may ra mới kiếm được táo cho mẹ ! Nói xong, cậu liền chờ mẹ ngủ say rồi chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông nom mẹ rồi ra đi.

Cậu bé đi mãi, đi mãi rồi đến một cánh rừng nọ. Không sợ nguy hiểm, cậu bé tiếp tục đi. Bỗng nhiên cậu thấy xuất hiện trước mặt mình một con sông lớn, sóng cuồn cuộn lại chẳng có thuyền. Lo lắng cậu nhìn quanh thì thấy một chú cá vàng đang bị mắc kẹt giữa hai hòn đá cuội trắng phau. “Ồ, đáng thương quá !” Cậu thốt lên rồi đi đến nhẹ tay nâng chú cá lên tay. “Ta đưa chú về với bố mẹ chú nhé !”. Đột nhiên, chú cá biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Chàng mỉm cười nói : “May mắn gặp được em, cám ơn em nhiều lắm. Ta là con của vua Thủy Tề, vì sơ ý trong khi bơi mà bị mắc nạn. Vậy còn em là ai, sao em lại đến đây?” Cậu bé kể lại mọi chuyện. Chàng hoàng tử thương tình cõng cậu bé qua sông. Qua được sông rồi, cậu bé tạm biệt hoàng tử và tiếp tục đi tiếp. Càng đi sâu vào rừng, cây cối càng rậm rạp. Những chiếc gai nhọn cứ thi nhau đâm vào cậu bé nhưng cậu vẫn nghiến răng chịu đau và tiếp tục đi. Đến tận sâu cuối rừng, cậu lả người đi vì mệt, hai chân như tê cứng lại. Bỗng trước mắt cậu là những tia sáng vàng rực rỡ, lấp lánh từ những quả táo phát ra. cậu dụi mắt và mừng rỡ. Hai chân cậu như khỏe lại, cậu chạy một mạch đến bên cây táo, đưa tay định hái. Bỗng bên tai cậu vang lên một tiếng gầm dữ dội. Cậu quay người lại thì không thể tin được. Một con Sư tử đang há rộng miệng để lộ những chiếc răng nanh dài đang lao đến định chồm vào người cậu. Cậu bé lùi lại, van xin : “Xin ông tha cho tôi, tôi chỉ muốn xin một quả táo về cho mẹ tôi. Mẹ tôi đang ốm nặng và chỉ muốn được ăn một quả táo!”. Sư tử như hiểu được tiếng người, ông ta hạ giọng :”Được, nhưng đổi lại cậu phải cho ta ăn một miếng thịt cửa ngươi.” Cậu bé sợ hãi nhưng nghĩ thương mẹ, cậu lấy dao định cắt thịt mình thì Sư tử bỗng lên tiếng : “Thôi được rồi, nhà ngươi thật là hiếu thảo dám hi sinh cả tính mạng của mình để hái tạo cho mẹ. Ta rất cảm phục trước tấm lòng của ngươi. Ngươi hãy hái bao nhiêu tùy thích. Cậu bé mừng rỡ, trèo lên cây hái táo rồi vội vã trở về nhà đưa táo mời mẹ ăn. Thật lạ lùng thay, người mẹ sau khi ăn hết quả táo bà cảm thấy khỏe khoắn như chưa từng bị bệnh gì. Hai mẹ con mừng rỡ ôm chầm lấy nhau hạnh phúc.

Các bạn thấy không ? Nhờ lòng hiếu thảo mà cậu bé đã vượt qua biết bao nguy hiểm, thử thách. Một tấm gương rất xứng đáng để người đời học tập và noi theo phải không các bạn

Trong lớp học của chúng em, bạn Tâm là người luôn nhận được sự yêu quý và giúp đỡ của các bạn trong lớp không chỉ vì bạn học giỏi mà bạn còn là một người con hiếu thảo với mẹ của mình.

Hoàn cảnh của Tâm thuộc những bạn khó khăn nhất trong lớp, Tâm mồ côi bố từ khi bạn mới bốn tuổi, nghe bạn kể thì vì một tai nạn giao thông mà bố bạn mất, còn mẹ bạn thì may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng bây giờ vẫn còn để lại di chứng mỗi khi trái gió trở trời thì lại đau ốm.

Từ nhỏ gia đình nhỏ bé của Tâm đã thiếu vắng đi người trụ cột gia đình, còn Tâm đã thiếu vắng đi tình thương của bố, một mình mẹ vất vả nuôi Tâm khôn lớn và càng vất vả hơn khi Tâm đi học, chính vì vậy bạn ấy rất thương mẹ mình, Tâm luôn cố gắng học tập rất chăm chỉ và đạt nhiều thành tích học tập cao để mẹ vui lòng, năm học vừa rồi bạn đã giành giải Nhất huyện và giải Nhì của tỉnh trong kì thi chọn học sinh giỏi.

Mẹ Tâm bán rau ở một chợ gần nhà lấy tiền trang trải cho cả gia đình và nuôi Tâm ăn học, mỗi khi tan học là bạn về luôn chợ để giúp mẹ dọn hàng, những ngày được nghỉ học, bạn xin mẹ đi bán rau cùng để mẹ đỡ vất vả. Có những hôm mẹ bị ốm, bạn ấy phải dậy thật sớm nấu cháo cho mẹ rồi mới đi học, sau giờ học lại vội vã về để chăm sóc mẹ. Có một lần, bạn đã từng có ý định nghỉ học cho mẹ đỡ vất vả vì cứ mỗi lần đến kì nộp học phí là mẹ Tâm lại phải chạy vạy khắp nơi mới có tiền cho bạn ấy nộp.

cau chuyen ve long hieu thao

Nhưng rồi với sự động viên của mẹ Tâm, của cô giáo và của cả lớp bạn ấy quyết định tiếp tục theo học để thực hiện ước mơ của mình là đỗ vào một trường đại học sau đó có một công việc ổn định để báo đáp công ơn của mẹ. Trong buổi sinh hoạt lớp, hôm đó vì mẹ ốm nên Tâm nghỉ học, cô giáo và các bạn học sinh trong lớp đã bí mật thành lập một quỹ riêng của lớp để giúp Tâm.

Mỗi tháng sẽ hỗ trợ bạn ấy một khoản tiền nhỏ để phụ giúp mẹ và phục vụ cho việc học, lần đó là lần đầu tiên cô giáo và bạn lớp trưởng đến nhà Tâm để trao số tiền hỗ trợ hàng tháng đó cho bạn và tiện thể thăm mẹ Tâm luôn, nhưng mẹ Tâm và bạn ấy kiên quyết từ chối vì bạn không muốn là gánh nặng cho cả lớp, nhưng cuối cùng cô giáo đã thuyết phục được Tâm nhận số tiền đó vì cố bảo đó là tinh thần tự nguyện giúp đỡ của cả lớp dành cho bạn với mong muốn bạn sẽ cố gắng học tập và không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình.

Con cái cần hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, đấy là đạo lý muôn đời của dân tộc ta. Chúng ta cần học tập sự hiếu thảo của Tâm để trở thành một người con tốt với cha mẹ của mình.

6 tháng 12 2018

Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.

Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:

- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!

Chị dừng lại nhìn em:

- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.

Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:

- Ba chồng... hay chị là...

-  Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?

Em reo lên:

- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.

Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:

- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!

Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:

- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!

Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:

- Sao không điện cho ba di đón?

Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:

- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?

Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:

- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.

Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.

Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.

6 tháng 12 2018

Năm ấy em học lớp hai. Em đã làm một việc sai: cắt rách quần. Lúc ấy em bị bố phạt đứng ờ góc nhà, đến bây giờ em còn nhớ mãi.

Hồi ấy, xem Ti-vi, chương trình “Thời trang hip-pi qua các thời đại ”, em nhìn thấy nhiều kiểu nhà, kiểu xe, kiểu quần áo kì lạ trên màn hình. Chẳng những kì lạ, những kiểu nhà, xe, quần áo được gọi là “thời trang hip-pi’’ đó rất nhiều màu sắc, có cái nom cũng vui mắt. Các kiểu quần áo đầu được cắt tua tà ở bâu áo, lai quần. Tóc tai người mẫu thì bù xù, đánh rối như con bù nhìn rơm vậy. Kiểu tóc của người mẫu chả làm em thích tí nào nhưng các kiểu quần có tua lại làm em cảm thấy thích. Chiều hôm ấy, em lấy kéo cắt ống quần bộ đồ ở nhà. Em cắt từng tua nhỏ dài gần mười xăng-ti-mét. Em vừa cắt xong cái thứ ba thì bố và anh trai em đi làm về. Anh trai em sửng sốt:

- Em làm cái gì vậy bé? Sao cắt hết quần vậy?

Em đưa cái quần cho anh xem, hồn nhiên nói:

- Em cắt quần thành kiểu hip-pi.

Bố em đặt cặp sách xuống nền nhà, kêu lên:

- Chà, con thật hư, làm hỏng hết quần áo lấy gì mà mặc. Bố không cho phép con ăn mặc như thế đâu nhé! Con bắt chước ở đâu vậy?

Em ỉu xìu, nín thinh. Anh trai nhắc:

- Kìa, bố hỏi, em không thưa bố à?

Em nói lí nhí:

- Dạ, con xem ti-vi thấy thời trang hip-pi bố ạ!

Bốthở phào một cái, cười rồi nghiêm mặt giảng giải:

- Hip-pi vui nhộn không phải là nét văn hoá của người Việt mình. Con đừng bắt chước như thế nhé. Con phải bị phạt rồi đây.

Anh trai em thay bố, bảo em đứng vòng tay ở góc nhà một giờ. Luật phạt ở gia đình em lỗi nhẹ nhất là vòng tay ở góc nhà. Anh em đem cặp cất vào góc nhà rồi ra hành lang thu xếp những cái quần mà em đã cắt. Bố đang điện thoại cho mẹ vì mẹ đang đi công tác sắp về. Em nghe bố nói:

- À em, nếu đủ thời gian em ghé siêu thị mua cho con gái vài bộ đồ nhé. Nhà thiết kế này làm hỏng hết đồ rồi.

Nhắc đến mẹ. em thương mẹ quá. Mẹ đi công tác vất vả lại còn phải mua quần áo cho em,vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc. Sự bắt chước nông nổi của em đã gây không ít thiệt hại cho gia đình.

Giờ ăn bố xoa đầu em: “Nếu con muốn thiết kế thời trang phải học cho thật giỏi, không phải bắt chước là được đâu con ạ!”. Em hối hận thưa: "Con xin lỗi ạ, con sẽ không làm hư hỏng đồ đạc nữa ạ.”.

Cái lỗi ngày ấy là một kỉ niệm luôn nhắc nhở em phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm một việc gì đểtránh sai lầm và thiệt hại cho mình và cho cả mọi người.

24 tháng 12 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
                                                                            nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
                                Kết quả hình ảnh cho hinh anime động

19 tháng 10 2021

Tham khảo thôi nhá bạn!!

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Đối với tôi, trải nghiệm bên cạnh những người thân trong gia đình là đẹp đẽ và đáng quý nhất.

Gia đình em có bốn thành viên: bố, mẹ, em và em trai. Bố mẹ lúc nào cũng yêu thương và lo lắng, chăm sóc cho em. Nhưng mẹ là người dạy cho em rất nhiều điều bổ ích. Chủ nhật tuần trước là ngày sinh nhật của bố. Em đã giúp mẹ lên kế hoạch để tổ chức sinh nhật cho bố. Anh trai sẽ phụ trách trang trí nhà cửa, chuẩn bị quà. Còn em và mẹ sẽ phụ trách chuẩn bị các món ăn. Chiều hôm đó, bác Hoàng - hàng xóm của gia đình đã giúp em rủ bố đi chơi đá bóng. Mọi người trong gia đình sẽ có khoảng ba tiếng để chuẩn bị.

Anh trai đã dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Em đã cùng với mẹ nấu một bữa ăn thịnh soạn. Em giúp mẹ một số công việc vặt như: nhặt và rửa rau, băm thịt. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Em và mẹ đã nấu được một bàn ăn thật hấp dẫn. Rất nhiều món ăn mà bố thích như sườn xào chua ngọt, thịt bò xào măng, cua rang me… Đặc biệt là món trứng rán nhồi thịt - món ăn bố thích nhất do chính tay em làm. Tất nhiên mẹ đã ở bên cạnh để hướng dẫn em hoàn thanh. Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Em cảm thấy để nấu được một bữa ăn thịnh soạn thật sự rất kì công. Nhờ vậy, em hiểu rằng mẹ đã vất vả như thế nào.

Khi bố trở về nhà, bố đã cảm thấy rất bất ngờ khi nhận được món quà đặc biệt từ ba mẹ con. Gia đình em đã có một bữa ăn vui vẻ, ấm áp. Ăn cơm xong, em cùng với anh trai dọn dẹp, rửa bát. Sau đó, cả nhà cùng ngồi trò chuyện với nhau ở phòng khách. lâu lắm rồi, em mới cảm thấy hạnh phúc như vậy.

Lần đầu tiên, em đã có một trải nghiệm thật thú vị - giúp mẹ nấu ăn. Em đã nhận ra công việc nội trợ không hề dễ dàng. Em cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn.

19 tháng 10 2021

bạn chép trên mạng đúng ko, tui thấy y hệt trên mạng đó trong cái downloan.vn ý bài văn mẫu số 4.

6 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu người thân đó.

Thân đoạn:

- Thời gian, lý do câu chuyện đó diễn ra với người thân em.

+ Hành động của em, người thân em lúc đó?.

- Cảm xúc của em sau câu chuyện đó là gì?.

+ Suy nghĩ của em về người đó cho đến giờ?

Kết đoạn:

- Khẳng định lại ấn tượng sâu sắc người thân đó để lại cho mình.

7 tháng 11 2017

Cả lớp ngơ ngác nhìn cô bé mặc bô quần áo có chỗ vá, có đứa thì thầm: “Gớm! Ai thèm làm bạn với nó chứ!” Cô giáo xếp Lan ngổi bàn đầu với tôi. Tự dưng tôi ngồi cách xa Lan ra.

Môt hôm, cô giáo giảng bài tập toán, cô gọi Lan lên làm, Lan loay hoay mãi mà không giải được. Bỗng có tiếng nói từ cuối lớp vang lên: “Bài dễ thế mà không làm được, làm mất điểm thi đua của lớp rổi đấy!”

Cô giáo không hài lòng chút nào, cô giáo cho Lan về chỗ ngổi.

Lúc ra về, bọn tôi lườm Lan môt cái rổi chạy đi. Lúc này nhìn Lan thật tôi. Ai bảo lười học!

Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Bỗng Lan trượt ngã lăn ra cùng hai xô nước. Môt bà béo chạy lại quát ầm ĩ. Lan ôm mặt khóc rổi chạy như bị ma đuổi.

Tôi bám theo Lan đến môt ngôi nhà tổi tàn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo lắm! Mẹ thì bị bệnh, bố đi đạp xích lô để kiếm tiền nuôi cả nhà. Còn Lan phải đi làm thuê để có tiền mua thuốc cho mẹ. Thế mà tôi đã hiểu lầm Lan.

Sáng hôm sau, tôi đemchuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc đông, nhận ra ặ vô tâmcủa mình. Thế là cả lớp phát đông phong trào: “Góp tiền tiết kiệm, giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó”.

Cũng từ hổi đó, chúng tôi luôn gắn bó với Lan. Bây giờ Lan đã trở thành học sinh giỏi của tỉnh. Và tôi với Lan đã trở thành đôi bạn thân từ lúc nào không biết

7 tháng 11 2017

Câu chuyện về 1 đứa bạn mà tôi thân nhất .

Bài làm :

Tôi có rất nhiều bạn, nhưng tốt bụng , thật thà và nhân hậu thì rất ít . Tôi thân nhất với một bạn là con trai tên là Lâm . Lâm tuy là con trai nhưng không nghịch ngợm như những bạn khác .

Năm nay Lâm vừa tròn 11 tuổi . Thâm hình tuy thấp nhưng khá đáng yêu . Mái tóc cắt gọn gàng . Khuôn mặt bầu bĩnh . Đôi mắt đen , to và sáng . Chiếc mũi dọc dừa . Lâm có tính cách hài hước nên trong lớp ai cũng quý Lâm . Lâm luôn giúp đỡ các bạn học yếu hơn và tận tình trực nhật lớp hộ các bạn bị sốt hoặc phải nghỉ học . Có 1 lần , tôi nhớ mãi . Chuyện xảy ra như sau :

Tháng trước , tôi là một học sinh giỏi nhưng trong những lần kiểm tra 15 phút , 1 tiết ,..... thì tôi rất lười học nên hay quay cóp bài . Hôm đó kiểm tra Sinh , cô giáo vừa phát đề xong thì các bạn khác cắm cúi vào làm bài . Tôi bắt đầu dở quyển vở ghi ra , chép hết những gì có trong câu hỏi . Lúc đó tôi khá bối rối và viết nhanh . Sau khi xong , tôi nộp bài cho cô , tôi được điểm cao nhất lớp nhưng trong đầu lại thấy hối hận vì đã quay cóp bài . Đến giờ về , Lâm đến và bảo :

- Lần sau bạn đừng mở sách vở ra chép , bài kiểm tra là để kiểm tra sức học của mình chứ không được quay cóp . Nếu bạn không thuộc bài thì sáng dậy sớm ôn lại chứ đừng làm thế , xấu lắm .

Nghe Lâm nói , tôi chợt thấy có lỗi với bản thân mình . Tôi thầm nhủ sẽ cố học thuộc bài và không quay cóp bài nữa .Lâm là 1 người bạn giúp tôi hiểu ra sự sai lầm đó vì thế nên tôi rất quý Lâm và ngưỡng mộ bạn đấy .

5 tháng 5 2022

tham khảo:Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

8 tháng 9 2018

Ai mà không có một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là lỗi ấy nhỏ hay to, tha thứ được hay không thể. Riêng em, có một chuyện em đã làm và đến bây giờ em vẫn thầm tự nhủ: “Nếu ngày ấy, mình không làm như thế thì bố mẹ và cô giáo sẽ không phải buồn bực, thấp thỏm, lo âu vì mình.”
Hôm ấy, vào một ngày đẹp trời, bầu trời quang đãng, trong xanh với những gợn mây trắng nhỏ bồng bềnh. Ông mặt trời tốt bụng thả những tia nắng vàng mát dịu xuống mặt đất làm cho hạt sương long lanh trên thảm cỏ thêm rực rỡ. Bên vệ đường, khóm tre làng toả bóng như muốn che chở cho người qua lại. Và dưới rặng tre già đó thấp thoáng bóng em đi học. Hai tay vung vẩy theo điệu nhạc mà em cất lên. Đang đi, bỗng có ai gọi:
- Ai trông như thằng Thăng ấy nhỉ? Có phải bạn tên là Thăng không?
Em quay phắt lại, nhìn kĩ một hồi rồi reo lên:
- A, mày đấy hả, có phải thằng Hùng không, bốn năm rồi không gặp, trông mày
khác quá, tao phải nhìn mãi mới ra.
Hùng và em là bạn thân của nhau năm lớp hai. Hồi ấy chúng em chơi thân thiết lắm. Nhưng khi bạn sang lớp ba thì bố mẹ bạn mua nhà ở thành phố rồi lên đấy ăn ở luôn. Chúng em chỉ thỉnh thoảng gửi được thư từ thôi. Bấy lâu gặp lại, em vui mừng khôn xiết, hai đứa hỏi han nhau, em hỏi:
- Hùng này, sao hôm nay là thứ sáu mà mày lại không đi học.
- Là do hôm nay là kỉ niệm 10 năm khai trương trường – Bạn đáp
Em tiếp tục hỏi với một vẻ tò mò:
- Mày về quê làm gì thế? Có dự định gì không?
Hùng trả lời:
- Thì tao về quê để thăm nội chứ chi. À, mà sáng nay nhà tao tổ chức đi đá bàn chơi một chuyến, mày muốn đi không? Tao sẽ xin phép, nhà tao chuẩn bị hết rồi, mày đi với tao luôn cho vui đừng ngại.
Thoạt đầu, em từ chối nây nẩy, nhưng vì nó thuyết phục hay quá nên em cũng ưng thuận. Hùng mừng lắm, cùng em đến hỏi ý bố mẹ bạn, bố Hùng nói:
- Cháu đi theo cũng được, nhưng hôm nay phải đi học chứ?
Nghe chú hỏi, em chột dạ không biết trả lời thế nào, nhưng nhờ có Hùng ở sau gợi ý nên em nói dối bố Hùng một cách trắng trợn: “Hôm nay trường con cũng nghĩ học”. Nghe thế chú không chút nghi ngờ.
Chiếc xe honda bon bon lên đường, thoáng cái đã tới Đá Bàn. Mọi người cùng nhau dựng lều, ăn uống, chơi đùa, vui ơi là vui đến nỗi em quên tất cả mọi người kể cả bố mẹ. Đến xẩm tối, khi mọi người thu xếp đi về thì em mới nhớ tới lời mẹ dặn. Ngồi trên xe, em buồn rũ rưỡi, Hùng thấy, nó hỏi:
- Bộ đang chơi vui mà phải đi về nên mày tiếc hả?
Em phản đối:
- Không phải, tao buồn là do, là do,….
Em không dám nói hết câu vì sợ bố Hùng nghe được sẽ đánh bạn nên em im lặng, có lẽ Hùng cũng hiểu không hỏi gì thêm. Về tới nhà, em lo sợ vô cùng đến tím tái cả mặt, mồ hôi vã ướt cả lưng. Vừa bước đến cổng nhà em đã nghe tiếng mẹ:
- Làm sao bây giờ mình ơi? Có bao giờ thằng bé bị bắt cóc không?
Nói rồi, mẹ khóc nấc lên. Bố an ủi:
- Anh cũng không biết nữa. Anh đã gọi công an mấy lần rồi mà họ vẫn chưa có tin tức gì?
Em ở ngoài nghe mẹ khóc mà trong lòng lo sợ, bồn chồn vô cùng. Mãi một lúc sau, em mới có thể lấy hết can đảm, cất lên một tiếng nói:
- Mẹ ơi, con đã về.
Im ắng một chút rồi sau đó tiếng mở khoá và mẹ xuất hiện với cây roi lăm lăm trong tay. Và kết cục sau đó chắc các bạn cũng biết. Nhưng chỉ có một điều là từ đó, mẹ nghiêm khắc với em hơn và mất đi niềm tin về em. Thật đau xót!
Mặc dù đã một năm trôi qua kể từ cái ngày đẹp trời mà lại không đẹp lòng ấy. Nhưng kí ức về cái ngày ấy sẽ mãi mãi còn tồn đọng trong tâm trí em như có một cây đinh đâm vào một khúc gỗ mà cho dù có lấy ra được thì vẫn còn cái dấu mãi mãi không bao giờ phai.

Cuối năm học vừa qua, em đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc. Có được kết quả này một phần là nhờ em rút ra được bài học cay đắng ở đầu học kì I. Chuyện là thế này:

Thầy dạy Toán của em rất nghiêm khắc và cẩn thận. Thầy thường nói rằng Toán là bộ môn mà kiến thức liên kết với nhau rất chặt chẽ, nếu hiểu không kĩ phần trước thì phần sau sẽ khó tiếp thu. Em đã không vâng lời thầy, dù chỉ một lần.

Vốn là học sinh giỏi Toán nên bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy gọi điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy, em ung dung ngắm bầu trời qua khung cửa sổ và tha hồ tưởng tượng đến trận đá bóng giao hữu chiều nay giữa lớp em với lớp 7B mà em là một chân sút có hạng.

Nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra là thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi kiểm tra một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này?! Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”. Em có cảm giác là tiết kiểm tra hôm ấy kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xoá. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tung lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu. Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 4, tim em thắt lại. Em cố giữ vẻ mặt thản nhiên để che giấu bao sóng gió trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Chỉ vì em không nghe lời thầy, chủ quan trong học tập nên mới ra nông nỗi. Sau đó, em đã cố gắng rất nhiều nhưng điểm trung bình môn Toán học kì I chỉ đạt loại khá. Nhờ cố gắng học tập, cuối năm, em vẫn đạt được danh hiệu Học sinh tiên tiến xuất sắc nhưng em không sao quên chuyện cũ. Giờ đây, em kể lại chuyện này với thái độ tự kiểm điểm nghiêm túc. Chủ quan, tự mãn tất sẽ dẫn đến thất bại. Đó là bài học sâu sắc không chỉ trong đời học trò mà trong suốt cuộc đời của mỗi con người.