Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2)Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
BẠN THAM KHẢO NHÉ:
khi ta đc ra xã hội để lập 1 cuộc sống mới .Khi ta dc đến trường để học hành và ngoài tình cảm gia đình ra ,tình bạn là thứ ta đang cần
giang sơn non nước ta luôn cần 1 người bạn đồng hành gian nan như bác hồ dùng 2 bàn tay trắng để giải quyết vấn đề tình bạn rất quan trọng nếu ko có bạn bè ai sẽ chia sẻ cảm thông cho ta khi ta buồn chứ ai cười đùa cùng ta khi ta muốn nở 1 nụ cười tình bạn là thế ai chả cần 1 tình bạn tình bạn là thứ dễ kiếm thôi.Nhưng quan trọng ở chỗ bạn mình có tốt hay ko có phải là người lợi dụng hay ko
Nói chung tình bạn là thứ quý giá ko có tình bạn sẽ rất buồn thứ ta cần ngoài tình cảm gia đình thứ cần thứ 2 là tình bạn vậy mà có những trường hợp có người chỉ chơi với bạn khi bạn giàu còn bạn khó khăn là bỏ rơi những ng đấy cần lên án và phê phán
ta nên là 1 người bạn tốt
HẾT RỒI NHA BẠN CHO MIK 1 LIKE NHA
Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....
- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.
+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.
+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế.
Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới.
- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta.
+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian.
Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc.
i see câu thứ 2 hay nhất thì phải...
i đag phân vân
i don't know that link
Đây chính là đường link của tất cả câu nói trên
https://olm.vn/hoi-dap/detail/210922224836.html?pos=475092017535
Em tham khảo nhé:
Đề 1:
Nhân dân ta có câu: '' Đi một ngày đàng học một sàng khôn nhưng nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào'' quả thật là đúng đắn. Học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà học là mãi mãi, là cả đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cảcủa các em là chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì sao ? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc học tập của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.
Đề 3:
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?
Đề 4:
Nói dối là một thói xấu và là một hiện tượng tương đối phổ biến trong xã hội. Ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều sự việc nói dối xung quanh ta. Như nhiều bạn học sinh lừa dối bố mẹ để bỏ học đi chơi, hay nói dối thầy cô giáo vì lý do không làm bài tập về nhà. Hay một nhân viên ăn cắp ý tưởng của người khác trong công ty, và nói dối mọi người đó là ý tưởng của mình để được khen thưởng. Rất nhiều những hành vi nói dối trong xã hội, và việc nói xấu đều mang lại những tác hại xấu không chỉ cho bản thân mà còn với người xung quanh. Với những sự việc nói dối lần đầu, có thể sẽ được cho qua, nhưng nếu người đó thường xuyên nói dối thì rất dễ gây ra những ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc bạn nói dối sẽ khiến cho bạn không được thoải mái tư tưởng, luôn cảm thấy lo lắng khi bị phát hiện. Nếu bạn đang bỏ học đi chơi và bị bố mẹ phát hiện, tất nhiên bạn sẽ vô cùng lo sợ. Việc này còn khiến bố mẹ phiền lòng, cảm thấy thất vọng về đứa con của mình. Việc bạn nói dối đồng nghiệp, nó sẽ làm mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Vì những tác động xấu do việc nói dối mang lại, chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.
Câu 1 : Tác giả : Lý Lan - Văn bản nhật dụng
Câu 2 : " Đêm nay mẹ không ngủ được"
Câu 3 : Tham khảo:
- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)
- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.
- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”
*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:
“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.
(từ những chi tiết này bn triển khai thành đoạn văn nha)
Con người chúng ta, ai sinh ra đều muốn được đi học vì học tập sẽ giúp cho chúng ta được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích để chúng ta có thể vận dụng nó vào trong cuộc sống hàng ngày của mình , chúng ta sẽ được đổi đời , không còn khổ sở , vất vả nữa . Thật tội nghiệp và đáng thương cho những kẻ không muốn đi học vì nếu như vậy thì cuộc sống của những kẻ đó sẽ không bao giờ khá hơn , thát khỏi hoàn cảnh nghèo khổ được . " Học tập " là hai từ mà mỗi người chúng ta ai cũng phêu phải yêu quý bởi vì nó là hai từ rất có ích cho cuộc sống của chúng ta , nó sẽ cho chúng ta lợi ích chứ không có gì hại cả . Cho dù học giỏi hay học dở gì chúng ta cũng đều phải học giống như câu " học, học nữa , học mãi" vì vạy học sẽ chẳng bao giờ là thừa và chúng ta phải tôn trọng và yêu quý nó !!!
Bài này mình tự làm đó !!! đừng chê nha!!! :) :)
Câu 1 : Tác giả : Lý Lan - Văn bản nhật dụng
Câu 2 : " Đêm nay mẹ không ngủ được"
Câu 3 : Tham khảo:
- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)
- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.
- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”
*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:
“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.
(từ những chi tiết này bn triển khai thành đoạn văn nha)
ukm
chí lý
chị chưa cảm nhận đc điều đó
thế chị viết đoạn văn nói lên ý nghĩa của nó đc ko