K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2021

Biện pháp tu từ : Phép nói quá 

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

25 tháng 2 2021

Tham khảo:

Bảo vệ nguồn nước sạch là nhiệm vụ của toàn xã hội.Thiếu nước sạch đe dọa sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, hàng loạt các bệnh hiểm nghèo, sự gia tăng của các làng ung thư, dịch bệnh về mắt, tiêu hóa, hô hấp. Thiếu nước sạch còn dẫn tới nguy cơ chiến tranh giữa các quốc gia để tranh chấp nguồn nước sạch. Thảm thực vật hệ sinh thái cũng sẽ dần mất đi nếu thiếu nước.Vậy trước những hậu quả đáng sợ trên chúng ta cần làm gì để khắc khục tình trạng ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Trước hết cần phải nhận thức rõ sử dụng nguồn nước phải đi đôi với bảo vệ vì nước không phải là tài nguyên vô tận. Các cơ quan chức năng cần có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Nhà nước cần đưa ra nhứng chính sách bảo vệ môi trường mới, những chính sách kiểm soát và xử lý ô nhiễm có tính răn đe đối với các nhà máy xí nghiệp, đầu tư xây dựng các dự án công trình xử lý nước thải; người dân phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước, có ý thưc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không lạm dụng hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không đổ rác thải bừa bãi ra sông hồ, mỗi cá nhân nên tích cực vận động, tuyên truyền để mọi người quan tâm tới tầm quan trọng của nguồn nước sạch, nâng cao ý thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

16 tháng 5 2018

- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương”, cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

1 tháng 7 2017

a, Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày:

- Thanh lịch là nét đẹp trong cách sống:

- Biểu hiện:

   + Lời ăn tiếng nói hàng ngày

   + Trong cách ăn mặc

   + Thái độ sống

- Nét thanh lịch của học sinh:

   + Thái độ lễ phép, trung thực, thẳng thắn

   + Ăn mặc chuẩn mực, phù hợp

   + Hòa nhã, chân thành với bạn bè

b, Nghệ thuật gây thiện cảm

- Gây thiện cảm là chìa khóa của thành công

   + Tạo được ấn tượng tốt đẹp khi giao tiếp

   + Tạo ra thuận lợi với việc học hành, công việc, sự phấn đấu vươn lên

Gây thiện cảm bằng:

   + Thấu hiểu đối tượng

   + Lựa chọn cách tiếp xúc, giao tiếp phù hợp

   + Có sự dí dỏm, tinh tế khi nói chuyện, tạo không khí thân mật

   + Để người khác tin vào năng lực, tình cảm của mình

c, Thần tượng lứa tuổi học trò

- Thần tượng là sự yêu mến, cảm phục vì tài năng, nhân cách hay một năng lực đặc biệt của người nào đó

- Đó là mục tiêu chúng ta phấn đấu hướng tới hoặc đơn thuần là tấm gương, động lực cho chúng ta học tập

- Thần tượng của giới trẻ:

   + Các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao…

   + Tuy nhiên nhiều bạn trẻ tôn thờ thần tượng hơi thái quá

- Thần tượng cần sáng suốt, không mù quáng

   + Yêu quý phải thể hiện có văn hóa

   + Thần tượng phải trở thành nguồn cảm hứng, động lực để ta học tập, phát triển bản thân

   + Tránh tôn sùng kiểu thái quá

d, Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp

- Môi trường của chúng ta bị tàn phá, ô nhiễm nghiêm trọng do:

   + Sự thiếu ý thức, và vô trách nhiệm của bộ phận người trong xã hội

Hậu quả:

   + Môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm, đe dọa trực tiếp tới đời sống của con người

   + Thiệt hại về vật chất cho xã hội

- Giải pháp:

   + Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

   + Có hình thức xử phạt đối với những người tàn phá môi trường

e, An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người

An toàn giao thông mang lại hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên ở nước ta, tình trạng mất an toàn giao thông đang phổ biến, đáng báo động

Mất an toàn giao thông gây nhiều mất mát cho con người:

   + Tổn hại tới tính mạng con người: thương tích, mát mát, gánh nặng cho gia đình, xã hội

   + Gây thiệt hại về vật chất, tinh thần con người

Giải pháp:

   + Nâng cao ý thức những người tham gia giao thông

   + Nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản, hiện đại

Câu 1:Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: “ Đức Lương này học làm thơ, chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường, còn như thơ văn thời Lí – Trần, thì không khảo cứu vào đâu được. Mỗi khi nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được một vài câu, thường cầm sách than thở, có ý đổ lỗi bậy cho hiền nhân quân tử lúc bấy giờ.Than ôi ! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng...
Đọc tiếp

Câu 1:Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“ Đức Lương này học làm thơ, chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường, còn như thơ văn thời Lí – Trần, thì không khảo cứu vào đâu được. Mỗi khi nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát được một vài câu, thường cầm sách than thở, có ý đổ lỗi bậy cho hiền nhân quân tử lúc bấy giờ.Than ôi ! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng thương xót lắm sao !”.

a.Đoạn văn bản trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

b. Ngoài kiểu câu trần thuật, tác giả còn sử dụng kiểu câu nào khác? Tác dụng của nó?

c.Qua đoạn văn bản, em hiểu gì về tác giả ?

Câu 2:

Qua đoạn văn bản trên, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn ( Khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc bảo tồn các di sản văn học dân tộc.

Câu 3:

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn văn bản sau:

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước”

( Trích Đại cáo Bình Ngô- Nguyễn Trãi)

0