Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những ý cơ bản cần cho bài viết :
+ Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?
+ Ý nghĩa của đợt thi đua : hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường.
+ Thực trạng : Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? ...
+ Biện pháp : Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).
- Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?
- Tại sao lại phải đưa ra khẩu hiệu đó? (vì hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường)
- Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? (Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? ...)
- Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).
a. Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp trong những câu sau
Câu đã cho |
Phát hiên và sửa lỗi |
Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. |
Người viết không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. Kiểu sai này có những cách chữa như sau: + Bỏ từ “qua” ở đầu câu; + Bỏ từ “của” và thay vào đó bằng dấu phẩy; + Bỏ các từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy. |
Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. |
Cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ các thành phần chính. Kiểu sai này có những cách chữa như sau: + Thêm chủ ngữ thích hợp, ví dụ: “Đó là lòng tin tưởng...”', + Thêm vị ngữ thích hợp, ví dụ “Lòng tin tưởng... đã dược biểu hiện trong các tác phẩm”. |
b. Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu văn sau:
(1) Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
(2) Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
(3) Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.
(4) Ngôi nhà đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống của bà.
Câu (1) sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở câu đầu với chủ ngữ, các câu sau đều đúng.
c. Xem đoạn văn mục 3c. SGK trang 66
Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại.
Cái sai của đoạn văn chủ yếu ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu. Sự sắp xếp các câu lộn xộn, thiếu lôgíc. Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc, phát triển hợp lý. Có thể sửa như sau:
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
Chữa lỗi sai:
- Câu (1) người viết không phân định rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ
+ Cách thứ nhất: bỏ từ “qua” ở đầu câu
+ Cách thứ hai: bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy.
+ Cách thứ ba: bỏ từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy
- Ở câu (2) cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ thành phần chính. Sửa:
+ Thêm chủ ngữ thích hợp “đó là lòng tin tưởng…”
+ Thêm vị ngữ thích hợp, “lòng tin tưởng… đã được biểu hiện trong tác phẩm”
b, Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sau vì không phân định thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ
Các câu sau đều đúng
c, Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu.
Các câu lộn, thiếu logic. Cần sắp xếp lại các câu các vế và thay đổi một số từ ngữ ngữ để ý đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí
Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái ông bà Vương Viên ngoại. Họ sống êm đềm, hạnh phúc cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu được hưởng hạnh phúc.
Phần bắt đầu trình bày:
- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là .....
- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là ..... làm việc ở cơ quan ..... / công ty .....
- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty ..... trong ..... năm .....
Phần trình bày nội dung chính:
- Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án .....
- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất .....
Phần Chuyển qua các chủ đề khác:
- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí chất thải .....
Phần tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày:
- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu ...
- Giờ rôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lẫn nữa lướt qua những điểm chính đã nêu .....
1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.
3.
Chí khí được thể hiện qua:
1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp
- Nửa năm hương lửa đương nồng:
+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.
->Giai đoạn hạnh phúc nhất.
+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.
+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.
-> Quyết tâm ra đi.
=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)
2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ
- Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:
+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến.
+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.
->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.
+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.
_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.
+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.
=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.
- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
- Quyết lời dứt áo ra đi
->Sử dụng một loạt các từ ngữ:
+ Thẳng rong: đi liền một mạch
+ Quyết lời, dứt áo
->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.
Ra đi trong tâm thế ung dung.
ð Khí phách của bậc đại trượng phu.
Ghé vai gánh đỡ sơn hà
Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu
->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.
->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường
=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:
Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều
- Lời thoại của Thúy Kiều:
Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:
Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.
->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.
-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng
-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.
=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.
- Trách Thúy Kiều
Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình
->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi
-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu
=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.
- Lời ước hẹn của Từ Hải:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
Làm ra rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường
-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.
=> Động viên Thúy Kiều.
=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.
- An ủi Thúy Kiều:
Bằng nay bốn biển không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.
-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.
4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng
- Các hình ảnh:
+ bốn phương
+ Trời bể mênh mang
+ Bốn bể
+ Gió mây, dặm khơi
+ Cánh chim bằng
=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.
+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.
- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.
->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.
Bản kế hoạch chuẩn bị đại hội:
KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI
CHI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Chi đoàn:…
Trường:…
Năm học:….
Người lập kế hoạch: Nguyễn Thị Thu - Bí thư chi đoàn
I. Nội dung công việc
1. Viết dự thảo báo cáo
2. Dự kiến nội dung của đại hội và cách thức tiến hành
3. Xin ý kiến của Ban chấp hành đoàn trường và GV chủ nhiệm.
4. Họp Ban chấp hành để phân công công việc.
II. Thời gian hoàn thành
- Hoàn thành trước ngày 22/10 trước khi đại hội
Người lập kế hoạch
a, Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày:
- Thanh lịch là nét đẹp trong cách sống:
- Biểu hiện:
+ Lời ăn tiếng nói hàng ngày
+ Trong cách ăn mặc
+ Thái độ sống
- Nét thanh lịch của học sinh:
+ Thái độ lễ phép, trung thực, thẳng thắn
+ Ăn mặc chuẩn mực, phù hợp
+ Hòa nhã, chân thành với bạn bè
b, Nghệ thuật gây thiện cảm
- Gây thiện cảm là chìa khóa của thành công
+ Tạo được ấn tượng tốt đẹp khi giao tiếp
+ Tạo ra thuận lợi với việc học hành, công việc, sự phấn đấu vươn lên
Gây thiện cảm bằng:
+ Thấu hiểu đối tượng
+ Lựa chọn cách tiếp xúc, giao tiếp phù hợp
+ Có sự dí dỏm, tinh tế khi nói chuyện, tạo không khí thân mật
+ Để người khác tin vào năng lực, tình cảm của mình
c, Thần tượng lứa tuổi học trò
- Thần tượng là sự yêu mến, cảm phục vì tài năng, nhân cách hay một năng lực đặc biệt của người nào đó
- Đó là mục tiêu chúng ta phấn đấu hướng tới hoặc đơn thuần là tấm gương, động lực cho chúng ta học tập
- Thần tượng của giới trẻ:
+ Các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao…
+ Tuy nhiên nhiều bạn trẻ tôn thờ thần tượng hơi thái quá
- Thần tượng cần sáng suốt, không mù quáng
+ Yêu quý phải thể hiện có văn hóa
+ Thần tượng phải trở thành nguồn cảm hứng, động lực để ta học tập, phát triển bản thân
+ Tránh tôn sùng kiểu thái quá
d, Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp
- Môi trường của chúng ta bị tàn phá, ô nhiễm nghiêm trọng do:
+ Sự thiếu ý thức, và vô trách nhiệm của bộ phận người trong xã hội
Hậu quả:
+ Môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm, đe dọa trực tiếp tới đời sống của con người
+ Thiệt hại về vật chất cho xã hội
- Giải pháp:
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
+ Có hình thức xử phạt đối với những người tàn phá môi trường
e, An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người
An toàn giao thông mang lại hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên ở nước ta, tình trạng mất an toàn giao thông đang phổ biến, đáng báo động
Mất an toàn giao thông gây nhiều mất mát cho con người:
+ Tổn hại tới tính mạng con người: thương tích, mát mát, gánh nặng cho gia đình, xã hội
+ Gây thiệt hại về vật chất, tinh thần con người
Giải pháp:
+ Nâng cao ý thức những người tham gia giao thông
+ Nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản, hiện đại